Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 194 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thịnh vượng chung (Trang 74 - 77)

❖ Hạn chế:

Hạn chế đôi khi lại là những cơ hội để giúp cho DN có thể vươn xa hơn. Điều quan trọng là doanh nghiệp có thể nhìn nhận ra các thiết xót của mình, tìm ra biện pháp để khắc phục nó, giúp doanh nghiệp phát triển nâng cao HQKD của mình. Ta đã

nhìn thấy các kết quả đã đạt được của công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung trong giai đoạn này, nhưng bên cạnh đó vẫn có một vài hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục:

- Mặc dù lợi nhuận qua các năm thì vẫn tăng, nhưng chúng ta không thể quên đi sự sụt giảm đáng kể của DT về bán hàng và cung cấp dịch vụ được. Dù biết đây là giai đoạn khóa khăn của nền kinh tế, nhưng việc doanh thu giảm khá nhiều là điều doanh nghiệp cần có phương pháp để điều chỉnh ngay.

- Ta cũng thấy giá vốn hàng bán trong giai đoạn này luôn thay đổi và tăng rất lớn qua các năm. Điều này cho thấy việc quản lý yếu tố đầu vào của DN chưa thật sự tốt. Doanh nghiệp chưa có các phương án tốt về đầu vào để kịp thời ứng phó với các thay đổi của thị trường và xã hội. Tiêu biểu như đây là giai đoạn khó khăn cho kinh tế vì dịch bệnh, nên việc các nguyên vật liệu thiết bị sẽ khó khăn hơn cả về giá và chất lượng.

- Các khoản phải thu của doanh nghiệp còn quá lớn, nhất là khoản trả trước cho người bán, DN đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều, đây là điều đáng lo ngại đối với DN, điều này dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

- Việc vận dụng các khoản nợ như một đòn bẩy tài chính, như một nguồn vốn mới trong kinh doanh là rất tốt, nhưng việc doanh nghiệp để hệ số nợ quá cao là điều không tốt, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến an toàn về tài chính cũng như thanh toán của doanh nghiệp. Nợ phải trả ngắn hạn của DN cũng quá lớn. Cùng với đó là sự để ý của nhà cung cấp khi muốn bán hàng cho chúng ta nhưng lại lo lắng.

- Năm 2020 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, nó sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản cũng như vốn chủ sở hữu quá thấp so với ngành. Điều này cho thấy DN sử dụng vốn cũng như tài sản chưa có hiệu quả.

- Bên cạnh các hạn chế của doanh nghiệp thì ta còn phải kể đến các yếu tố bên ngoài tác động vào DN như: sức cạnh tranh trên thị trường ngày nay cực lớn, nếu DN không có các chiến lược tốt phù hợp với chính doanh nghiệp và cả thị trường thì sẽ rất dễ bị đào thải.

Nguyên nhân

- Xét về yếu tố bên trong doanh nghiệp thì các nguyên nhân có thể do: công tác quản lý,

chiến lược, phương án kinh doanh chưa tốt, chưa đúng hoặc chưa phù hợp, sản phẩm, chính sách bán Iiang,...

+ Công tác quản lý cùng với chất lượng đội ngũ quản lý của DN chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của tài sản và vốn chủ chưa thật sự tốt, hay giá vốn hàng bán thì tăng quá cao so với các năm trước,.

+ Các chính sách, các chiến lược của DN chưa đúng hoặc chưa phù hợp: ví dụ như việc cơ cấu tài chính chưa cân bằng, để hệ số nợ quá cao vận dùng đòn bẩy tài chính không hợp lý.

+ Chính sách bán hàng có khi quá cứng nhắc, điển hình như các khoản phải thu giảm đi, DN quá coi trọng việc thu tiền khách hàng, đôi khi có thể làm mất lòng tin đôi bên.

- Xét đến vĩ mô thì có nhiều nguyên nhân khác nhau:

+ Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành, trong thị trường. Số lượng các công ty, cũng như nhà bán lẻ kinh doanh thiết bị công nghệ trên địa bàn Hà Nội là vô cùng nhiều, nếu như doanh nghiệp không có chính sách bán hàng tốt, cũng như các chiến lược phù hợp thì sẽ đều bị sụt giảm về doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh.

+ Nguyên nhân tác động rất lớn ta có thể kể đến là tình hình dịch bệnh Covid-19 đã xảy ra trong giai đoạn này, cụ thể năm 2019 là thời điểm đầu dịch bệnh, đến năm 2020 là cao trào dịch bệnh trong nước ta. Dịch bệnh đã gây lên hậu quả xấu không chỉ trong nước và trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các ngành nghề. Việc DN trong giai đoạn này có quá nhiều hạn chế, hay nói rõ hơn là có một kết quả kinh doanh không mấy tốt là điều có thể tạm chấp nhập được.

Ket luận chương 3

Sau những phân tích về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2020 cho thấy mặc dù DN thu được một số thành tựu, song vẫn còn có nhiều hạn chế trong quản lý kinh doan của doanh nghiệp. Từ đó, theo kết quả này khóa luận sẽ đưa ra một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty TNHH Công Nghệ Thịnh Vượng Chung ở chương 4.

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỊNH VƯỢNG CHUNG

Một phần của tài liệu 194 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thịnh vượng chung (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w