Nhìn vào số liệu ta thấy cả số lượng lao động và mức lương bình quân của nhân viên đều giảm ở giai đoạn này. Việc giảm này chính là kết quả của việc kinh doanh giai đoạn vừa rồi không mấy tốt.
Nhưng nhìn về tổng thể thì DN cũng góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho một số nhân viên và lao động, mặc dù số lượng không lớn, xong đây cũng là điểm tốt đối với xã hội. DN cũng đã góp phần nâng cao trình độ của nhân viên của mình khi thỉnh thoảng cho nhân viên tham gia các khóa học để gia tăng chuyên môn và trình độ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công ty, nâng cao việc quản lý tài chính kinh doanh của DN. Doanh nghiệp cũng có các khoản thưởng theo tháng, quý, năm, hay các buổi liên hoan, du lịch cho nhân viên, cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống cho nhân viên.
3.2.3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
Mặc dù là DN nhỏ, thị phần trên thị chưa chưa có, nhưng doanh nghiệp cũng đã cung cấp một số lượng sản phẩm của mình cho các tư nhân hay doanh nghiệp khác nhau, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Công NghệThịnh Vượng Chung Thịnh Vượng Chung
Qua tất cả các yếu tố ta đã phân tích ở trên như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ số,.. .thì chúng ta đã có cái nhìn rất sâu về DN trong giai đoạn 2018 - 2020. Vậy bây giờ chúng ta sẽ đánh giá một cách tổng thể nhất về công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung như sau:
3.3.1. Ket quả đạt được
Một doanh nghiệp tuổi đời còn khá trẻ, và gia nhập vào một ngành có sức cạnh tranh rất lớn này, nhưng doanh nghiệp luôn nỗ lực và mạnh mẽ tiến lên. Bằng việc tận dụng các điểm mạnh và cải thiện các điểm yếu của mình, công ty TNHH Công Nghệ
Thịnh Vượng Chung đã đạt được một số thành tựu nổi bật giai đoạn 2018 - 2020, đây là động lực là bước đà giúp cho công ty phát triển và ngày càng vươn xa hơn ra thị trường.
- Công ty đã kiểm soát rất tốt các khoản chi phí trong giai đoạn, điều này góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của công ty mặc dù doanh thu của hoạt động kinh doanh thì giảm qua các năm. Và kết quả của việc này là lợi nhuận mà công ty thu được vẫn tăng qua các năm mặc dù giai đoạn này là giai đoạn khó khăn.
- Khả năng đi chiếm dụng vốn của DN này rất lớn, doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn này cho HĐKD của mình, hệ số nợ trên VCSH rất lớn, mặc dù biết nó cũng có rủi ro cao.
- Về vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền trung bình của DN cũng là có những tích cực mới qua các năm. Dòng tiền và hàng hóa doanh nghiệp được quay vòng nhanh hơn.
- Các điều kiện trên thị trường, sự phát triển của xã hội, sự hội nhập toàn cầu, cùng với các chính sách pháp luật mở rộng, đây chính là điều kiện tốt giúp công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất của công ty, giúp công ty sẽ có HQKD tốt hơn nữa.
- Doanh nghiệp luôn tuân thủ và chấp hành tốt quy định pháp luật, Trong năm 2019 doanh nghiệp đã được hiệp hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao bằng khen thưởng.
- Doanh nghiệp cũng không những cải thiện và xây dựng khu làm việc nhân viên tốt nhất có thể để giúp phục vụ công việc kinh doanh tốt hơn.
- Một đội ngũ nhân viên và quản lý thật chất lượng tốt, đào tạo không ngừng, luôn ý thức và tận tâm với công việc của mình, luôn nhiệt tình phục vụ khách hàng hết lòng. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp trong mắt của khách hàng và nhà cung cấp có ấn tượng tốt, không chỉ có thể giữ chân các khách hàng quen thuộc mà còn có thể mở rộng thêm nguồn khách hàng mới cho doanh nghiệp.
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân❖ Hạn chế: ❖ Hạn chế:
Hạn chế đôi khi lại là những cơ hội để giúp cho DN có thể vươn xa hơn. Điều quan trọng là doanh nghiệp có thể nhìn nhận ra các thiết xót của mình, tìm ra biện pháp để khắc phục nó, giúp doanh nghiệp phát triển nâng cao HQKD của mình. Ta đã
nhìn thấy các kết quả đã đạt được của công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung trong giai đoạn này, nhưng bên cạnh đó vẫn có một vài hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục:
- Mặc dù lợi nhuận qua các năm thì vẫn tăng, nhưng chúng ta không thể quên đi sự sụt giảm đáng kể của DT về bán hàng và cung cấp dịch vụ được. Dù biết đây là giai đoạn khóa khăn của nền kinh tế, nhưng việc doanh thu giảm khá nhiều là điều doanh nghiệp cần có phương pháp để điều chỉnh ngay.
