2.3.2.1. Các chi tiêu đo lường tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp gồm ba chỉ số chính: Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu thuần (ROS), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ lệ sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE). Để xác định được các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, ta cần có các chỉ số sau đây từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
CHỈ TIÊU 2020 2019 2018
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) 3.73% 0.24% -9.99%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 7.81% 0.37% -8.15%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 26.94% 0.73% -11.23%
Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh và Bảng Cân Đối Kế Toán (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2021)
32
Dựa vào các số liệu trên, ta tính toán được các tỷ suất lợi nhuận của công ty trong ba năm trở lại đây:
Tuy nhiên, để có những nhận định chính xác nhận về khả năng sinh lời của doanh
nghiệp, các tỷ suất lợi nhuận trên cần được so sánh giữa các công ty trong ngành để có được những đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể bài nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu của công ty Cổ Phần Clever Group - một doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực quảng cáo Digital tại Việt Nam và đã niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2020.2.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)
Tỷ Suất ROS Theo Năm (Đơn Vị: %)
Clever Group
---Kim Chỉ VN
Hình 2.8 Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Doanh Thu Thuần
Kết quả tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy, cứ 100 đồng doanh thu kiếm được vào năm 2020, Clever Group thu về 8,74 đồng lợi nhuận trong khi Kim Chỉ Agency chỉ ghi nhận 3.73 đồng lợi nhuận, chỉ bằng 42% của Clever Group. Tương tự, từ kết quả tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua ba năm 2018, 2019 và 2020, ta nhân thấy, mặc dù Clever Group có tỷ suất luôn cao hơn. Tuy nhiên vào năm 2020, trước những biến động lớn của tình hình kinh tế-xã hội, mức tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Clever Group ghi nhận giảm trong khi Kim Chỉ Agency ghi nhân mức tăng trưởng
đáng kể so với năm 2019, và khoảng cách giữa hai công ty đang dần hẹp lại theo thời gian, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Kim Chỉ Agency đang có tín hiệu tích cực hơn
trong năm 2020.
2.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
30.00% -20.00% 20.00% 10.00% 0.00% -10.00% Clever Group ---Kim Chỉ VN
Hình 2.9 Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản theo năm cho thấy với 100 đồng tài sản, Clever
Group tạo ra 12.05 đồng lợi nhuận còn Kim Chỉ Agency chỉ thu về 5.76 đồng. Tuy nhiên, tương tự như kết quả của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), khoảng cách giữa hai công ty vào năm 2020 đã được thu hẹp đáng kể so với năm 2019 và 2018.
Hơn nữa, kết quả năm 2020 cho thấy Clever Group ghi nhận giảm trong tỷ suất ROA đến 50%, nhưng Kim Chỉ Agency lại ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Điều này phản
Chỉ Tiêu
2020 2019 2018 Thay Đổi Trong Giai
Đoạn 2018 Đến 2020
ROA (%) 5.76% 0.28% -4.07% 9.83%
ROS (%) 3.73% 0.24% -9.99% 13.72%
Lợi Nhuận Sau Thuế (Triệu Đồng)
594.3 13.9 -106.31 700.61
Doanh Thu Thuần(Triệu Đồng) 15924.61 5776.98 1064.1
6
14860.45 Hiệu Suất Sử Dụng Tổng Tài
Sản
1.54 1.18 0.41 1.13
Doanh Thu Thuần (Triệu Đồng) 15924.61 5776.98 1064.1 6 14860.45 Tổng Tài Sản Bình Quân(Triệu Đồng) 10311.11 4903.62 2609.9 6 7701.15
2.3.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
50.00% -20.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% -10.00% Clever Group ---Kim Chỉ VN
Hình 2.10 Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Vốn Chủ Sở Hữu
Ket quả tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phản ánh với 100 đồng vốn chủ sở
hữu, Kim Chỉ Agency thu về lần lượt -5,61, 0.73 và 23.74 đồng lợi nhuận còn Clever Group thu về 27.73, 38.33 và 21.45 đồng lợi nhuận trong lần lượt các năm 2018,2019 và 2020. Tương tự như kết quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), năm 2020 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Kim Chỉ Agency ghi nhận mức tăng trưởng rõ rệt so với 2018 (-5.61%) và 2019 (0.73%),
trong khi Clever Group ghi nhận mức giảm đáng kể.
