CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CÁ NHÂN
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng cá nhân
1.3.1 Tiềm lực của doanh nghiệp
Đây là một trong những yếu tố tạo ra hoặc giảm bớt khả năng bán hàng của người bán hàng. Các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp là: tiềm lực về tài chính (số vốn, cơ cấu vốn, tỷ lệ tái đầu tư khả năng trả nợ.); nguồn nhân lực (số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu, trình độ, năng suất, chiến lược phát triển con
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Tóm lại, một nhân viên bán hàng giỏi thường tìm ra được cách giải quyết hợp lý những từ chối và mong đợi của khách hàng. Nếu như ngược lại với yêu cầu đó, tất yếu khách hàng sẽ ra đi và ít có dịp trở lại. Từ những kiến nghị của khách hàng, nhân viên bán hàng có thể dự đoán trước và điều chỉnh tốt những ý kiến trước khi khách hàng nói ra. Hoặc phải cố gắng giải quyết những kiến nghị mà khách hàng đưa ra.
Bước 7: Ký hợp đồng và kết thúc bán hàng.
Quá trình đàm phán nhằm đưa các bên đi đến thỏa thuận về việc kí kết hợp đồng, thống nhất thương vụ. Việc kí kết hợp đồng phải được sự nhất trí của cả hai bên và đáp ứng được mục tiêu của cả hai bên.
Ngay sau khi kết thúc thương vụ, nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng, cần có kế hoạch giữ khách để đảm bảo chắc chắn không bỏ quên hay để mất khách hàng.
Bước 8: Chăm sóc sau bán hàng.
Chăm sóc khách hàng sau bán là một bước quan trọng không kém, vì chi phí để tìm kiếm khách hàng mới thường lớn hơn rất nhiều chi phí để giữ chân khách hàng cũ trong khi cả hai đều có thể mang lại lợi nhuận cho công ty như nhau.
Sau khi kết thúc quy trình bán hàng, nhân viên bán hàng phải đánh giá lại tất cả quá trình diễn biến nhằm xác định xem liệu sản phẩm có được chuyển đến khách hàng đúng thời gian, địa điểm, việc lắp đặt có đạt yêu cầu không. Người bán phải liên hệ với khách hàng để tìm hiểu xem có vấn đề gì phát sinh hay không, bước này cũng được thực hiện nhằm rút kinh nghiệm cho những lần bán hàng tới của doanh nghiệp. Chăm sóc khách hàng cũng có thể àm tăng doanh thu của công ty qua việc giới thiệu với khách hàng cũ về những dịch vụ mới, dịch vụ chất ượng hơn của công ty hay các dịch vụ bảo trì, bảo hành thay thế linh kiện mới...
Bùi Thị Loan 20 K18QTMA
người của doanh nghiệp); tiềm lực vô hình (hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, quan hệ của lãnh đạo với xã hội, công chúng.); trình độ tổ chức quản lí, điều hành, kiểm soát hoạt động bán hàng; trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ, bí quyết kinh doanh; vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Các yếu tố này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho người bán hàng hoặc có thể là trở ngại, gây cản trở hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.