- Ta cũng thấy giá vốn hàng bán trong giai đoạn này luôn thay đổi và tăng rất lớn qua các năm. Điều này cho thấy việc quản lý yếu tố đầu vào của DN chưa thật sự tốt. Doanh nghiệp chưa có các phương án tốt về đầu vào để kịp thời ứng phó với các thay đổi của thị trường và xã hội. Tiêu biểu như đây là giai đoạn khó khăn cho kinh tế vì dịch bệnh, nên việc các nguyên vật liệu thiết bị sẽ khó khăn hơn cả về giá và chất lượng.
- Các khoản phải thu của doanh nghiệp còn quá lớn, nhất là khoản trả trước cho người bán, DN đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, đây là điều đáng lo ngại đối với DN, điều này dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
- Việc vận dụng các khoản nợ như một đòn bẩy tài chính, như một nguồn vốn mới trong kinh doanh là rất tốt, nhưng việc doanh nghiệp để hệ số nợ quá cao là điều không tốt, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến an toàn về tài chính cũng như thanh toán của doanh nghiệp. Nợ phải trả ngắn hạn của DN cũng quá lớn. Cùng với đó là sự để ý của nhà cung cấp khi muốn bán hàng cho chúng ta nhưng lại lo lắng.
- Năm 2020 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, nó sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản cũng như vốn chủ sở hữu quá thấp so với ngành. Điều này cho thấy DN sử dụng vốn cũng như tài sản chưa có hiệu quả.
- Bên cạnh các hạn chế của doanh nghiệp thì ta còn phải kể đến các yếu tố bên ngoài tác động vào DN như: sức cạnh tranh trên thị trường ngày nay cực lớn, nếu DN không có các chiến lược tốt phù hợp với chính doanh nghiệp và cả thị trường thì sẽ rất dễ bị đào thải.
❖ Nguyên nhân
- Xét về yếu tố bên trong doanh nghiệp thì các nguyên nhân có thể do: công tác quản lý,
chiến lược, phương án kinh doanh chưa tốt, chưa đúng hoặc chưa phù hợp, sản phẩm, chính sách bán Iiang,...
+ Công tác quản lý cùng với chất lượng đội ngũ quản lý của DN chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của tài sản và vốn chủ chưa thật sự tốt, hay giá vốn hàng bán thì tăng quá cao so với các năm trước,.
+ Các chính sách, các chiến lược của DN chưa đúng hoặc chưa phù hợp: ví dụ như việc cơ cấu tài chính chưa cân bằng, để hệ số nợ quá cao vận dùng đòn bẩy tài chính không hợp lý.
+ Chính sách bán hàng có khi quá cứng nhắc, điển hình như các khoản phải thu giảm đi, DN quá coi trọng việc thu tiền khách hàng, đôi khi có thể làm mất lòng tin đôi bên.
- Xét đến vĩ mô thì có nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, trong thị trường. Số lượng các công ty, cũng như nhà bán lẻ kinh doanh thiết bị công nghệ trên địa bàn Hà Nội là vô cùng nhiều, nếu như doanh nghiệp không có chính sách bán hàng tốt, cũng như các chiến lược phù hợp thì sẽ đều bị sụt giảm về doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh.
+ Nguyên nhân tác động rất lớn ta có thể kể đến là tình hình dịch bệnh Covid-19 đã xảy ra trong giai đoạn này, cụ thể năm 2019 là thời điểm đầu dịch bệnh, đến năm 2020 là cao trào dịch bệnh trong nước ta. Dịch bệnh đã gây lên hậu quả xấu không chỉ trong nước và trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các ngành nghề. Việc DN trong giai đoạn này có quá nhiều hạn chế, hay nói rõ hơn là có một kết quả kinh doanh không mấy tốt là điều có thể tạm chấp nhập được.
Ket luận chương 3
Sau những phân tích về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy mặc dù DN thu được một số thành tựu, song vẫn còn có nhiều hạn chế trong quản lý kinh doan của doanh nghiệp. Từ đó, theo kết quả này khóa luận sẽ đưa ra một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung ở chương 4.
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỊNH VƯỢNG CHUNG
4.1. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Công NghệThịnh Vượng Chung Thịnh Vượng Chung
4.1.1. Phương hướng hoạt động và phát triển của Doanh nghiệp
Trải qua hơn 4 năm hình thành và phát triển, mặc dù tuổi đời của công ty còn khá trẻ xong cũng đạt được một vài thành tựu nhất định. DN đã có được một số lượng khác hàng trung thành, một số nhà cung cấp tin tưởng, cùng với trình độ quản lý, đội ngũ nhân viên không ngừng cải thiện từng ngày, công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung cùng với niềm tin và tinh thần quyết tâm hứa hẹn một tương lai sẽ phát triển và đi xa hơn nữa.
Công ty trong thời gian tới sẽ cung cấp đa dạng hơn các sản phẩm và các dịch vụ công nghệ tiện ích của mình cho khách hàng. CT sẽ phấn đấu cung cấp và phân phối cho nhiều nhà bán lẻ, đại lý khác,... mở rộng HĐKD của mình không chỉ ở khu vực Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh lân cận và toàn miền bắc. CT với hy vọng sẽ tiếp cận được nguồn khách hàng rộng lớn và tiềm năng, để từ đó HĐKD sẽ có hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn.
