khoa Đông Anh
4.2.1. Giải ph p hoàn thiện tính hiệu lực của công t c quản lý tài chính
Để tính hiệu lực trong công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả, trong quá trình lập dự toán, Phòng TCKT phải có trách nhiệm theo sát các khoa, phòng lập dự toán, cử các kế toán viên có chuyên môn đến từng khoa, phòng giải thích, hƣớng dẫn chi tiết cho các cán bộ có liên quan đến lập dự toán. Đồng thời, Phòng TCKT có trách nhiệm cập nhập thƣờng xuyên các văn bản mới liên quan đến các quy định kế toán, thanh quyết toán BHYT lên trang web của bệnh viện để mọi ngƣời nắm đƣợc.
4.2.2.Giải ph p hoàn thiện công t c lập dự to n thu, chi
Hàng năm, sau khi đƣợc Phòng TCKT thông báo và hƣớng dẫn lập dự toán thu chi, các khoa, phòng căn cứ vào tình hình thu chi thực tế lên dự toán. Tuy nhiên, do quá trình lập dự toán dựa vào số liệu năm trƣớc, trong quá trình thực hiện có những thay đổi về giá cả dịch vụ, chế độ bảo hiểm… và kiến thức về tài chính và kinh nghiệm quản lý tài chính của các cán bộ tại các khoa, phòng còn nhiều hạn chế nên việc lập dự toán còn chƣa chính xác. Để khắc phục thực trạng này, Phòng TCKT ngoài việc hƣớng dẫn các khoa, phòng lập dự toán theo đúng quy định còn phải kiểm tra, giám sát số liệu dự toán thu chi các khoa, phòng gửi cẩn thận, hợp lý và bám sát thực tế. Ngoài
ra, bệnh viện cần cử cán bộ quản lý các khoa phòng thanh dự các khoá đào tạo về quản lý tài chính bệnh viện để khâu quản lý tài chính đƣợc thực hiện triệt để từ các buồng bệnh. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao thông qua việc rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức; từ đó, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính theo hƣớng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.
4.2.3. Giải ph p hoàn thiện công tác quản lý thực hiện thu, chi
- Đối với công t c quản lý thực hiện thu
Đối với các nguồn thu từ nguồn viện trợ, nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết,... bệnh viện gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn của các đơn vị liên doanh, liên kết. Bài toán đặt ra cho Bệnh viện cần phải xây dựng kế hoạch phát triển các dự án, đề án khám chữa bệnh chi tiết, khoa học. Đồng thời chỉ ra đƣợc các cơ hội phát triển cũng nhƣ lợi nhuận mà các dự án khám chữa bệnh mang lại trong tƣơng lai để thu hút và kêu gọi các nhà đầu tƣ. Đặc biệt, năm 2017 bệnh viện đƣợc cấp thêm nhiều hệ thống máy móc hiện đại và triển khai nhiều hoạt động khám chữa bệnh kỹ thuật cao, tận dung lợi thế này bệnh viện có kế hoạch đẩy mạnh đầu tƣ triển khai khu khám chữa bệnh chất lƣợng cao theo yêu cầu, khu tiêm chủng vacxin… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Đối với hiện tƣợng bán thuốc, thu tiền không đúng của bệnh nhân tại một số khoa, phòng, giảm thất thu, Bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân trình tự khám chữa bệnh nhƣ thành lập tổ tiếp đón nhiệt tình,chu đáo, phân luồng bệnh nhân hợp lý tránh ùn tắc, giảm thời gian chờ đợi. Đồng thời, đƣa ra các khung hình phạt cụ thể, không chỉ dừng lại ở mức phạt khiển trác, cƣơng quyết xử phạt ở mức
cáo hơn nhƣ: cắt thi đua khen thƣởng, cắt giảm thu nhập tăng thêm… đối với cá nhân, khoa, phòng vi phạm
Hiện nay bệnh viện còn để thất thoát trong quá trình thu viện phí (khoảng 25%). Để khắc phục tình trạng này, Phòng công nghệ thông tin tại bệnh viện lập và giao cho mỗi kế toán viện phí, cán bộ thanh toán một tài khoản quản lý riêng trên hệ thống thanh toán khám chữa bệnh. Kế toán viện phí, cán bộ thanh toán cần có trách nhiệm sử dụng và bảo mật tài khoản của mình, cuối ngày thủ quỹ thực hiện thu tiền từ kế toán viện phí theo số thu trên mỗi tài khoản. Việc quản lý này đã phân rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, cá nhân nào thu thiếu cần tự bù vào.
- Đối với công tác thực hiện quản lý chi
Đối với những khoản mua sắm máy móc trang thiết bị phải tính đến hiệu suất và hiệu quả đầu tƣ. Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng mua mà không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất hoặc sử dụng mà không bảo trì.
Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt là các máy móc, chuyên môn cần theo chiến lƣợc sử dụng. Công nghệ thích hợp: Công nghệ mới, hiện đại nhƣng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.
Hiện đại hoá TTB làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ TTB cần thiết phục vụ hoạt động cho bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết phục vụ hoạt động hành chính nhƣ: Phƣơng tiện đi lại, máy vi tính... theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả.
Tăng cƣờng QLTC bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý, đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ cũng nhƣ nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.
4.2.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đ nh gi quản lý tài chính nội bộ
Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất đƣợc coi trọng trong quá trình QLTC. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng nhƣ rút kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá hiện nay chƣa thống nhất và còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của bệnh viện. Hoạt động kinh tế của bệnh viện gắn bó hữu cơ với mục tiêu “công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”.
Do vậy, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cần dùng ba tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính trong bệnh viện. Đó là:
- Chất lƣợng chuyên môn: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, phƣơng pháp tiến hành hoạt động .
- Hạch toán chi phí bệnh viện: liên quan đến chi phí kế toán và chi phí kinh tế.
- Hiệu quả hoạt động: Chi cho hoạt động chuyên môn có tăng về mặt chất hay không, đời sống cán bộ nhân viên có đƣợc cải thiện hay không.
Ngoài ra, Để giảm hiện tƣợng quá tải tại bệnh viện, bệnh viện cần thành lập tổ chăm sóc bệnh nhân, tổ này chuyên giải thích các thắc mắc để bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân hiểu, giảm các bức xúc đối với bệnh viện. Đồng thời, tổ này cũng có trách nhiệm hƣớng dẫn cho bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân đăng ký đặt lịch khám bệnh trƣớc qua mạng, qua điện thoại.
Bệnh viện không chỉ trông chờ vào nguồn NSSN để đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật mà cần phải quản lý và khai thác các khoản thu khác nhƣ thu viện phí, thu BHYT, liên doanh liên kết để đầu tƣ xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Để thu hút đối tƣợng bác sỹ trở lên về công tác, bệnh viện cần có những chính sách đãi ngộ ƣu ái nhƣ: bác sỹ hợp đồng vẫn đƣợc tăng lƣơng theo quy
định, các bác sỹ không có chỗ ở đƣợc bệnh viện tạo điều kiện ở tại khu nhà công vụ của bệnh viện, bệnh viện cử đi học các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn…
KẾT LUẬN
1. QLTC bệnh viện là sự tác động liên tục có hƣớng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tƣợng và quá trinhg hoạt động tài chính của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các khoản chi, tiến hành thu chi theo đúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của Nhà nƣớc về tài chính, đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động của bệnh viện. QLTC bệnh viện có vai trò quan trong không chỉ đối với hoạt động KCB, cải thiện chế độ thu nhập đối với CBCNV, mà còn đảm bảo sự công bằng trong DVYT và sự phát triển của bệnh viện
2. Kinh nghiệm của một số BVC cho thấy để QLTC BVC cần: tích cực thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế, tránh phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp; Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh nâng cao chất lƣợng hoạt động, cung ứng dịch vụ, từ đó tạo nguồn thu cho đơn vị nhƣ: triển khai khu khám bệnh chất lƣợng cao theo yêu cầu, khu tiêm chủng vac-xin…; Không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Bệnh viện đặc biệt là trong công tác QLTC; Thực hiện tiết kiệm chi, ƣu tiên chi hoạt động y tế, tiết kiệm trong việc mua thuốc ...
3. Tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, công tác QLTC đƣợc thực hiện trên các khía cạnh về quản lý nguồn thu, quản lý chi, quản lý trong khâu lập báo cáo quyết toán, quản lý trong công tác thanh tra kiểm tra. Quản lý nguồn thu bao gồm thu từ ngân sách, thu từ viện phí và thu dịch vụ. Quản lý thực hiện chi bao gồm các khoản chi theo nhóm, nhóm chi thanh toán cá nhân, nhóm chi hàng hóa dịch vụ, nhóm chi đầu tƣ phát triển và nhóm chi khác. Trong quản lý tài chính tại bệnh viên,công tác thanh kiểm tra đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và đột xuất, mỗi năm có từ 2- 3 lần kiểm tra, số hồ sơ đƣợc kiểm tra bình quân trên 50 hồ sơ. Song do chất lƣợng quản lý tốt nên không có các vi
phạm lớn về công tác tài chính
4. Tuy nhiên công tác QLTC tại BVĐK Đông Anh còn nhiều bất cập nhƣ: vẫn còn những bất đồng giữa các khoa, phòng trong công tác lập dự toán và thực hiện thu, chi; Trong công tác lập dự toán thu, chi nội dung dự toán thu, chi độ chính xác còn chƣa cao, dự toán thu thực tế hàng năm đều vƣợt kế hoạch 5% đến 10%, số chi thực tế so với dự toán cũng có nhiều khác biệt; Trong công tác thực hiện thu, các nguồn thu còn hạn chế, bệnh viện mới chú trọng khai thác các nguồn thu từ viện phí, thu BHYT và nguồn NSNN cấp còn các nguồn thu khác nhƣ: nguồn viện trợ, nguồn vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức tín dụng, xã hội hóa... còn thấp; Bệnh viện thực hiện các khoản chi còn chƣa đúng mục đích, chƣa bám sát dự toán, đặc biệt là các khoản chi cho sửa chữa nhỏ lẻ; Trong công tác thanh tra, kiểm tra bệnh viện vẫn còn coi nhẹ công tác kiểm toán nội bộ, cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm nên không có chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến công tác kiểm toán chỉ mang nặng về hình thức; Hoạt động quản lý tài chính tới sự phát triển bệnh viện: Về sự hài lòng ngƣời bệnh chƣa cao, vẫn có tình trạng bức xúc, xô xát giữa bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân với nhân viên y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật vãn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh. Đội ngũ cán bộ bác sỹ taị bệnh viện còn mỏng và thiếu.
5. Để hoàn thiện công tác QLTC, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh cần thực hiện các giải pháp đó là: (1)Giải pháp hoàn thiện tính hiệu lực của công tác quản lý tài chính; (2)Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi; (3)Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thực hiện thu, chi; (4) Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, đánh giá quản lý tài chính nội bộ; (5)Giải pháp hoạt động quản lý tài chính đối với sự phát triển bệnh viện
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những thiếu xót về nội dung, phƣơng pháp tiếp cận nhƣng
hy vọng với những giải pháp nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế QLTC tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, tác giả mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, 2016 – 2018. Tình hình tài chính Bệnh viện. Báo cáo hàng năm. Hà Nội.
2. Bệnh viện Đa khoa Đông Anh 2016,2017,2018. Tổng kết hoạt động Bệnh viện. Báo cáo hàng năm. Hà Nội.
3. Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, 2019. Phương hướng hoạt động của Bệnh viện. Báo cáo hàng năm. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư Thông tư 161/2012/TT- BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. Hà Nội.
5. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước. Hà Nội.
6. Bộ Y tế, 2016. Chiến lược tài chính y tế Việt Nam giai đoạn 2016-2025.
Hà Nội.
7. Bộ Y tế, 2006. Tổ chức, quản lý và chính sách y tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
8. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10.Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý kinh tế nâng cao. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
11.Bùi Hiển và các cộng sự, 2001. Từ điển giáo dục. Hà Nội: Nhà xuất bản từ điển bách khoa.
12.Nguyễn Thị Hạnh, 2015. Quản lý tài chính tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.
13.Quỳ Lâm, 2012. Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng tại các bệnh viện nhà nước và tư nhân. Hà Nội: Nhà xuất bản y học
14.Phạm Văn Long, 2014. Quản lý tài chính tại bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế.
15.Nguyễn Thị Minh, 2017. Hoàn thiện quy trình và phương pháp lập dự toán thu – chi tại Bệnh viện Bắc Thăng Long. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học lao động và xã hội.
16.Nghị định chính phủ, 2009. Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
17.Quốc hội, 2008. Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008. Hà Nội. 18.Phạm Thị Thu Trà, 2014. Quản lý tài chính đối với các Bệnh viện công
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế. 19.Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2016. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 20.Phạm Văn, 2007. Quản lý tài chính công. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính 21.Trƣờng cán bộ quản lý y tế, 2011. Quản lý bệnh viện. Hà Nội: Nhà xuất
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Chất lƣợng lao động cán bộ nhân viên bệnh viện
TT Cán bộ- trình độ Năm (ngƣời) So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/16 Tổng cộng 351 390 455 111.11 129.63 I Trình độ trên đại học 52 52 53 100.00 101.92 1 Tiến sỹ, bác sỹ CK II 3 7 7 233.33 233.33 2 Thạc sỹ, Bác sỹ CK I 48 44 44 91.67 91.67 3 Thạc sỹ, dƣợc sỹ CK I 1 1 2 100.00 200.00 II Trình độ đại học 75 88 112 117.33 149.33 1 Bác sỹ 38 44 53 115.79 139.47 2 Dƣợc sỹ đại học 1 1 2 100.00 200.00 3 KTV đại học 4 5 7 125.00 175.00 4 Điều dƣỡng đại học 18 22 29 122.22 161.11