Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty CP chế biến gỗ Hoàn

Một phần của tài liệu 211 giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến gỗ hoàn thành (Trang 63 - 68)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty CP chế biến gỗ Hoàn

Thành

Chỉ tiêu khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu mà các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư, các chủ nợ của Hoàn Thành đặc biệt quan tâm vì các chỉ tiêu này gắn liền với những lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Ta có thể thấy, khả năng sinh lời của Hoàn Thành qua bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2018-2020

LNST x DTT = ROA DTT Tổng TSBQ ________2018________ 0,27 x 2,50 = 0,68 ________2019________ 0,22 x 1,38 = 0,31 ________2020________ 0,38 x 0,96 = 0,37 Chênh lệch 2019-2018 -0,05 -1,12 -0,37 Chênh lệch 2020-2019 0,16 -0,42 0,06

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2018-2020) 2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

thể thấy tỷ suất LNST trên doanh thu của công ty từ năm 2018-2020 đạt ở mức thấp. Cụ thể, cứ 100 đồng DTT thì tạo ra 0,27 đồng LN năm 2018, năm 2019 tạo ra 0,22 đồng LN, giảm 0,05 đồng. Mặc dù việc bán hàng của công ty đạt hiệu quả khi doanh thu tiêu thụ hàng hóa tăng nhưng công ty chưa kiểm soát chi phí GVHB, tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, đặc biệt là CPTC tăng mạnh do công ty cần lượng vốn lớn nên đi vay ngân hàng dẫn đến việc giảm bớt LNTT. Sang năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,38 đồng lợi nhuận, tăng 0,16 đồng so với năm 2019. Chỉ tiêu ROS đã có sự cải thiện nhưng chưa cao.

Qua phân tích ta thấy trong 3 năm qua tỷ suất sinh lời trên doanh thu có biến động. Có thể thấy sự quản lý, vận hành của DN chưa hiệu quả khi mặc dù LNST của doanh nghiệp đều dương qua các năm nhưng các khoản chi phí của công ty cũng tăng dẫn đến sức sinh lời trên doanh thu thấp.

2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có sự biến động qua các năm. Chỉ tiêu thể hiện cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0,31 đồng LNST năm 2019, giảm 0,37 đồng so với năm 2018. Do năm 2019, tổng TSBQ của doanh nghiệp có phần tăng so với năm

2018 là 98,73%, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 9,82% dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm. Bước sang năm 2020, chỉ tiêu có phần khả quan hơn nhưng không đáng kể khi tăng 0,19 đồng so với năm 2019. Mặc dù, tổng tài sản bình quân tăng 9,35% còn lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 29,23% so với năm 2019 nhưng xét về số tuyệt đối thì lượng tăng không nhiều dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tổng TS tăng nhẹ. Sự biến động của chi tiêu phản ánh việc sử dụng chưa hiệu quả tổng tài sản của công ty để tạo ra LN.

Theo phương pháp phân tích Dupont :

Bảng 2.9 : Chỉ tiêu ROA theo Dupont giai đoạn 2018- 2020 của công ty

LNS T x DTT x Tổng TSBQ = ROE DTT Tổng TSBQ VCSH BQ ________2018________ 0,27 x 2,50 x 4,70 = 3,21 ________2019________ 0,22 x 1,38 x 5,08 = 1,57 ________2020________ 0,38 x 0,96 x 5,50 = 2,01 Chênh lệch 2019-2018 -0,05 -1,12 0,38 -1,64 Chênh lệch 2020-2019 0,16 -0,42 0,42 0,44

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2018-2020)

Từ bảng 2.10 ta có thể thấy chỉ tiêu ROA bị ảnh hưởng bởi ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản (AU). Năm 2019 ROA giảm 0,37% chủ yếu do hệ số vòng quay tài sản giảm 1,12 lần cùng với mức giảm của ROS là 0,05 % , do cuối năm 2018 công ty những đơn đặt hàng xuất khẩu sẽ xuất vào đầu năm 2019 nên công ty đã triển khai thu mua nguyên liệu đầu vào trước, chuẩn bị hàng hóa cho xuất khẩu nên dẫn đến tổng tài sản tăng mạnh nhanh hơn tốc độ tăng của DTT khiến VQTS giảm. Năm 2020 ROA tăng so với năm 2019 là 0,06% nhờ ROS tăng lên 0,16 % bù cho mức giảm 0,42 lần của AU. Có thể thấy, công ty đã bắt đầu có những động thái tích cực để cải thiện ROA .

