Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 218 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH kim chỉ việt nam (Trang 40 - 49)

Theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành từ việc lấy tổng doanh thu từ của doanh nghiệp trừ đi tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp, ta cần phải phân tích doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.

2.3.1.1. Phân tích tình hình doanh thu doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019 và 2020 (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2021)

Doanh thu của doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc trong ba năm trở lại đây. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2020 tăng trưởng 176% so với năm 2019, và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 tăng trưởng 443% so với năm 2018. Với việc các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 trong cả ba năm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng tương tự như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu hoạt động tài chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, với mức tăng trưởng 163% của năm 2020 so với 2019 và 914% của năm 2019 so với 2018.

15.92 15.92

Hình 2.5 Doanh Thu và Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp (Đơn Vị: Tỷ Đồng) Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2021) (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2020) và (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam,

2019)

a) Doanh thu từ hoạt động hàng và cung cấp dịch vụ

Là động lực tăng trưởng chính của doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt mức 15.92 tỷ, và tăng trưởng 14.86 tỷ so với năm 2018 - năm đầu tiên doanh nghiệp hoạt động. Từ những chia sẻ của ban giám đốc doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp trong nửa sau năm 2020, mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan từ nội tại doanh nghiệp, gồm

(i) Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân khách quan chính dẫn đến doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng cao đến từ những chuyển dịch lớn trong ngành quảng cáo/truyền thông, đặc biệt là với các hoạt động quảng cáo/truyền thông Digital do đại dịch Covid-19, với các tác động cụ thể gồm:

- Xu hướng chuyển dịch ngân sách quảng cáo lên các kênh online, đặc biệt là

các kênh Digital: Sự bùng nổ của các kênh truyền thông online trong một

thập kỷ trở lại đây được đẩy nhanh trong thời điểm phong tỏa các thành phố lớn, dẫn đến ngân sách cho các hoạt động truyền thông tại điểm bán và các hoạt động quảng cáo ngoài trởi được cắt giảm và chuyển vào các kênh truyền thông online và nhóm kênh Digital.

- Xu hướng hợp tác với các công ty quảng cáo tích hợp (cung cấp nhiều dịch vụ): Trong bối cảnh đại dịch, hành vi người tiêu dùng có xu hướng chuyển

biến mạnh mẽ và không có tiền lệ, dẫn đến các công ty cần những đối tác - là những công ty quảng cáo/truyền thông - có cơ sở dịch vụ đa dạng để doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng những thay đổi trên nhiều kênh truyền thông lớn.

(ii) Nguyên nhân chủ quan từ nội tại doanh nghiệp:

- Danh mục sản phẩm và dịch vụ đa dạng: Khác với các công ty quảng

cáo/truyền thông khác thường chỉ cung cấp từ 3 - 5 dịch vụ theo thế mạnh/nguồn lực có sẵn, công ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam có thể cung cấp tới 9 dịch vụ quảng cáo/truyền thông khác nhau và sẵn sàng nhận thêm các yêu cầu dịch vụ khác từ khách hàng với vai trò là quản lý, sau đó thuê ngoài các đơn vị khác để thực hiện.

- Hoàn thiện và ổn định về quy trình vận hành và nguồn nhân lực: Sau hai năm

thành lập, đến năm 2020, doanh nghiệp đã đủ nhân lực và xây dựng quy trình vận hành, dẫn đến doanh nghiệp có thể đáp ứng được các hồ sơ thầu có giá trị lớn, gồm nhiều hạng mục phức tạp và thời gian thực thi kéo dài từ 6 tháng trở lên thay vì dưới 6 tháng hay các hoạt động nhỏ như các năm trước.

- Xây dựng được uy tín và lòng tin của khách hàng: Sau hai năm thành lập,

doanh nghiệp đã hoàn thiện các hợp đồng đầu tiên với kết quả thực hiện xuất sắc và có những thành quả (video quảng cáo, chiến dịch truyền thông,..) để xây dựng hồ sơ đầu thấu mạnh hơn, cũng như gây dựng được lòng tin với các khách hàng cũ để có được những hợp đồng mới mà không phải thông qua đấu thầu.

Từ nguyên nhân khách quan và nội tại của doanh nghiệp, trong năm 2020, doanh nghiệp đã có thêm các khách hàng đến có trụ sở chính hay hoạt động chủ yếu ở các tỉnh thành khác ngoài Hà Nội, đặc biệt là các khách hàng đến từ thành phố Hồ Chí Minh.

■ Mi ền Na

Hình 2.6 Doanh Thu Theo Khu Vực (Đơn Vị: Triệu Đồng) Nguồn: Dữ Liệu Nội Bộ Của Doanh Nghiệp

Miền Bắc Miền Nam

Hình 2.7 Số Khách Hàng Theo Khu Vực 2018, 2019 và 2020 Nguồn: Dữ Liệu Nội Bộ Của Doanh Nghiệp

Cụ thể, số lượng khách hàng miền bắc của doanh nghiệp hiện vẫn chiếm 66% tổng số khách hàng vào năm 2021, nhưng doanh thu chủ chiếm 47.66% tổng doanh thu.

