Lương và chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu 176 giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 43)

* Khái niệm:

Tiền lương là khoản thu nhập chính đối với người lao động, nó mang đầy đủ giá trị giúp họ có thể tái sản xuất lại sức lao động đã mất trong quá trình lao động, đồng thời nó cũng phải đáp ứng được giá trị tinh thần cơ bản của người lao động trong cuộc sống để có thể làm động lực thúc đẩy người lao động trong công việc. Không những thế, tiền lương còn là chi phí đầu vào bắt buộc của các tổ chức sản

xuất kinh doanh, do đó tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thông qua việc tạo động lực, khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao hơn.

* Các yếu tố của chế độ lương bổng và đãi ngộ:

Trực tiếp: - Lương công nhân - Lương tháng - Hoa hồng - Tiền Gián tiếp: - Bảo hiểm - Trợ cấp xã hội ■ Về hưu ■ An sinh xã hội ■ Đền bù ■ Trợ cấp xã hội Bản thân công việc: - Nhiệm vụ thích thú - Phân tích - Trách nhiệm - Cơ hội được cấp trên nhận biết - Cảm Môi trường làm việc: - Chính sách hợp lý - Kiểm tra khéo léo - Đồng nghiệp hợp

Hình 1.4: Các yếu tố của chế độ lương và đãi ngộ

Lương bổng và đãi ngộ không chỉ bao hàm các yếu tố tài chính mà còn có cả các yếu tố phi tài chính.

- Phần tài chính bao gồm tài chính trực tiếp và gián tiếp.

+ Tài chính trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng + Tài chính gián tiếp bao gồm bảo hiểm, chế độ phúc lợi....

- Phần phi tài chính chứa đựng các lợi ích mang lại cho người lao động từ bản thân công việc và môi trường làm việc như sức hấp dẫn của công việc, sự vui

vẻ, mức độ tích luỹ kiến thức, tự học hỏi, sự ghi nhận của xã hội.. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương

+ Môi trường bên trong doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu tổ chức và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

+ Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về thị trường lao động, các tổ chức công đoàn, các quy định về luật pháp của chính phủ,...

* Một số hình thức trả lương:

- Hình thức trả lương thời gian:

Tiền lương thời gian trả cho nhân viên thường được tính trên cơ sở số lượng thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong một đơn vị thời gian (đơn vị tính thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng hoặc năm).

Tiền lương thời gian được sử dụng rộng rãi đối với một số loại công việc của lao động không lành nghề hoặc những công việc khó tiến hành định mức chính xác do tính chất của công việc.

Công thức tính: Trong đó:

+ Ltg: lương tính theo thời gian.

+ Ttt: số ngày, giờ công thực tế mà người lao động đã thực hiện. + L: mức lương ngày (giờ):

Lương ngày= lương tháng/22 ; Lương giờ= lương giờ/8 Ltg= Ttt * L

Lsp = Ntt * Đg - Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Với hình thức trả lương này thì nhân viên được trả lương căn cứ vào kết quả công việc mà họ đạt được.

Công thức tính: Trong đó:

- Lsp: lương được trả theo sản phẩm.

- Ntt: số sản phẩm hoàn thành đảm bảo chất lượng. - Đg: đơn giá tiền lương sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Những nội dung trình bày chủ yếu trong chương 1

- Trong chương 1 trình bày cơ sở lý luận có tính hệ thống về quản trị nguồn nhân lực. Trình bày các khái niệm nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực,

nêu rõ

mục tiêu, vai trò, chức năng quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhân

tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực. Hệ thống tới một số nội dung

chính của

công tác quản lý nguồn nhân lực: phân tích công việc, hoạch định NNL, công tác

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN Lực TẠI CTCP XNK THỦY SẢN HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản

Hà Nội

* Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội * Tên tiếng anh: SEAPRODEX HANOI

* Trụ sở: 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

* Điện thoại: 04.8345678; Fax: 04.8354125 - 04.8351043

CTCP XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), tiền thân là Chi nhánh

xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội được thành lập lần đầu vào ngày 5/7/1980, thuộc công ty XNK Thủy sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam). Sau đó đến ngày 31/3/1993 Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và đổi tên thành Công ty CP XNK Thuỷ Sản

Hà Nội (SEAPRODEX HANOI). Và đến tháng 11/1995 công ty chính thức trở thành thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam.