2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Giống như chỉ tiêu ROA, chỉ tiêu ROE cũng giảm trong giai đoạn 2018-2019 và tăng trong giai đoạn 2019-2020. Năm 2018, cứ 100 đồng VCSH mang lại 3,21 đồng lợi nhuận; năm 2019 chỉ tiêu này giảm 1,64 đồng chỉ còn 1,57 đồng LNST. Nguyên nhân là do phần LNST của doanh nghiệp năm 2019 giảm 9,82% so với năm 2018 trong khi đó phần vốn chủ sở hữu giảm với tốc độ chậm hơn LNST dẫn tới tỷ suất sinh lời trên VCSH giảm. Tới năm 2020, chỉ tiêu này đã được cải thiện cứ 100 đồng VCSH tạo ra 2,01 đồng LNST; tăng 0,44 đồng so với 2019.

Theo phương pháp phân tích Dupont :

Bảng 2.10 : Chỉ tiêu ROE theo Dupont giai đoạn 2018- 2020 của công ty

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Đối

thủ Công ty Đốithủ Công ty Đốithủ Công ty

ROS (%) 0,34 0,27 0,68 0,22 0,48 0,38

ROA (%) 1,68 0,68 1,21 0,31 1,57 0,37

ROE (%) 3,03 3,21 2,96 1,57 3,02 2,01

(Nguồn: Số liệu tính được từ BCTC năm 2018, 2019, 2020)

Theo phương trình trên, tỷ suất lợi nhuận VCSH chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: Tỷ suất lợ nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn.

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Cụ thể Năm 2019:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm: (0,22 - 0,27) x 2,5 x 4,7 = - 0,59 %

- Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận VCSH giảm: 0,27 x (1,38- 2,5) x 4,7 = -1,42 %

- Do hệ số nhân vốn tăng làm tỷ suất lợi nhuận VCSH tăng: 0,27 x 2,5 x (5,08 - 4,7) = + 0,26 %

Như vậy, công ty chưa quản lý tốt tài sản và chi phí doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp đã tăng mức độ sử dụng nợ trong năm này.

Tới năm 2020:

- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm tỷ suất LN VCSH tăng: (0,38 - 0,22 ) x 1,38 x 5,08 = + 1,12% - Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất LN VCSH giảm: 0,22 x (0,96 - 1,38) x 5,08 = -0,47 % - Do hệ số nhân vốn tăng làm tỷ suất LN VCSH tăng:

0,22 x 1,38 x (5,5 - 5,08) = + 0,12 %

Có thể thấy năm 2020 ROE được cải thiện do công ty đã chú ý hơn về việc quản lý chi phí doanh nghiệp, việc quản lý tài sản vẫn chưa tốt trong năm nay dẫn tới tỷ suất lợi nhận VCSH có tăng nhưng chưa đáng kể. Công ty cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để quản lý chi phí doanh nghiệp đặc biệt quản lý tài sản.

Bảng 2.11: So sánh chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty với đối thủ giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Qua số liệu trên có thể thấy, chỉ tiêu khả năng sinh lời trên doanh thu và tổng tài sản của công ty chưa được ổn định. So với Công ty CP TCT Việt Nam, đối thủ

cạnh tranh chính của công ty thì tỷ suất này của công ty thấp hơn rất nhiều và có chiều hướng biến động khá giống. Điều này có thể lý giải vì tập khách hàng và sản phẩm của hai công ty này khá giống nhau. Chỉ tiêu khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2018, 2019 có phần nổi trội hơn so với đối thủ. Nhưng nhìn chung, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty vẫn thấp hơn so với trung bình ngành.

Một phần của tài liệu 211 giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến gỗ hoàn thành (Trang 63 - 68)

w