8. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Nhóm giải pháp giảmchi phí
Bên cạnh việc tăng doanh thu, công ty không thể bỏ qua được các biện pháp kiểm soát chi phí được nếu muốn tăng khả năng sinh lời. Việc kiểm soát chi phí của công ty được thực hiện thông qua các chi phí như sau:
- Giải pháp về đầu vào nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu đầu vào phục vụ SX là nhân tố quyết định việc kinh doanh của doanh nghiệp có triển khai được tiếp hay không. Chất lượng NVL đầu vào thu mua ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm khi chế biến. Đi kèm với đó là ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của công ty trong quá trình sản xuất cho ra các SP lỗi, không đạt tiêu chuẩn tiêu tốn một khoản chi phí không cần thiết của doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay công ty còn gặp phải khó khăn trong việc bị phụ thuộc vào giá của NCC khi nguồn cung nguyên liệu còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, việc thu mua NVL xa nhà máy khiến cho việc vận chuyển mất nhiều thời gian và chi phí.
Nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ đầu vào. Tạo nguồn thu mua gỗ nguyên liệu ổn định, lâu dài. Hạn chế việc bị các cung cấp nguyên vật liệu ép giá, làm giá.
Xu hướng thị trường cho thấy sự đòi hỏi sử dụng gỗ rừng trồng để chế biến các sản phẩm về gỗ xuất khẩu vào các thị trường quốc tế ngày càng lớn. Hướng tới đa dạng các thị trường xuất khẩu của công ty, đòi hỏi cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể lâu dài về nguyên liệu gỗ đầu vào hiện nay. Do đó, công ty đã đề xuất ra giải pháp liên kết với các hộ dân trồng rừng tại các địa phương. Việc liên kết này cần tối đa hóa nguồn lực giữa các bên, kèm theo đó là tạo lòng tin và chia sẻ được lợi ích.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí hoạt động tài chính cao là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc lợi nhuận HĐKD bị âm vào năm 2020. Trong đó, chi phí trả lãi tiền vay là
bộ phận chiếm đa số giá trị của khoản chi phí tài chính. Để cắt giảm chi phí trả lãi tiền vay, từ đó nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính, Công ty có thể áp dụng một vài biện pháp:
+ Cân đối vốn vay với nguồn vốn chiếm dụng. Cần tận dụng một cách triệt để, linh hoạt các khoản nợ chiếm dụng trong kỳ nhưng đảm bảo thực hiện thanh toán nợ đúng thời điểm và đầy đủ để giữ uy tín cho doanh nghiệp. Cân đối giữa lợi ích từ việc chiếm dụng vốn với những lợi ích từ việc trả các khoản nợ để ra quyết định hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.
+ Đối với nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng, Công ty cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tượng, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của họ để ra quyết định có thực hiện tín dụng thương mại hay không, với giá trị là bao nhiêu. Trong hợp đồng kinh tế, Công ty cần xây dựng những điều khoản cụ thể, chặt chẽ về giá trị, phương thức, thời hạn thanh toán và hình thức phạt vi phạm hợp đồng nếu khách hàng không thực hiện các điều khoản đã cam kết. Lập kế hoạch đốc thúc, thu hồi các khoản phải thu khách hàng đối với từng trường hợp để có thể khuyến khích người mua hàng nhưng cũng đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch vốn cho mỗi kỳ một cách cẩn thận, chi tiết để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác huy động và sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả hơn.
- Các giải pháp tiết kiệm chi phí khác.
+ Xây đựng định mức chi phí cụ thể đối với từng phòng ban như chi phí điện thoại, chi phí văn phòng phẩm,...
+ Song song với việc tuyên truyền, công ty cần có những khen thưởng hợp lý đối với ý thức tiết kiệm của các phòng ban cũng như có các biện pháp kỷ luật.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiêu cho từng thời kỳ. Cần xem xét và đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền trong phần chi phí bán hàng của công ty. Các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ và phải gắn với HĐ SXKD của công ty và được cấp trên phê duyệt.