Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 219 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH kỹ thuật và xây dựng BETA việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 38)

1.4.1. Nhân tố khách quan

Nhân tố bên ngoài là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Phân tích các nhân tố này giúp doanh nghiệp có các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp. Nó bao gồm các nhân tố sau đây:

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế phản ánh tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế về cơ cấu ngành, vùng, triển vọng phát triển của nền kinh tế trong khu vực

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất,... có ảnh hưởng không ít tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tùy theo lĩnh vực kinh doanh. Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái sức mua hàng hóa giảm dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng trên thị trường khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, khi nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng thì việc mua sắm hàng hóa nhộn nhịp trở lại, làm cho nhịp độ và chu kỳ kinh doanh trở nên phồn thịnh tạo điều kiện cho việc sản xuất tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Nghiên cứu môi trường kinh tế giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời kế hoạch, mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, duy trì và tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Thị trường và sự cạnh tranh

Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc mua sắm yếu tố đầu vào cho tới tiêu thụ sản phẩm đều được thông qua thị trường, hoạt động theo quy luật của thị trường. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường phản ánh trực tiếp đến khối lượng hàng hóa bán ra và giá cả của sản phẩm. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, người tiêu dùng không còn ưa chuộng mặt hàng đó, cho dù doanh nghiệp có dùng những biện pháp khuyến khích khách hàng mua hàng. Do đó những biến động trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Cạnh tranh xảy ra giữa các nhà kinh doanh cùng bán một loại hàng hóa, những loại hàng hóa này có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đòi hỏi các hoanh nghiệp bằng nỗ lực chủ quan của mình luôn tìm cách để nâng cao chất lượng, áp dụng các giải pháp marketing hữu hiệu trước các đối thủ cạnh tranh.

Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước

Tùy vào chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng ngành hay từng vùng mà nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng bằng các chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính. Trong đó thuế là một công cụ giúp cho nhà nước thực hiện tốt công việc điều tiết vĩ mô của mình, nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng, xã hội, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.. .Vì vậy nó tác động rất lớn đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Điều kiện tự nhiên

Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến cung - cầu trên thị trường. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ góp phần kích cầu đảm bảo nguồn cung, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Tuy nhiên điều kiện tự nhiên khó tránh khỏi biến động như thiên tai, lũ lụt hạn hán gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là ảnh hưởng của “đại dịch toàn cầu Covid -19” gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này.

1.4.2. Nhân tố chủ quan

Nhân tố bên trong là các nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và trong phạm vi khả năng của mình doanh nghiệp có thể tác động chúng theo chiều hướng có lợi. Nó bao gồm các nhân tố sau:

Nhân tố con người

Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có lãi hay lỗ đều phụ thuộc trước hết là vào con người, sử dụng lao động đúng người, đúng việc giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa trình độ của người lao động cùng với một người lãnh đạo giỏi luôn thích ứng với nhu cầu của thị trường, lợi ích của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao hiệu suất lao động, từ đó hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

Nhân tố về vốn và quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có khả năng vốn dồi dào thì sẽ chủ động nắm bắt thời cơ trong kinh doanh, mở rộng thị trường góp phần tăng doanh thu. Vì vậy, mọi doanh nghiệp phải linh hoạt phương thức huy động vốn và quan trọng hơn hết là sử dụng đồng vốn hợp lý, khoa học vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và xu hướng biến động của hầu hết các chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cũng như quy mô và xu hướng biến động lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liền với giá thành sản phẩm, quy luật chung là giá thành đơn vị sản phẩm trực tiếp tỷ lệ nghịch với năng suất lao động của doanh nghiệp. Do đó trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cho sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính, sắp đặt dây chuyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trình độ tay nghề công nhân là những yếu tố cơ bản quyết định giá thành của sản phẩm và do đó nó là yếu tố cơ bản nhất quyết định lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi vậy, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí lưu thông là những nhân tố thường xuyên tác động mạnh mẽ đến khả năng và phát triển lợi nhuận của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí trực tiếp liên quan tới việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó là yếu tố đầu vào và đầu ra mà doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm một cách tối đa các loại chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Các chi phí đó bao gồm:

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, chi phí bảo hiểm

xã hội,

bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu: là những khoản chi phí liên quan đến việc thu mua, sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp

các chi phí có liên quan đến hoạt động chung về quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan đến hoạt động chung về quản lý doanh nghiệp

Nhân tố về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ

Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ là công việc phục vụ khách hàng mà qua trọng hơn là phải biết khai thác, sản xuất, đầu tư, thiết kế, chế tạo các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: sản phẩm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng và đặc biệt là phải có thời gian sử dụng lâu dài. Mặt khác, doanh nghiệp phải có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho hợp lý để nhằm tăng số lượng sản phẩm và tốc độ bán ra.

Nhân tố về tổ chức quản lý hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp

Tổ chức các hoạt động kinh tế vi mô là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khâu từ việc tuyển dụng đào tạo đội ngũ công nhân viên chức đến việc định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm tra đánh giá, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu này nếu được thực hiện tốt sẽ làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng vòng quay vốn lưu động, hạ giá thành, tăng lợi nhuận

Tóm lại: tất cả các nhân tố khách quan và chủ quan đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có mức dộ ảnh hưởng khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ hặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp cần nhận biết nắm bắt kịp các thay đổi của các nhân tố để phân tích một cách khoa học các tác động của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp và phải xác định được đâu là nhân tố chủ yếu để từ đó có biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời nhằm làm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Lợi nhuận của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất - tinh thần của người lao động và tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội.

Vì vậy nghiên về cứu lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung có những cơ sở để đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Cơ sở lý luận trình bày ở trên đã đưa ra một cái nhìn khái quát về khái niệm, nội dung, phương pháp xác định, chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó góp phần cung cấp lý luận khoa học để phân tích và đánh giá về chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần TNHH kỹ thuật và xây dựng Beta Việt Nam nói riêng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG BETA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2019

Một phần của tài liệu 219 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH kỹ thuật và xây dựng BETA việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w