Đây là các nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến HQKD của doanh nghiệp. Mọi người vẫn truyền nhau rằng: “Một doanh nghiệp có tốt đến mấy nhưng khi nó ở trong một môi trường và nền kinh tế xuống dốc thì nó cũng khó có thể mà phát triển nên được”. Vậy khi ta quyết định đầu tư, ta không chỉ chú ý đến bên trong DN mà ta còn phải để ý đến các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, vậy thì việc đầu tư mới đem lại được kiệu quả cao nhất có thể.
2.3.2.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Các doanh nghiệp vẫn xem rằng, tất các quy định có liên quan đến doanh nghiệp đều tạo ra “sân chơi” cho doanh nghiệp. Nếu môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Nếu ngược lại sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Hệ thống pháp luật tốt, chặt chẽ, không thiên vị sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến các loại chi phí của doanh nghiệp như: thuế, vận chuyển lưu thông hàng hóa,.nó còn ảnh hưởng đến hạn ngạch, chính sách thương mại quốc tế,.
Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô.
2.3.2.2. Môi trường kinh tế
Đây là nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Trước hết là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu. Các chính sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể. Tiếp theo là nó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.
Khi xem xét môi trường kinh tế, doanh nghiệp cần để ý đến các đặc điểm như:
- Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế sẽ có thay đổi khác nhau, vì vậy doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp.. - Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất
GD
trên vốn đầu tư.
2.3.2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và yếu tố tự nhiên
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầngvà yếu tố tự nhiên như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, sự phát triển của giáo dục và đào tạo, thời tiết, khí hậu. là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến HQKD của doanh nghiệp. Nếu các yếu tố này phát triển tốt, thuận lợi sẽ tạo điểu kiện để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh. nâng cao hiệu quả kinh doanh, và ngược lại.
2.3.2.4. Yếu tố về văn hóa - xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, là cái rất khó để thay đổi, nên một doanh nghiệp muốn phát triển một sản phẩm, hay muốn kinh doanh tại một khu vực thì cần phải tôn trọng văn hóa nơi đó. Doanh nghiệp nên nghiên cứu kĩ về tâm lý văn hóa xã hội tại thị trường nơi đó để có các quyết định phù hợp.
Các yếu tố về xã hội như:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống; + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;
+ Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống; + Điều kiện sống;
Đây là yếu tố quan trọng để DN xác định thị trường và nâng cao HQKD của mình
2.3.2.5. Yếu tố môi trường ngành (môi trường cạnh tranh)
Các yếu tố môi trường cạnh tranh liên quan trực tiếp tới ngành nghề và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp (hay còn gọi là môi trường ngành) tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng
bị hạn chế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo.
Cạnh tranh là thách thức của doanh nghiệp, nhưng nó cũng đem đến cơ hội cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vượt qua được thách thức thì nó sẽ có thể đứng vững hơn trên thị trường. Để cạnh tranh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần biết cách tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình, cũng như việc phải nắm được lợi thế của đối thủ, để có thể ứng biến trong các tình huống có thể xảy ra.
Cường độ cạnh tranh thông thường thể hiện dưới các cấp độ như: rất khốc liệt, cạnh tranh cường độ cao, cạnh tranh ở mức độ vừa phải, cạnh tranh yếu. Các cấp độ cạnh tranh này phụ thuộc vào khả năng phản ứng của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và khai thác lợi thế cạnh tranh. Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau:
- Thay đổi giá (có thể tăng hoặc giảm): thường là chính sách cạnh tranh tạm thời
- Tăng cường khác biệt hóa sản phẩm: như việc cải tiến tính năng của sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản phẩm,...
- Sử dụng sang tạo các kênh phân phối
- Khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp
2.3.2.6. Yeu tố về hội nhập
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các DN, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các DN phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới. Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các DN có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các DN lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận chương 2
Nội dung chương 2 là các lý luận cơ bản về HQKD của doanh nghiệp. Khóa luận đã nêu ra các lý thuyết cơ bản của hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh
là điều kiện sống còn để DN tồn tại, phát triển và thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. HQKD phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của DN trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chiến lược của hầu hết các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỊNH VƯỢNG CHUNG