Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu 216 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần nhập khẩu và hợp tác quốc tế vinaeximco,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Với vai trò to lớn của mình, lợi nhuận tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên bản thân lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong như doanh thu hay chi phí và kể cả những yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp.

a. Nhân tố khách quan

- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước :

Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái ... )

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thật công nghệ hiện nay cho phép các doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất kinh doanh bằng

việc chú trọng đầu tư thiết bị máy móc góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng sản lượng làm cho doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao.

- Quan hệ cung cầu và sự cạnh tranh

Quan hệ cung cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đưa ra các chiến

lược kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu, điều này thể hiện khách hàng không có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp, việc đưa thêm

sản phẩm ra thị trường là lãng phí và gây tổn thất cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên xem lại kế hoạch kinh doanh và chất lượng sản phẩm, quy

nghiệp tuy nhiên đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, phát triển và hoàn thiện sản phẩm hơn nữa, từ đó tăng sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Nhà cung cấp:

Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mà cung cấp

hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cua doanh nghiệp không phải nhỏ ,điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu.

Nếu có nhiều nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn cho nguồn nguyên

liệu đầu vào, tuy nhiên nếu nhà cung cấp là độc quyền thì mức giá của nhà cung cấp đưa ra sẽ là mức giá thị trường, doanh nghiệp sẽ khó có thể nâng mức giá bán sản phẩm, đồng thời sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.

b. Nhân tố chủ quan

- Quy mô của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp cùng loại, nếu doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng

có ưu thế về lợi nhuận. Trước hết là đối với các doanh nghiêp quy mô lớn, doanh nghiệp có nhiều ưu thế về mặt tài chính để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và trang trải các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư để làm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Hơn nữa, với quy

mô to lớn doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và thị trường vốn lớn, thu hút các nhà đầu tư để mua sắm các tài sản, thiết bị cần thiết, áp dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Tính chất và chất lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

Để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận đề ra của doanh nghiệp thì đòi hỏi lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường phải lớn, cầu lớn hơn cung, luôn luôn đáp ứng nhu cầu

được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư và kế hoạch đúng đắn cho việc

sản xuất, thiết kế, học hỏi và áp dụng công nghệ hiện đại,

- Yếu tố giá bán là cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến khối lượng sản phẩm bán ra và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bất kì doanh nghiệp nào cũng

đều mong

muốn chi phí sản xuất thấp để hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sản

lượng bán

ra, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp nhưng giá bán đó phải phù

hợp với

thị trường đồng thời giá bán hàng hóa phải bù đắp được các chi phí giá thành

toàn bộ

quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải xây dựng kế

hoạch chính

sách giá cả hợp lí.

- Vị thế doanh nghiệp trên thị trường

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu 216 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần nhập khẩu và hợp tác quốc tế vinaeximco,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w