Bên cạnh nguyên nhân từ kết quả hoạt động kinh doanh như đã đề cập khi phân tích các tỷ suất trước, sự ổn định về cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Cụ thể, vốn chủ sở hữu của Kim Chỉ Agency ở thời điếm cuối năm 2020 ghi nhận mức tăng 25% so với đầu năm 2020 đến từ lợi nhuận chưa phân phối, so với mức tăng 87% của Clever Group do cả lợi nhuận chưa phân phối và tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán nhiều loại cổ phiếu. Trong đó nổi bật là việc chào bán thành công 880,000 cổ phiếu cho Yellow với giá bán 78,545 VND/cổ phiếu - tương đương tổng giá trị 69,748,153,846 VNĐ, và việc
35
2.4. Đánh Giá Thực Trạng Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam
2.4.1. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua phân tích Dupont
Bên cạnh phương pháp so sánh giữa các công ty cùng ngành, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ta cần sử dụng mô hình Dupont để liên kết các số liệu thống kê và các chỉ số tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp nhằm có được góc nhìn toàn diện để đánh giá về kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp.
2.4.1.1. Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản & Tối Ưu Lợi Nhuận
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân có thể được tính như bảng dưới đây:
Chỉ Tiêu (Đơn Vị) 2020 2019 2018 Thay Đổi Trong Giai Đoạn 2018 Đến 2020 ROE 26.94% 0.73% -11.23% 38.17% ROA 7.81% 0.37% -8.15% 15.96% Đòn Bẩy Tài Chính 3.45 1.98 1.38 13.72% Tổng Tài Sản Bình Quân 7607.3 7 3756.79 1304.98 7006 Tổng Nguồn Vốn Bình Quân 12206.1 1900.64 946.84 1486
Bảng 2.7 Cơ Cấu Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản Bình Quân
Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2018, 2019 và 2020 (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2021)
Ta có thể nhận thấy mức tăng trưởng vượt trội của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản bình quân doanh nghiệp đến từ cả tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần cũng như từ hiệu suất sử dụng tài sản. Tuy nhiên, có thấy động lực tăng trưởng chính của ROA đến từ ROS và mức tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, với mức thay
đổi lần lượt là 13.72% và 700.61 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản cũng ghi nhận 36
tốt trong việc tối ưu chi phí và tận dụng nguồn lực để tạo ra doanh thu và lợi nhuận, tuy
nhiên việc tối ưu chi phí để gia tăng lợi nhuận vẫn là động lực chính.
Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2018, 2019 và 2020 (Công Ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam, 2021)
Từ bảng trên, có thể thấy doanh nghiệp đã tận dụng rất tốt nguồn lực bên trong doanh nghiệp và đòn bảy tài chính. Cụ thể, giá trị nợ phải của doanh nghiệp đã tăng từ 706 triệu đồng năm 2018 lên 7 tỷ 550 triệu vào năm 2020 và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đã tăng từ 1.38 vào năm 2018 lên 4.12 vào năm 2020. Các khoản nợ phải
trả của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoản phải trả người bán, là các agency đối tác
& các nhà cung cấp, theo hợp đồng đã ký kết nhưng chưa đến thời điểm thanh toán. Vì vậy, các khoản nợ phải trả này không hề phát sinh lãi suất đi kèm và không yêu cầu tài sản đặt cọc, dẫn đến doanh nghiệp không hề mất chi phí hay tài sản đặt cọc để có được đòn bẩy tài chính này. Trên thực tế, Kim Chỉ Agency có mối quan hệ rất tốt và đạt được
sự tín nhiệm với các đối tác & nhà cung cấp, dẫn đến việc có được những điều khoản
Phải Trả Người Bán (triệu đồng) Tổng Nợ Phải Trả (triệu đồng) Tổng Nguồn Vốn (triệu đồng) Tỷ Lệ Phải Trả Người Bán Trên Tổng Tài Sản
Hình 2.11 Cơ Cấu Phải Trả Người Bán, Nợ Phải Trả và Tổng Tài Sản của Doanh Nghiệp Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2018, 2019 và 2020
Dự vào việc phân tích đòn bẩy tài chính, ta nhận thấy bên cạnh việc sử dụng vòng quay tài sản và tối ưu tỷ suất lợi nhuận dòng, Kim Chỉ Agency cũng đang hưởng lợi rất lớn từ đòn bẩy tài chính, với giá trị đòn bẩy đang tăng dần và đa phần các khoản nợ của doanh nghiệp không phát sinh lãi cũng như không yêu cầu đặt cọc.
2.4.2. Những kết quả đạt được
Sau ba năm thành lập kể từ 2018, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kim
Chỉ Việt Nam đã dần đi vào ổn định. Trong vòng ba năm, ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng toàn bộ cán bộ nhân viên đã nỗ lực hết sức để xây dựng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và đạt được những thành tựu bước đầu:
Thứ nhất: Doanh thu thuần đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm
2019 và 2020. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, doanh
nghiệp đã
nắm bắt được những xu hướng chuyển dịch của ngành quảng cáo Digital và từ
đó đem
về các khách hàng cùng các hợp đồng mới ở không chỉ khu vực miền bắc (Hà
Nội) mà
đến từ cả khu vực miền năm (Hồ Chí Minh). Song song với đó, với việc hoạch
định nội
dung thầu và chất lược thực thi cao, doanh nghiệp đã không để ghi nhận phát
sinh khoản
giảm trừ doanh thu.
Thứ hai: Chi phí quản lý doanh nghiệp dần đi vào ổn định và tăng trưởng chậm hơn doanh thu thuần vào năm 2020, và là một trong những tác nhân chính dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng mạnh - tương đương với mức lợi nhuận được ghi nhận tăng lên đáng kể. Đây là thành quả của việc hoàn thiện quy trình hoạt động cũng như sự ổn định về nguồn lực của doanh nghiệp trong suốt năm
2020 vừa qua.
Thứ ba: Với uy tính và mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp cùng đối tác, doanh
nghiệp đã tận dụng được lượng đòn bẩy tài chính đến từ các khoản phải trả người bán mà không mất chi phí lãi vay cũng như tài sản đặt cọc. Trong năm 2020, chi phí tài chính ghi nhận bằng không và giá trị đòn bẩy tài chính ghi nhận ở mức 4.12 - tương đương mức tăng 2.17 so với năm 2018. Điều này đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời sẵn sàng nhận những gói
2.4.3. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được trong ba năm vừa, doanh nghiệp vẫn còn tồn
tại hạn chế mà bài nghiên cứu tin rằng có thể khắc phục để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể
Thứ nhất: So với kết quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của đối thu - Clever Groups, kết quả của công ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam đều thấp hơn đối thủ mặc dù đã ghi nhận mức tăng trưởng rõ rệt trong ba năm
trở lại đây. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa thật sự quản lý chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tới mức tối ưu nhất để tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ghi nhận tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu & doanh thu thuần. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần vẫn rất cao (70 - 82%) và đã tăng lên trong năm 2020. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả chi phí giá vốn hàng bán để giảm
chi phí này xuống đồng thời duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận bền vững trong tương lai.
