Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi và kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở việt nam​ (Trang 83 - 91)

Thứ nhất, tăng cường năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên các vùng biển, tại cảng cá, bến cá, đặc biệt là kiện toàn lực lượng kiểm ngư như thành lập lực lượng kiểm ngư ở cấp địa phương; chuyển giao đội ngũ thanh tra thủy sản trên biển về lực lượng Kiểm ngư để được thống nhất hoạt động; hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện hoạt động, bổ sung ngân sách cho lực lượng Kiểm ngư để chi chế độ phụ cấp cho đội ngũ Kiểm ngư, phù hợp với đặc thù cũng như sự nguy hiểm khi thực thi nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển của lực lượng này. Đồng thời, tăng cường hơn

công tác phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với các cơ quan trong Tổ công tác liên ngành về phòng chống khai thác IUU.

Thứ hai, chú trọng công tác điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá để cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho quy hoạch quản lý năng lực khai thác, cũng như cơ cấu đội tàu khai thác ở các vùng biển. Thực hiện hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng, thu thập và cập nhật số liệu nghề cá; xác định khả năng cho phép khai thác nguồn lợi hải sản ở các vùng biển. Định kỳ điều tra nguồn lợi đánh giá trữ lượng hải sản, làm căn cứ để khai thác hải sản bền vững, ứng dụng các phương pháp đánh giá nguồn lợi hải sản tiên tiến và thực hiện thu thập số liệu nghề cá thường xuyên để có cơ sở khoa học, thực tiễn tốt nhất phục vụ công tác quy hoạch và quản lý năng lực khai thác, cơ cấu đội tàu ở các vùng biển.

Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý tàu cá để cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển, tại các cảng cá, bến cá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, viễn thám trong phát triển, quản trị hệ thống dữ liệu nghề cá và thông tin giám sát tàu cá kết nối giữa cơ quan quản lý, cảng cá, trạm biên phòng và tàu cá.

Thứ ba, nâng cấp hệ thống hạ tầng cảng cá và năng lực thực hiện xác nhận, chứng nhận thủy sản lên bến và kiểm soát các hoạt động của tàu cá tại cảng. Đẩy mạnh thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ tàu vận chuyển thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam hoặc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng. Đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, cảng cá và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo điều kiện cho tàu cá nước ngoài cập bến, lên cá; kiểm soát chặt chẽ (số lượng, chủng loại, xuất xứ) các lô hàng thủy sản nhập khẩu.

Thứ tư, tăng cường điều tra, xác minh, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài hoặc môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép. Lập danh sách quản

lý chặt chẽ, tổ chức xử lý, kiểm điểm công khai chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân khai thác bất hợp pháp và bị nước ngoài bắt giữ trước cộng đồng địa phương để răn đe, giáo dục.

Thứ năm, tăng cường khả năng tuân thủ pháp luật cho chủ tàu, ngư dân, chủ cơ sở hậu cần khai thác hải sản để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU thông qua các chương trình đào tạo nghề nghiệp, tập huấn chuyên môn, pháp luật. Định kỳ tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng thực thi pháp luật tại địa phương, chủ tàu, thuyền trưởng, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản ở các tỉnh ven biển. Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở nhằm phổ biến chính sách, pháp luật; giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, trong đó ưu tiên tập trung tuyên truyền tới các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản tại các tỉnh ven biển; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp trên các vùng biển chồng lấn với các nước trong khu vực; thực hiện chương trình truyền thông về phòng chống khai thác IUU tại các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học tại các tỉnh ven biển.

Thứ sáu, thông qua hợp tác quốc tế đề nghị các cơ quan chức năng của nước ngoài cung cấp bằng chứng bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác hải sản trái phép; đồng thời, tăng cường cung cấp các bằng chứng các nước trong khu vực bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, vùng biển chưa phân định, chồng lấn giữa hai nước để đấu tranh với các nước kiểm soát, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam cũng như minh bạch hóa hoạt động khai thác của ngư dân nước ta. Chủ động và tăng cường đối thoại với Phái đoàn EU tại Việt Nam, EC về các vấn đề liên quan đến giải quyết 09 khuyến nghị của EU cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác về nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý nghề cá Việt Nam; tập trung thu hút các nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực và hiệu quả phòng chống khai thác IUU của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Khai thác IUU là vấn đề thực tiễn đặt ra đối với Việt Nam hiện nay trong bối cảnh chủ động hội nhập quốc tế, làm suy giảm nguồn lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác IUU là vấn đề mang tính xã hội - kinh tế có tính lịch sử do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra và gắn liền với đặc trưng nghề cá quy mô nhỏ nên công tác quản lý rất phức tạp.

