Lịch sử phát triển địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa hình cao nguyên đá đồng văn tỉnh hà giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Lịch sử phát triển địa hình

Cao nguyên đá Đồng Văn được coi là phần kéo dài của cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) ít bị phân dị, cao khoảng 3000m, chuyển tiếp vào vùng núi phân dị mạnh của Đông Bắc Việt Nam có độ cao thấp hơn. Đồng thời đây cũng là vùng chuyển tiếp từ khối vòm sông chảy có biên độ nâng nhỏ hơn (1000m). Trong phạm vi chuyển tiếp này, xen kẽ giữa các cao nguyên Bát Đại Sơn, Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc, khu vực Yên Minh thuộc kiến trúc nâng phân dị sông hiến có biên độ nâng chỉ đạt 500 - 1000m.

Trong giai đoạn tân kiến tạo khoảng từ 25 triệu năm đến nay dọc theo các đứt gãy phương TB-ĐN, ĐB-TN cùng các phương khác xảy ra các chuyển động nâng phân dị làm hình thành các cấu trúc nâng, hạ tương đối có tính khối tảng. Đồng thời các vận động nâng này lại xảy ra theo từng chu kỳ xen kẽ với các giai đoạn yên tĩnh tương đối làm hình thành tính phân tầng của địa hình thể hiện qua các bề mặt san bằng, các bậc thềm sông, các tầng hang động và các hố sụt. Các thung lũng sông suối lớn ở những độ cao khác nhau. Các quá trình ngoại sinh hiện đại diễn ra mạnh trên cơ sở nền móng được nâng cao, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm phân hóa theo quy luật đai cao đã tạo nên các bề mặt sườn, các vách có nguồn gốc khác nhau, và các dạng địa hình tích tụ đã làm đa dạng thêm bộ mặt địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn ngày nay.

Cao nguyên đá Đồng Văn là một phần của lục địa cổ Hoa Nam, phía ĐN được bao quanh bởi các uốn nếp Paleozoi sớm. Di chỉ lục địa cổ Hoa Nam chính là khối vòm sông chảy cùng với cánh cung sông gâm bọc ở phía đông đã làm nên khối nâng Việt Bắc. Cấu trúc này có biên độ nâng đạt trên 2000m trong

Kainozoi, tốc độ nâng hiện đại đạt trên 3mm/năm và lớn nhất vùng ĐB. Biên độ nâng giảm dần về phía Nam và ĐN tạo nên một cấu trúc vòm khối tảng lớn nghiêng dần về phía Nam, ĐN kéo theo sự phân dị độ cao của địa hình và cấu trúc các đai cao. Trên bình diện chung đó xuất hiện các đới nâng và vồng địa lũy, các trũng sụt và võng địa hào. Do hệ quả tách giãn tạo rift Sông Hồng mà bộ phận rìa mảng lục địa cổ Hoa Nam chịu căng giãn theo phương ĐB, đồng thời cũng dịch chuyển sang ngang theo đứt gãy Sông Hồng về phía Nam. Sự tương tác giữa lực này đã tạo nên các dãy núi hình cánh cung độc đáo như: Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng về phía Đông hình nan quạt, và thông ra khu vực đồi núi thấp thuộc lưu vực sông Xi Chang (Trung Quốc).

2.3. Các yếu tố hình thành địa hình khu vực Cao Nguyên Đá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa hình cao nguyên đá đồng văn tỉnh hà giang phục vụ phát triển du lịch (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)