Thứ ba: Doanh nghiệp hiện đang sử dụng đòn bẩy tài chính và được hưởng lợi từ việc đa số đòn bẩy tài chính xuất phát từ khoản phải trả người bán nên doanh nghiệp không phải chi trả lãi vay hay cần tài sản đặt cọc. Điều này đặt ra áp lực cho doanh nghiệp luôn phải duy trì uy tín với nhà cung cấp, bằng việc thanh toán đúng theo thỏa thuận hợp đồng và duy trì một lượng tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, đồng thời Kim Chỉ Agency cũng cần tính toán kỹ lưỡng các điều khoản thanh toán để giảm thiểu rủi ro về việc thanh toán cho đối tác/nhà cung cấp.
2.4.4. Nguyên nhân của các hạn chế
(a) Nguyên nhân khách quan:
- Đặc thù ngành quảng cáo/truyền thông nói chung và ngành quảng cáo
Digital nói riêng: với khách hàng và các đối tác/nhà cung cấp đều là các
doanh nghiệp và thường có lợi thế đàm phán khi tiến hành giao dịch, ký kết. 40
(nghệ sỹ, chuyên gia,...) dẫn đến lợi thế về mức giá hợp tác cũng như thời gian hợp tác.
- Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: Đại dịch Covid-19 đã có tác động mạnh
đến tình hình kinh tế- xã hội tại Việt Nam. Cụ thể trong ngành quảng cáo Digital, đã có hai xu hướng nổi bật và có tác động mạnh đến Kim Chỉ Agency gồm: (1) Xu hướng dịch chuyển quảng cáo từ các kênh ngoài trời sang các kênh online và đặc biệt là các kênh Digital, dẫn đến thay đổi trong nội dung hợp tác với các doanh nghiệp và chi phí đầu vào với các kênh Digital, (2) Xu hướng tiết kiệm chi phí nói chung và chi phí quảng cáo/truyền thông của doanh nghiệp khiến Kim Chỉ Agency cần chuẩn bị những hồ sơ thầu chi tiết và phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp để có thể thắng thầu và duy trì hợp tác với các khách hàng cũ.
(b) Nguyên nhân chủ quan:
- Thứ nhất: Doanh nghiệp hiện đang đi vào năm hoạt động thứ 3 và mới bước đầu đạt được sự ổn định về mặt nguồn lực và nhân lực. Điều này dẫn đến quy trình làm việc của doanh nghiệp còn nhiều điểm cần cải thiện, đặc biệt là trong việc kiểm soát các chi phí và đưa ra mức giá thầu hợp lý nhất.
- Thứ hai: Tỷ trọng sản phẩm/dịch vụ do bên thứ ba (đối tác/nhà cung cấp) cung cấp được doanh nghiệp bán cho khách hàng là rất lớn. Điều này một mặt đem lại lợi thế đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp khi chủ yếu các khoản nợ của doanh nghiệp dẫn đến đối tác và nhà cung cấp có nhiều lợi thế thương thuyết về mức giá đầu vào, đặc biệt là với các bên mạng xã hội (Facebook & Google) khi họ có quyền lực tuyệt đối trong việc quyết định mức giá đầu vào của quảng cáo.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH KIM CHỈ VIỆT NAM
3.1. Định Hướng Phát Triển Của Doanh Nghiệp
3.1.1. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Theo chia sẻ từ ban giám đốc doanh nghiệp, trong năm 2021, công ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam đặt mục tiêu chính là doanh thu 30 tỷ đồng bằng hai hướng chính:
(1) Tiếp tục hợp tác với các khách hàng hiện tại và hoàn thiện xuất sắc các hợp đồng đã kí kết, từ đó tiến đến kí kết các hợp đồng có mức lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
(2) Tìm kiếm và tham dự đấu thầu để tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp trong các lĩnh vực mà công ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam chưa từng hợp tác trước đây
Bên cạnh mục tiêu chính tăng trưởng doanh thu, ban lãnh đạo công ty TNHH Kim Chỉ Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về việc duy trì mức lợi nhuận trên doanh thu tương tự như mức đã đạt được trong năm 2020, trong bối cảnh ngành quảng cáo truyền