Song song với sự thay đổi của nền kinh tế nước nhà, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cùng với đó cũng trải qua nhiều khó khăn đồng thời cũng đạt được những thành quả nhất định. Quá trình hình thành và phát triền của Seaprodex Hà Nội được tóm tắt như sau:

* Giai đoạn hình thành (1980 - 1988)

Đây là giai đoạn “Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội” mới bước đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển sau này. Chi nhánh ra đời trong giai đoạn nền kinh tế được quản lý “theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp”:

- Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng điểm thuận lợi cho “Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội” là được “độc quyền kinh doanh chế biến xuất

nhập khẩu

thủy hải sản tại khu vực Miền Bắc.”

- Trong suốt giai đoạn 8 năm đầu hình thành và phát triển, công ty đã bước đầu đạt được thành tựu thông qua sự tăng trưởng doanh số hằng năm. Cụ thể

từ năm

1981 đến năm 1988 doanh số xuất nhập khẩu của công ty tăng từ 1,473 triệu

$ lên

tới 17,825 triệu $.

(Nguồn: Phòng kinh tế tài chính CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)

* Giai đoạn phát triển (1988 đến nay):

- Đây là giai đoạn chính sách quản lý về xuất nhập khẩu của Việt Nam thay đổi sang kinh doanh phân tán, các đơn vị kinh tế địa phương trực tiếp xuất nhập

khẩu chứ không quy về một mối nữa. Do vậy, công ty đã mất vị thế độc quyền

phân phối thủy hải sản khu vực Miền Bắc.

- Đứng trước sự thay đổi của thị trường, Seaprodex Hà Nội đã tự tìm kiếm một chiến lược kinh doanh mới, hoàn toàn khác với trước đó nhằm đưa công ty

thoát khỏi tình cảnh khó khăn và từng bước khẳng định vị thế doanh nghiệp: + Đối với thị trường nước ngoài: công ty chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như hoạt động liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài. Seaprodex Hà Nội là công ty tiên phong trong việc đầu tư thành lập liên doanh SEASAFICO với Cộng hòa liên bang Nga. Chính bước đi táo bạo đó đã mở ra một cơ hội phát triển mới cho công ty trong khi tận dụng được nguồn lợi phong phú về kĩ thuật chế biến và kinh nghiệm sản xuất của Nga kết hợp với công nghệ của Nhật Bản trong sản xuất, đồng thời mở thêm thị trường tiêu thụ mới bên nước bạn.

+ Đối với trong nước công ty tận dụng nguồn vốn sẵn có để đầu tư cải thiện máy móc thiết bị trong sản xuất chế biến thủy sản; áp dụng chiến lược hạ giá bán để

nhân; chống vô chủ và vô trách nhiệm trong công việc”. Từ đó, tạo tiền đề, tăng cường phương thức quản lý, năng lực cán bộ quản lý để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của công ty trong nền kinh tế thị trường.

+ Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2007 công ty đã đạt được thành tựu đáng tự hào là sự tăng mạnh về tốc độ phát triển doanh số xuất khẩu gấp gần 4 lần (từ 60.91% năm 1990 lên tới 232.57% năm 2007); đóng góp 35,085 triệu $ cho nền kinh tế nước nhà vào năm 2007.

(Nguồn: Phòng kinh tế tài chính CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)

+ Năm 2007 là một năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của công công ty khi quyết định chuyển đổi cơ cấu từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình CTCP, với số vốn điều lệ 70 tỷ đồng (trong đó nhà nước nắm giữ 59.34%). Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những DN XNK Thuỷ sản đầu ngành với nguồn vốn điều lệ tăng mạnh từ 70 tỷ đồng (năm 2007) đến nay đã tăng lên 100 tỷ đồng.

(Nguồn: Phòng kinh tế tài chính CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội)

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty

* CTCP XNK Thủy Sản Hà Nội với lĩnh vực kinh doanh chính và mặt hàng truyền thống là thủy sản, ngoài ra công ty còn đẩy mạnh phát triển thêm những

ngành nghề khác như kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, cho thuê dịch vụ kho

vận... đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. * Ngành nghề kinh doanh chính

- Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản: đây là mảng kinh doanh chủ chốt của công ty đóng góp phần lớn trong kết quả kinh doanh chung. Các sản phẩm

chủ lực

của công ty là tôm, cá ba sa, cá tra .được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

sang thị

trường nước ngoài chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.

- Kinh doanh dịch vụ kho vận: kinh doanh khai thác cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho lạnh là hoạt động đóng góp ổn định vào doanh thu chung của

Một phần của tài liệu 176 giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w