Số lượng khách hàng từ miền nam chỉ chiếm 33% tổng số khách hàng nhưng lại chiếm đến 52% tổng doanh thu năm 2021 của doanh nghiệp. Những thống kê kể trên cho thấy

các khách hàng tại miền bắc vẫn đóng góp lớn không nhỏ vào doanh thu của doanh nghiệp song các khách hàng miền nam vẫn là động lực chính dẫn đến mức tăng trưởng

CHỈ TIÊU 2020 2019 2018 Thay Đổi Theo Giá Trị Thay Đổi Theo % % doanh thu thuần

(Đơn Vị: Triệu Đồng) 2020-2019 2019-2018 2020-2019 2019-2018 2020 2019 2018

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 15924.61

5776.9

8 6 1064.1 10,147.63 4,712.82 175.66 442.87 100.00 100.00 100.00

Gía vốn hàng bán 13086.44 1 4157.2 7 1029.7 8,929.23 3,127.44 214.79 303.70 882.1 671.9 96.77

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 2838.17 1619.7 7 34.39 1,218.40 1,585.38 75.22 4610.62 17.8 2 28.0 4 3.23

Doanh thu hoạt động tài chính 0.96 0.36 0.04 0.60 0.33 163.48 913.53 0.01 0.01 0.00

Chi phí tài chính 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2162.09 3 1606.2 140.73 555.86 1,465.49 34.61 1041.32 813.5 027.8 13.23

Chi phí khác 0.51 0.00 0.00 0.51 0.00 - - 0.00 0.00 0.00

Tổng lợi nhuận trước thuế 676.53 13.90 -106.31 662.63 120.22 4765.60 -113.08 4.25 0.24 -9.99

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 594.30 13.90 -106.31 580.39 120.22 4174.18 -113.08 3.73 0.24 -9.99

b) Doanh thu từ hoạt động tài chính:

Doanh thu từ hoạt động tài chính thực chất là khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn tại

tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và chỉ chiếm 0.14% tổng doanh thu của doanh nghiệp . Từ phía góc nhìn của ban lãnh đạo và các quản lý (manager) của công ty TNHH

Kim Chỉ Việt Nam, doanh nghiệp hiện tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh thị trường truyền thông/quảng cáo đang có nhiều thuận lợi, cũng như nhiều khách hàng mới từ nhiều lĩnh vực mới và có những yêu cầu đặc thù thoe ngành

28

2.3.1.2. Phân tích cơ cấu chi phí doanh nghiệp

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm trở lại đây, cấu trúc chi phí của doanh nghiệp không có nhiều thay đổi đáng kể, với giá vốn hàng bán chiếm một tỷ lệ lớn và chi phí quản lý kinh doanh giữ 1 tỷ lệ nhất định trong cấu trúc chi phí. Các chi phí còn lại, gồm chi phí tài chính và chi phí khác, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cấu trúc chi phí của doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2018, 2019 và 2020

2020 2019 2018

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,838,168,982 1,619,768,400 34,385,467 a) Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ba năm 2018 2019 và 2020, với tỷ lệ trên doanh thu thuần lần lượt là 82.18%, 71.96% và 96.77%.

Giá vốn hàng bán mặc dù đã được kiểm soát trong 2 năm trở lại đây, tuy nhiên trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng của giá vốn hàng bán đã vượt tốc độ của doanh thu thuần và chiếm một tỷ lệ lớn lên đến hơn 80% doanh thu thuần.Theo các quản lý và ban lãnh đạo của doanh nghiệp, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến cả khách hàng và các đối tác/nhà cung cấp đầu vào, cụ thể:

- Chính sách tiết kiệm chi phí của các doanh nghiệp: Trong bối cảnh đại dịch

Covid-19, các doanh nghiệp mở đấu thầu các hợp đồng quảng cáo/truyền thông sẽ ưu tiên các đơn vị có chi phí thấp nhất và yêu cầu báo giá cụ thể cho từng hạng mục, dẫn đến nhiều đối thủ sẵn sàng hạ giá và chấp nhận mức lãi thấp để thắng thầu. Khách hàng, dù ưu tiên chất lượng dịch vụ, nhưng với cơ sở giá của các đối thủ đã giảm giá, cũng gây áp lực lên nhà thầu để giảm mức giá bán hoặc tăng kết quả cam kết trên cùng kinh phí.

