Đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty cố phần chế biến gỗ Hoàn

Một phần của tài liệu 211 giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến gỗ hoàn thành (Trang 68 - 74)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.5. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty cố phần chế biến gỗ Hoàn

Thành.

2.2.5.1. Đánh giá mức độ rủi ro của công ty

Công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành chủ yếu xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID khiến sức tiêu thụ mặt hàng dăm gỗ trên thị trường gặp nhiều khó khăn, sức ép lên doanh nghiệp lại ngày càng lớn. Vì xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, sức mua cũng giảm đi, đồng thời giá giảm liên tục.

Thị trường dăm gỗ xuất khẩu liên tục có biến động bởi tỷ giá hối đoái vào thời điểm thanh toán tăng hoặc giảm so với tỷ giá lúc ký kết HĐ. Biến động về giá cả hàng hoá, dịch vụ và yếu tố đầu vào nhiều khi rất khó dự đoán. Công ty ký xong hợp đồng thì giá cả lại biến động mạnh, khi đó công ty sẽ buộc phải lựa chọn hoặc phá hợp đồng và chịu phạt, hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng và chịu lỗ.

Bên cạnh đó, rủi ro trong việc đàm phán, soạn thảo hợp đồng và quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XK khả năng xuất hiện rất lớn.

Qua những điều trên, ta có thể thấy mức độ rủi ro của Công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành là rất cao.

2.2.5.2. Những kết quả đạt được

Qua 6 năm HĐSXKD chế biến gỗ xuất khẩu, công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành đã gặt hái được những thành công nhất định các sản phẩm của công ty đã và đang được khách hàng đón nhận, khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng và đạt được lợi nhuận nhất định.

Công ty có cơ cấu tổ chức hiệu quả, phù hợp với quy mô sản xuất. Hệ thống hoạt động độc lập về công tác nghiệp vụ nhưng có liên kết với nhau. Các phòng ban

được tổ chức, sắp xếp theo đúng chức năng, nhiệm vụ đề ra. Đi kèm với đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa ban giám đốc và cán bộ công nhân viên thể hiện qua sự quan tâm của doanh nghiệp với lợi ích của công nhân viên. Đó là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao LN của công ty.

Trong những năm qua, công ty đã đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc, mở rộng kho, trang bị và sửa chữa cho các phương tiện truyền dẫn với trị giá gần 10 tỷ nhằm phục vụ tốt hơn trong công việc sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: 5 hệ thống máy băm dăm, 2 trạm cân, xe ủi, xe tải, xe xúc lực, băng tải... Công ty đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để đạt năng suất sản xuất cao hơn, các máy móc sử dụng lâu được công ty đầu tư mua mới, thường xuyên có hoạt động bảo trì, bảo dưỡng để bảo bảo máy móc được vận hành ổn định, giúp cho HĐSX diễn ra liên tục không bị gián đoạn.

Công ty đã và đang duy trì được việc làm cho toàn thể CB CNV, góp phần giải quyết việc làm cho một số bộ phận bằng việc không ngừng SXKD nâng cao doanh thu, lợi nhuận và luôn đi đầu trong việc nộp ngân sách cho nhà nước. Ngoài ra, việc thu mua gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất của dơn vị đa phần là từ các hộ dân trồng rừng đã giúp cho các hộ dân nơi đây có thêm thu nhập, cải thiện mức sống của người dân.

2.2.5.3. Hạn chế

Thứ nhất, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: dù hàng hóa của Công ty luôn được đảm bảo những yêu cầu về chất lượng nhưng phạm vi phân bố khách hàng còn eo hẹp, đối tác chủ yếu là Trunng Quốc. Bởi vậy mà hàng hóa Công ty bị động khi tiêu thụ. Điều này được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần.

Thứ hai, vốn của Công ty còn bất hợp lý và bị chiếm dụng nhiều. Các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Điều này được thể hiện rõ ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản.

Thứ ba, Công ty bị phụ thuộc vào các khoản nợ dài hạn, trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì chiếm chủ yếu là nợ dài hạn. Điều này thể hiện Công ty đang

phụ thuộc vào vốn bên ngoài nhiều gây rủi ro tài chính khiến lợi nhuận HĐKD thu về của công ty không chi trả được chi phí lãi vay.

Thứ tư, về chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào: Có thể thấy rằng chi phí nhập gỗ cao chưa chủ động được nguồn hàng. Bên cạnh đó là lỗ do chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí và trực tiếp giảm lợi nhuận. Làm công tác tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn

2.2.5.4. Nguyên nhân

2.2.5.4.1. Nguyên nhân khách quan

Một doanh nghiệp hoạt động chính là xuất khẩu sản phẩm như công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành thì đại dịch Covid-19, các chính sách trên thế giới thay đổi đã ảnh hưởng lớn đến HĐKD của công ty. Bên cạnh đó, hiệu lực áp thuế suất đối với mặt hàng dăm gỗ từ 01/01/2016 ảnh hưởng không nhỏ đến ưu thế cạnh tranh của dăm gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế, đem lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Cụ thể, năm 2020 giá dăm gỗ giảm mạnh đã tác động lớn tới các doanh nghiệp, hộ trồng rừng và giá trị xuất khẩu của ngành gỗ, một phần là do thị trường giấy giảm, phần khác do ảnh hưởng của Covid-19, và yếu tố thứ ba là do - hiện dăm gỗ ở tất cả thị trường như các nước Nam Mỹ, giá đang giảm từ 26- 28 USD/FOB/tấn dăm so với trước, trong khi đó giá dầu đang thấp, vì vậy tàu các nhà mua dăm sẽ tới các nước Nam Mỹ như Brazil, Chile để thu mua.