Đi song song với sự phát triển thì cũng có rất nhiều thách thức, nhưng những thách thức này cũng chính là cơ hội, nếu doanh nghiệp biết tận dụng chúng thì doanh nghiệp sẽ có thể đi xa hơn nữa. Trước sức cạnh tranh gắt gao trên thị trường, cùng với nhiều DN trong ngành lâu năm và tên tuổi, do đó để tồn tại và phát triển, DN cần chiếm được niềm tin của khách hàng và uy tín trên thị trường. Công ty cần tìm ra các chiến lược phù hợp, đa dạng và khác biệt để có thể theo đuổi mục tiêu đã đề ra.
4.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHHCông Nghệ Thịnh Vượng Chung trong thời gian tới Công Nghệ Thịnh Vượng Chung trong thời gian tới
Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung trong khoảng thời gian qua, doanh nghiệp đã có các định hướng cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong giai đoạn sắp tới:
- Nâng doanh thu bán hàng, để lợi nhuận tăng cao, cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Kiểm soát chi phí tốt hơn, nhất là đối với giá vốn hàng bán và các chi phí không cần thiết, để tiết kiệm ngân sách cho công ty.
- Cải thiện cơ cấu tài chính, nợ phải trả để tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Tăng thu nhập bình quân cho nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc.
- Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nhân viên để phù hợp với vị trí công việc, nhằm gia tăng về chất lượng sản phẩm dịch vụ, cũng như trong hoạt động quản lý.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt các nhu cầu thị trường, và các biến
động chung trên thị trường để từ đó đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh, tìm kiếm thị phần.
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Công NghệThịnh Vượng Chung Thịnh Vượng Chung
Qua các nghiên cứu và phân tích như trên, kết hợp nhận thức các điểm mạnh, các điểm yếu và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh như:
4.2.1. Cân đối cơ cấu tài chính
Qua phân tích ta có thể thấy cơ cấu tài chính của công ty đang rất mất cân đối, phần phải thu khách hàng ở phần TS chiếm tỷ trọng quá lớn và phần nợ phải trả ngắn hạn ở phần NV cũng là một con số lớn, dẫn đến hệ số nợ quá cao. Phần nợ phải trả trong DN lớn hơn rất nhiều so với VCSH, có thể đây là cách chủ doanh nghiệp dùng để sử dụng đòn bẩy tài chính, nhưng điều này gây nguy hiểm cho DN về khả năng thanh toán. Các khoản nợ phải trả này hầu như là nợ của bên nhà cung cấp, điều này gây mất thiện cảm với nhà cung cấp.
Vậy doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn bằng cách kêu gọi thêm đầu tư từ bên ngoài hay vay vốn từ các tổ chức khác như ngân hàng, vừa có thể mở rộng kinh doanh, lại vừa có thể giảm số nợ đối với nhà cung cấp. Về khoản phải thu thì DN nên có các chính sách đàm phán với nhà cung cấp để có thể giảm khoản tiền ứng trước để mua hàng của DN.
4.2.2. Tăng doanh thu bán hàng
Tăng doanh thu bán hàng là một trong những biện pháp hàng đầu, cơ bản nhất nhằm nâng cao HQKD của các doanh nghiệp. Để doanh thu tăng thì DN phải có những sản phẩm chất lượng hơn trước phù hợp với nhu cầu khách hàng, cùng với các chính sách bán hàng hấp dẫn thì mới có thể bán được nhiều hàng hơn, với giá tốt hơn, đem lại DT cao hơn.
- Nâng cao sản phẩm cung cấp, theo tiêu chí về chất lượng, chức năng, mẫu mã, giá cả,... phù hợp nhu cầu thị trường.
- Luôn giữ uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, giữ hình ảnh công ty với các nhà cung cấp.
- Tham gia các hội nhóm, diễn đàn kinh doanh để quảng bá DN, quảng bá sản phẩm mà doanh nghiệp cũng cấp, tìm kiếm thêm thị trường mới.
- Có các chính sách bán hàng đầy hấp dẫn: chính sách hoa hồng cho các đại lý, bảo hành sản phẩm lâu dài với một số sản phẩm, phục vụ lắp đặt vận chuyển miễn phí một số sản phẩm, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm qua hotline, website,.
- Mở của hàng bán lẻ, thay vì bán sản phẩm luôn ở trụ sở công ty, để tư vấn cho khách
hàng dễ hơn, thân thiện với khách hàng hơn.
4.2.3. Quản lý giá vốn hàng bán
Việc tăng doanh như trên sẽ chẳng có lợi ích gì nếu như các khoản chi phí vẫn cứ tăng, thậm chí tăng cao hơn nhiều lần so với tăng doanh thu, thì cuối cùng lợi nhuận thu về có khi vẫn bị giảm. Quản lý tốt chi phí sẽ giúp cho DN bán sản phẩm ra với giá thấp hơn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, và còn thu hút khách hàng hơn,vậy việc quản lý chi phí tốt là điều cần thiết cùng với biện pháp tăng doanh thu. Giá vốn hàng bán là khoản chi phí quan trọng để quyết định lợi nhuận bán hàng đem lại.