Trong giai đoạn 2012 - 2018, Việt Nam đã đạt được kết quả ban đầu quan trọng, nhất là hoàn thiện hệ thống phát luật theo hướng đảm bảo tính tương thích với các quy định quốc tế về quản lý nghề cá bền vững và chống khai thác IUU; tạo được sự chuyển biến tích cực trong tác chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý khai thác IUU ngày càng được tăng cường từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU của Việt Nam còn bộ lộ nhiều hạn chế, nhất là năng lực thực thi và kiểm tra, giám sát.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU, Bộ NN&PTNT cần chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành các quy định pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế về chống khai thác IUU; huy động và nâng cao hiệu quả tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhất là cộng đồng dân cư ven biển. Mặt khác, Bộ cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực thực thi và kiểm tra, giám sát; trong đó chú trọng năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên các vùng biển; công tác điều tra, thu thập số liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá; nâng cấp hệ thống thông tin quản lý tàu cá, cảng cá, truy xuất nguồn gốc đánh bắt; điều tra, xác minh, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài; tăng cường khả năng tuân thủ pháp luật

cho chủ tàu, ngư dân, chủ cơ sở hậu cần khai thác hải sản thông qua tuyên truyền, giáo dục và các chính sách hỗ trợ; nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong phòng chống khai thác IUU.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), 2007. Nghị quyết số 09- NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 12), 2018. Nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hà Nội.

3. Hoàng Hải Bắc, 2017. Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới. Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2017. Quyết định 4840/QĐ- BNN-TCTS ngày 23/11/2017 về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2017. Tờ trình về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo qui định (IUU fishing) đến năm 2025. Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018. Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCTS ngày 26/2/2018 về Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Hà Nội.

7. Nguyễn Duy Chinh, 2008. Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Dự án DANIDA, Hà Nội.

8. Phùng Mạnh Cường, 2018. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.

9. Phạm Văn Dũng, 2016. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tạp chí Tài chính, kỳ 2, 5/2016.

10. Phan Huy Đường, 2010, Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

11. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2018. Báo cáo về một năm hoạt động theo chương trình doanh nghiệp hải sản chống khai thác IUU và đánh giá tác động của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu các mặt hàng hải sản trong năm 2018. Hà Nội.

12. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2018. Báo cáo ngành hàng hải sản khai thác 10 năm (2008-2017). Hà Nội.

13. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2018. Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam. Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 2018. Phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Luận án Tiến sỹ, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương.

15. Trần Quang Hoàn, 2017. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Khánh, 2012. Thực trạng áp dụng quy định IUU của Liên minh châu Âu ở Việt Nam trường hợp nghề câu cá ngừ đại dương. Đề tài nghiên cứu, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Đại học Nha Trang.

17. Liên Hợp quốc, 1982. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982).

18. Lê Văn Lợi, 2014. Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Lương, 2010. Quản lý khai thác thủy sản. Khoa Khai thác thủy sản, Đại học Thủy sản Nha Trang.

20. Quốc hội, 2003. Luật Thủy sản. Hà Nội. 21. Quốc hội, 2017. Luật Thủy sản. Hà Nội.

22. Trần Quang Thái, 2015. Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Hồ Thị Hoài Thu, 2018. Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

24. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU về chống khai thác IUU. Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ, 2018. Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025. Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

27. Thuysanvietnam. Ngư dân vi phạm, lãnh đạo chịu trách nhiệm. Truy cập ngày 15/3/2019 từ: http:/w.w.w.thuysanvietnam.com.vn.

28. Tổng cục Thủy sản. Báo cáo tổng kết công tác năm 2018.

29. Trung tâm nghiên cứu khoa học lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2017. Chuyên đề nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm ngư Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị. Hà Nội.

30. Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội.

31. Viện Ngôn ngữ (2012). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng Anh

1. European Community, 2008. Council Regulation (EC) No 1005/2008 of 29 September 2008 establishing a Community system to prevent, deter and eliminate illegal, unreported and unregulated fishing.

2. European Community, 2010. Handbook on the practical application of Council Regulation (EC) No. 1005/2008 of 29 September 2008 establishing a Community system to prevent, deter and eliminate illegal, unreported and unregulated fishing (The IUU Regulation).

3. FAO fisheries reports, 2001. A global review of illegal, unreported and unregulated (IUU) fishing.

4. FAO fisheries reports, 2017. Review and analysis of international legal and policy instruments related to deep-sea fisheries and biodiversity conservation in areas beyond national jurisdiction.

5. FAO fisheries reports, 2016. Combatting Illegal, Unreported and Unregulated (IUU) Fishing.

6. Tsamenyi, M., M. A. Palma, et al, 2010. The European Council Regulation on Illegal, Unreported and Unregulated Fishing: An International Fisheries Law Perspective. The International Journal of Marine and Coastal Law.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý khai thác thủy sản theo chuẩn mực quốc tế ở việt nam​ (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)