- Hành vi thay đổi nội dung hợp tác từ khách hàng nhưng không thay đổi giá trị hợp đồng: Theo chia sẻ từ các quản lý bộ phận Quan Hệ Khách Hàng, tất

cả các khách hàng của doanh đã từng đề xuất/yêu cầu thay đổi nội dung hợp tác giữa hai bên mà không làm ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng. Các hạng mục hợp tác mà khách hàng mong muốn doanh nghiệp chuyển đổi sang thường là các hình thức quảng cáo/truyền thông đang thịnh hành trên thị trường, đồng nghĩa với việc mức giá đầu vào cho các hình thức này rất cao. Từ đó, việc thay đổi dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Mức giá đầu vào của nhiều dịch vụ tăng do xu hướng tập trung ngân sách vào các kênh online thay vì offline: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xu

hướng quảng cáo truyền thông chuyển từ các kênh truyền thống và ngoài trời sang quảng cáo hiển thị trên các kênh trực tuyến như các mạng xã hội (Facebook, Instagram,..) và các kênh hiển thị trên công cụ tìm kiếm (Google) hay các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,Tiki,..). Xu hướng luân chuyển ngân sách từ đa dạng các kênh truyền thông sang tập trung vào các

30

nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử làm tăng giá quảng cáo trên các nền tảng & kênh nói trên, cũng như làm giảm tính ổn định của giá quảng cáo do việc tập trung vào chính các nền tảng và kênh nói trên trao thêm quyền cho các nhà cung cấp trong việc quyết định giá & hiệu quả quảng cáo.

Tuy nhiên, theo ban giám đốc, các lý do khách quan trên xuất phát từ khách hàng và đối thủ nên rất khó để doanh nghiệp tác động và giải quyết từ nguồn gốc. Vì vậy, bộ phận Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng cần đưa ra các phương án để luôn nắm rõ tình hình lợi nhuận của từng dự án cũng như đưa ra các phương án kịp thời khi cần để tối ưu giá bán và chi phí giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp.

b) Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Trong cả ba năm 2018, 2019 và 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí lớn thứ 2 của doanh nghiệp với tỷ trọng 13.58% doanh thu thuần. So với năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp đã được kiểm soát tốt, với mức tăng trưởng chậm hơn mức tăng trưởng doanh thu thuần và tỷ trọng % trên doanh thu thuần cũng giảm tương đối. Nguyên nhân của việc kiểm soát tốt đến từ việc doanh nghiệp đã tối ưu cơ sở vật chất, quy trình vận hành và đội ngũ nhân viên, khiến khoản chi phí không gia tăng đáng kể trong năm 2020.

c) Chi phí tài chính và chi phí khác:

Với việc doanh nghiệp không dành nguồn lực cho hoạt động kinh doanh tài chính và tiến hành hạch toán tốt, hai khoản chi phí tài chính và chi phí khác gần như không phát sinh trong cả ba năm 2020, 2019 và 2018.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 677,037,049 13,904,328 (106,313,473)

Lợi nhuận khác (507,696J 0 0

Tổng lợi nhuận trước thuế 676,529,353 13,904,328 (106,313,473)

CHỈ TIÊU 2020 2019 2018

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 15,924,612,259 5,776,977,318 1,064,157,50 0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 594,296,446 13,904,328 (106,313,473

)

Tổng tài sản bình quân 7,607,365,718 3,756,793,465 2,609,962,44

0

Tổng vốn chủ sở hữu bình quân 2,206,114,078 1,900,638,691 1,893,686,52

7

Bảng 2.5 Kết Quả Lợi Nhuận Của Đoanh Nghiệp

Kết quả lợi nhuận năm 2020 phản ánh sự phát triển nhanh chóng của công ty trong năm vừa qua. So với kết quả lợi nhuận sau thuế 2018 & 2019, mức lợi nhuận sau

31

thuế của doanh nghiệp năm 2020 đã đạt mức 594,296,446 đồng so với mức âm 106,313,473 đồng vào năm 2018 và đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2019. Điều này xuất phát từ kết quả về doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2020 đạt mức 15,924,612,259, tăng trưởng 275% so với doanh thu thuần năm 2019 và gấp 14.9 lần doanh thu thuần năm 2018. So với kết quả lợi nhuận âm âm của năm 2018 và hơn 13 triệu việt nam đồng của năm 2019, mức lợi nhuận năm 2020 cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu dần đi vào ổn định và bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Cụ thể, từ báo cáo tài chính và chia sẻ của ban lãnh đạo, kết quả này được đến từ hai nguyên nhân chính:

(1) Số lượng khách hàng mới và số lượng hợp đồng với các khách hàng cũ đồng thời gia tăng do xu hướng chuyển dịch của ngành quảng cáo/truyền thông trước đại dịch Covid-19 dẫn đến kết quả doanh thu của doanh nghiệp đạt tăng trưởng cao.

(2) Doanh nghiệp hoàn thiện quy trình vận hành và tối ưu các chi phí phát sinh, dẫn đến các chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng trưởng chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Một phần của tài liệu 218 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH kim chỉ việt nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w