Thị trường xuất khẩu dăm gỗ hiện nay đang ngày càng cạnh tranh gay gắt. Nguyên nhân là do rào cản gia nhập thị trường thấp, quy trình sản xuất đơn giản, các doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lượng vốn đã có thể bắt đầu hoạt động.

Thủ tục hành chính hiện nay còn rườm rà, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, đi lại nhiều lần trong việc làm thủ tục xuất khẩu dăm gỗ phức tạp, DN phải tiến hành làm thủ tục hoàn thuế hoặc nộp bổ sung thuế.

2.2.5.4.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quản lý chi phí của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, bằng chứng là các chi phí giá vốn, chi phí tài chính đều tăng nhanh hơn nữa công ty phụ thuộc

nhiều vào lãi vay, dẫn đến chi phí lãi vay thường khá cao trong tổng chi phí tài chính.

- Quản lý các khoản phải thu không tốt. Việc nới lỏng tín dụng đem lại lợi thế kinh doanh, cũng như tăng doanh thu và tạo mối quan hệ lâu dài với các khách hàng thân thiết và nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng công tác quản lý khoản phải thu không tốt dẫn đến tình trạng trả nợ muộn, thậm chí xấu nhất là hình thành nợ xấu.

- Công tác kiểm kê, bảo quản tài sản chưa hoàn toàn hoàn thiện, dẫn đến việc công ty chưa thực sự sử dụng hiệu quả tài sản và kết quả là các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận đều không quá khả quan trong vòng ba năm trở lại đây.

- Một số cán bộ công nhân viên trong công ty năng lực làm việc còn yếu, chưa làm tốt được phần công việc do mình đảm nhiệm, ý thức làm việc chưa cao. Bên cạnh đó, khả năng tự học hỏi, cập nhật thông tin kiến thức mới còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cho ta thấy rõ thực trạng hiệu quả HĐKD tại công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành. Bằng những dẫn chứng cụ thể, số liệu thực tế đã phân tích cùng với các phương pháp phân tích lợi nhuận là phương pháp so sánh, phương pháp nhân tố, phương pháp Dupont.. đã cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và các chỉ tiêu đánh giá giá lợi nhuận từ đó đưa ra những đánh giá về những thành tựu và tồn tại của công ty trong giai đoạn năm 2018-2020.

Từ đó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những định hướng phát triển, những chính sách nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty trong chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ HOÀN THÀNH

3.1. Định hướng phát triển của Công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành trong thời

gian tới

3.1.1. Định hướng phát triển

Công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành tiếp tục xây dựng và phát triển là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững. Lấy việc xuất khẩu làm lợi thế và phục vụ cho việc phát triển lâu dài, chú trọng thay đổi và hoàn thiện mẫu mã để đáp ứng các yêu cầu phía khách hàng, đa dạng thị trường. Đi kèm với đó là chú trọng làm tốt việc bảo hộ, an toàn lao động, bảo đảm an ninh, bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất.

3.1.2. Mục tiêu chiến lược

Căn cứ vào tình hình kinh tế và xu hướng phát triển của ngành hiện nay thì công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành có các kế hoạch cụ thể sau:

- Về thị trường: Duy trì, củng cố quan hệ với các bạn hàng tại thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc. Bên cạnh đó, không ngừng tìm kiếm mở rộng và phát triển thị trường nhất là các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,...

- Về sản phẩm: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Sản phẩm được sản xuất đáp ứng đúng yêu cầu, mong muốn của khách hàng là một mục tiêu của DN. Việc thay đổi và cải thiện về mẫu mã, chất lượng sản phẩm được công ty quan tâm và chú trọng. Mỗi thị trường công ty hướng đến sẽ có nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau. Định hướng phát triển sản phẩm của công ty là tiếp tục triển khai sản xuất sản phẩm hiện tại, nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khi mở rộng thị trường mới. Thông qua việc nghiên cứu, đổi mới cách thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của công ty CP chế biến gỗ Hoàn Thành.

- Về hoạt động: Tiết kiệm chi phí song vẫn đảm báo chất lượng về sản phẩm cũng như đảm bảo về các chế độ phúc lợi dành cho CBCNV. Đảm bảo cân đối các khoản thu chi, sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng như không ngừng nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh của công ty, lấy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận làm trọng tâm.

Một phần của tài liệu 211 giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến gỗ hoàn thành (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w