Tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai​ (Trang 60 - 65)

Bạch Mai.

3.2.2.1 Huy động nguồn lực tài chính:

Những năm gần đây, việc tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm TTBYT tại Bệnh viện Bạch Mai đã đƣợc ban Giám đốc cũng nhƣ Bộ Y Tế tạo nhiều điều kiện về kinh phí. Tổng giá trị đầu tƣ hàng năm đều có xu hƣớng tăng lên theo các năm. Nguồn vốn đầu tƣ mới cho việc mua sắm trang thiết bị y tế.

Bảng 3.2 Nguồn vốn mua sắm TTBYT của bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019

Loại nguồn

vốn

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) 1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 1.376 43,63 1.786 46,4 2.560 50,52 5.117,9 77,68 2. Ngân sách Nhà nƣớc 1.746,5 55,38 2.008 52,18 2.464 48,62 1.460 22,16 3. Tài trợ, viện trợ 30,8 0,97 55 1,43 44 0,86 10,5 0,16 Tổng số 3.153,3 100% 3.849 100% 5.068 100% 6.588,4 100%

Với mục tiêu đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, trong những năm qua, bệnh viện Bạch Mai đã nhận đƣợc sự quan tâm từ nhiều phía. Bởi vậy, nguồn vốn đầu tƣ phát triển bệnh viện cũng đa dạng và ngày một lớn hơn, trong đó có đầu tƣ cho lĩnh vực mua sắm TTBYT của bệnh viện. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 3 nguồn mua sắm TTBYT chính, bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của viện, Ngân sách Nhà nƣớc cấp thông qua Bộ Y tế; Vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Hàng năm tổng nguồn vốn đầu tƣ cho mua sắm TTBYT tại bệnh viện Bạch Mai đều với tốc độ tăng năm sau so với năm trƣớc. Nếu nhƣ năm 2016, tổng vốn đầu tƣ cho mua sắm TTBYT tại bệnh viện trên 3.153 t đồng thì đến năm 2017 con số đó vƣợt lên là 3.849 t đồng và đến năm 2018 là trên 5.058 t đồng.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc dành cho mua sắm TTBYT vẫn là nguồn chủ yếu, hàng năm nguồn ngân sách này tăng đều. Nếu nhƣ năm 2016 số lƣợng vốn đầu từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc chỉ đạt 1.746 t đồng thì đến năm 2017 tăng lên mức trên 2.008 t đồng, đến năm 2018 có sự tăng lên 2.464 t đồng. Tuy nhiên nguồn vốn này ở bệnh viện Bạch Mai có xu hƣớng giảm trong cơ cấu vốn mua sắm TTBYT, với t trọng 55,38 % năm 2016, 52,18 % năm 2017 và năm 2018 là 46,62 %. Điều đó cho thấy bệnh viện Bạch Mai đang dần tự chủ đƣợc nguồn kinh phí trong việc mua sắm TTBYT phục vụ khám chữa bệnh.

Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm, Bệnh viện Bạch Mai còn có nguồn mua sắm TTBYT từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện. Đây là nguồn vốn dành cho mua sắm TTBYT lớn thứ hai, sau nguồn ngân sách nhà nƣớc, với cơ cấu đạt 43,63 % năm 2016 và 46,4% năm 2017, đến năm 2018 tăng lên đứng ở vị trí cao nhất trong cơ cấu

kinh phí dành cho mua sắm TTBYT ở bệnh viện với 50,52%. Hàng năm bệnh viện trích một lƣợng lớn nguồn vốn này dành cho mua sắm TTBYT nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về TTBYT của bệnh viện. Năm 2016, bệnh viện đã trích 1.376 t đồng từ quỹ này, đến năm 2017 tăng lên là 1.786 t đồng và năm 2018 đạt 2.560 t đồng. Nhƣ vậy tốc độ tăng bình quân năm trƣớc so với năm sau của nguồn vốn này dành cho mua sắm TTBYT đạt 136,40%/năm.

3.2.2.2 Thực hiện mua sắm thiết bị y tế

Bệnh viện Bạch Mai quy định Quy trình cụ thể của việc mua sắm đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, tài sản phục vụ cho công tác chuyên môn, thì Trƣởng các khoa trong bệnh viện ghi rõ các yêu cầu về tên thiết bị, vật tƣ, quy cách, nhãn hiệu tình trạng, số lƣợng, đơn vị tính theo biểu mẫu có s n nộp cho Phòng VT-TTBYT.

Bƣớc 2: Phòng VT-TTBYT xem xét các phiếu đề nghị của khoa nếu yêu cầu không phù hợp thì Phòng VT-TTBYT s thảo luận lại với các trƣởng bộ phận.Nếu yêu cầu phù hợp thì Phòng VT-TTBYT s trình Giám đốc bệnh viện xem xét phê duyệt. Nếu yêu cầu phù hợp, Giám đốc s ký duyệt và chuyển cho Phòng VT-TTBYT để lên kế hoạch và lập bảng dự trù mua sắm vật tƣ, thiết bị.

Bƣớc 3: Sau khi Phòng VT-TTBYT lập kế hoạch xong trình Giám đốc phê duyệt.Nếu yêu cầu phù hợp thì Giám đốc s ký duyệt và phòng tài chính kế toán tiến hành làm thủ tục mua sắm, đấu thầu.

