a. Tình hình nền kinh tế và chính sách Nhà nước
Hiện nay, trong thời kì kinh tế ngày càng hội nhập, tình hình xuất khẩu lao động sang nước ngoài định cư và làm việc ngày càng nhiều, hơn nữa với tình trạng nhiều trường hợp sang nước ngoài làm việc theo con đường trái pháp luật và nhiều công ty mọc lên nhưng lại là công ty ma và đã khiến rất nhiều người nhẹ dạ cả tin bị lừa số tiền tương đối lớn khiến cho Nhà nước phải nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp và chính sách ngăn chặn để đưa những doanh nghiệp trong ngành này đi đúng hướng, tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vào khoảng giữa năm 2018 vừa qua, Nhà nước đã tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tiến hành thu hồi giấy phép của nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, thậm chí cả đối với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt, cũng trong năm qua, Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã ban hành một số mức chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như: phí môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ; ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài; thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...Chính quy định này đưa ra của Nhà nước đã khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống, đồng thời cũng gây ít nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành về các thủ tục, chi phí, lệ phí...
b. Chính sách lãi vay và lạm phát
Trong những phần phân tích trước về các khoản chi phí và nguồn vốn của doanh nghiệp, ta đã đề cập đến phần lớn nguồn vốn duy trì hoạt động doanh nghiệp đến từ bên ngoài, trong đó có một phần chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay. Đây là chi phí thường xuyên và dễ thấy đối với hầu hết các doanh nghiệp. Thông thường chi phí lãi vay này thường phụ thuộc về tùy ngân hàng, theo từng khung lãi suất. Trong những năm gần đây, lãi suất của các ngân hàng có dấu hiệu giảm xuống do có sự can thiệp của chính phủ. Cụ thể là cuối năm 2016, lãi suất cho vay ngắn hạn ngân hàng đối với các doanh nghiệp thông thường là 7.8%/năm. Sang đến năm 2017, lãi suất ngân hàng giảm xuống còn 7.5%/năm, thấp hơn so với năm trước là
7.3%/năm. Lãi suất giảm đi nên kéo theo chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng giảm nhưng do doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhìn chung các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn vẫn tăng qua các năm. Như năm 2017, nợ dài hạn là 665.285 triệu đồng, tăng 178.27 triệu so với 2016, trong đó chi phí lãi vay chỉ chiếm khoảng dưới 10%, do các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, lãi vay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp, khi chi phí lãi vay giảm sẽ giúp cho doanh nghiệp bù sang các khoản chi phí và nợ khác. Bên cạnh đó với tình trạng lạm phát cả trong nước và nước ngoài tăng khiến cho các khoản chi phí phát sinh tăng theo trong khi doanh nghiệp không thể tăng giá sản phẩm dịch vụ kịp thời khiến cho doanh nghiệp sẽ bị giảm lợi nhuận trong một số lĩnh vực dịch vụ.
c. Nhà cung cấp
Việc doanh nghiệp tăng được uy tín đối với các đối tác kinh doanh dựa vào một số đặc điểm, đây là một lợi thế. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho doanh nghiệp muốn duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác đó phải chấp nhận một số điều khoản và giá cả chưa thực sự tốt. Điều này làm cho doanh nghiệp sẽ phải cất nhắc và cân bằng các khoản chi phí sao cho hợp lý nhất có thể, hơn nữa việc tìm được các đối tác mới để hợp tác cũng không phải điều dễ dàng.
d. Đối thủ cạnh tranh
Như đã phân tích rất nhiều ở phía trên, doanh nghiệp trong các ngành này ngày càng mọc lên nhiều như nấm nhưng Nhà nước không thể kiểm soát hết được về chất lượng và khách hàng thì luôn đau đầu vì không biết tìm một công ty đáng tin cậy ở đâu. Đã nhiều trường hợp chỉ vì thấy giá cả rẻ hơn rất nhiều so với các trung tâm công ty khác mà khách hàng đã bị lừa với số tiền tương đối lớn. Nhưng chính các công ty này lại khiến cho nhiều công ty làm ăn chân chính khác bị ảnh hưởng, đặc biệt đến vấn đề doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, đối với công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Vinaeximco nói riêng, việc ngày càng có quá nhiều công ty cùng ngành xuất hiện làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng khó khăn hơn, cần phải bỏ ra nhiều chi phí quảng cáo marketing hơn để tiếp cận với khách hàng. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi công ty sẽ phải đầu tư thêm cho việc nghiên cứu phát triển thị trường hơn nữa để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Kết luận chương 2
Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc với doanh thu và lợi nhuận đều đạt được những kết quả như kì vọng. Mặc khác, doanh nghiệp vẫn luôn luôn tích cực mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất hiện đại, tăng tài sản dài hạn, mở rộng thêm nhiều cơ sở mặt bằng, phát triển bất động sản đầu tư, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên trẻ có chuyên môn đào tạo, không ngừng kết nối, hợp tác với nhiều đối tác lớn về các lĩnh vực cùng ngành. Với nhiều chính sách phát triển hiệu quả và phù hợp, mặc dù vướng phải một số nhân tố gây khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được các chỉ tiêu kinh tế và kết quả lợi nhuận đáng khen. Doanh nghiệp đã có những biện pháp cân nhắc, cân bằng các loại chi phí sao cho phù hợp với doanh thu để lợi nhuận đem về là lớn nhất có thể. Lợi nhuận tăng lên sẽ làm gia tăng vốn chủ sở hữu từ đó cắt giảm các loại chi phí về nguồn vốn như chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về doanh thu lợi nhuận thì doanh nghiêp cũng có những chính sách chăm sóc, hậu mãi khách hàng rất chu đáo và nhận được nhiều tin yêu từ khách hàng, từ đó đạt được sự tin tưởng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển quy mô, nâng cao năng suất làm việc để phát huy những triển vọng của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VINAEXIMCO