Bƣớc 4: Căn cứ vào nguồn vốn đầu tƣ mua sắm thiết bị y tế và thủ tục hồ sơ thanh toán Phòng VT-TTBYT chia ra các bƣớc thực hiện nhƣ sau:

- Đối với nguồn vối liên doanh, liên kết: (không thực hiện) - Đối với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc:

+ Trƣớc hết, bệnh viện s thành lập tổ quản lý mua sắm trang thiết bị y tế, trong đó bao gồm đại diện lãnh đạo các Khoa và Phòng tài chính kế toán , Phòng VT-TBYT.

+ Tiếp đến, Tổ quản lý s lập kế hoạch đấu thầu và trình Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

- Trình tự, thủ tục chào hàng cạnh tranh và đấu thầu khi thực hiện mua sắm thiết bị y tế ở các nguồn đều giống nhau và có các bƣớc nhƣ sau:

+ Thuê đơn vị tƣ vấn đấu thầu lập Hồ sơ yêu cầu, chấm thầu, đánh giá kết quả chào hàng cạnh tranh .

+ Thông báo mời chào hàng cạnh tranh: đăng trên báo Đấu thầu (03 k báo liên tiếp)

+ Tổ chức mở thầu: tối thiểu 10 ngày sau k đăng báo mời thầu đầu tiên, không kể ngày nghĩ, lễ.

+ Lập biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu.

+ Đơn vị tƣ vấn đấu thầu chấm thầu, lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự chào hàng cạnh tranh.

+ Tổ quản lý mua sắm trang thiết bị xét thầu, lập biên bản đề xuất Giám đốc bệnh viện phê duyệt đơn vị trúng thầu.

+ Ra Quyết định của Giám đốc v/v phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị.

+ Thông báo đơn vị trúng thầu và không trúng thầu.

+ Làm Biên bản thƣơng thảo hợp đồng với đơn vị trúng thầu, Ký Hợp đồng cung cấp.

+ Thƣ bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà cung cấp; + Cam kết bảo hành sản phẩm của nhà cung cấp; + Thƣ xác nhận về nguồn gốc và chất lƣợng hàng hoá.

các điều khoản trình Giám đốc ký duyệt.

+ Phòng VT-TTBYT cử nhân viên tiến giám sát và giao hàng có xác nhận tiếp nhận tài sản.

+ Làm biên bản bàn giao, nghiệm thu (có bộ phận nhận ký xác nhận) và biên bản thanh lý hợp đồng trình Giám đốc phê duyệt.

+ Phòng Tài chính kế toán thanh toán. + Phòng VT-TTBYT lƣu hồ sơ.

Bảng 3.3. Quy định Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế theo nguồn vốn tại bệnh viện Bạch Mai

Nội dung các hoạt động Nguồn vốn mua sắm từ liên doanh, liên kết

Nguồn vốn mua sắm từ NS Nhà nƣớc Thành lập Ban quản lý

mua sắm trang thiết bị y tế

Không Có

Thành phần Ban quản lý mua sắm trang thiết bị y tế

Không Đại diện lãnh đạo các Khoa, Ban giám đốc và Phòng tài chính kế

toán, Phòng VT- TBYT Lập kế hoạch đấu thầu

và chào hàng cạnh tranh

Không Có

Ngƣời ký quyết định kế hoạch đấu thầu

Không Giám đốc bệnh viện

(Nguồn: Phòng Vật tư TTBYT Bệnh viện Bạch Mai)

Quy trình thực hiện mua sắm trang trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đƣợc thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Bộ y tế. Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho phòng VT-TTBYT thực hiện,

phòng TC-KT theo dõi công tác mua sắm TTBYT. Quản lý đầu tƣ, mua sắm đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, các Luật liên quan, các Nghị định, các Thông tƣ sửa đổi - hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ Y Tế và các Bộ - Ngành liên quan. Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm TTBYT, sự tham gia của các cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng. Sự tham gia của nhóm đối tƣợng này vào công tác lập kế hoạch s giúp kế hoạch mua sắm TTBYT của bệnh viện sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn. Đồng thời tránh đƣợc những chi phí mua sắm không cần thiết. Từ đó góp phần giúp đơn vị tiết kiệm đƣợc nguồn kinh phí.

Theo kết quả mua sắm TTBYT ở Bệnh viện Bạch Mai có thể thấy trong giai đoạn 2016- 2018 bệnh viện đã có một số TTBYT mới đƣợc nhập về. So với số liệu thống kê, kiểm kê của bệnh viện tính đến thời điểm 31/12/2018 bệnh viện đã nhập về tổng cộng 682 thiết bị các loại cho 15 khoa trong viện. Trong đó, nếu tính theo số lƣợng thì Khoa Nội thận - tiết niệu - Lọc máu và Khoa Nội thần kinh - Cơ xƣơng khớp là hai đơn vị có số lƣợng lớn nhất, cùng với 64 thiết bị các loại. Khoa có số lƣợng nhập về ít nhất là khoa Khám bệnh với 01 chiếc (01 chiếc Huyết áp đồng hồ nhật, trị giá trên 1 triệu đồng) và Khoa Răng hàm mặt cùng với 01 chiếc (Tuốc nơ vít RHM). Nhƣ vậy có thể thấy, kế hoạch mua sắm TTBYT ở bệnh viện Bạch Mai đã có những kết quả nhất định.

Song song với quá trình nhập các TTBYT mới về, bệnh viện cũng tiến hành điều chuyển một số TTBYT từ khoa này sang khoa khác, bảo đảm việc sử dụng các TTBYT một cách hiệu quả và khai thác triệt để tính năng cũng nhƣ hiệu suất của từng trang thiết bị đã mua sắm. Số lƣợng TTBYT đƣợc điều chuyền nhiều nhất ở khoa Khám bệnh, với 28 đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện bạch mai​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)