8. Cấu trúc đề tài
1.4.2. Tài nguyên du lịch
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". (Theo
luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại điều 4 chương I).[5]
Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại gồm có: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Được thể hiện qua sơ đồ sau.
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch 1.4.3. Các loại hình du lịch
Các loại hình du lịch rất phong phú và đa dạng, tùy theo điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội và tùy theo nhu cầu và mục đích khác nhau của du khách mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình du lịch khác nhau.
Tùy theo đặc điểm tính chất ta có thể phân ra thành loại hình du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Còn theo phạm vi lãnh thổ ta có thể chia ra thành loại hình du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Căn cứ vào nhu cầu của du khách ta có thể chia thành loại hình du lịch tham qua, khám phá, tìm hiểu, nghỉ dưỡng, thể thao giải trí.... Căn cứ vào tổ chức du lịch ta có thể chia thành loại du lịch theo tuor hoặc du lịch cá nhân và căn cứ vào đặc điểm địa lý ta có du
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tự nhiên Nhân văn
Địa hình Khí hậu Nguồn nước Sinh vật Di tích văn hóa lịch sử Lễ hội Dân tộc học Nhân văn khác
lịch vùng núi, du lịch biển.... Việc phân ra các loại hình du lịch rất đa dạng tùy vào từng thời điểm từng hoàn cảnh mà ta chia thành các loại hình du lịch sao cho phù hợp và thu hút và phát triển du lịch.
1.4.4. Nguyên tắc phân loại du lịch theo các thành phần tự nhiên
Tự nhiên là nguồn tài nguyên du lịch rất quan trọng, tùy vào các dạng tự nhiên mà ta có thể phân ra thành các dịch vụ du lịch đặc trưng theo từng thành phần nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tham quan và khám phá tự nhiên của khách du lịch. Ví dụ như về địa chất ta có thể phát triển du lịch tham quan, khám phá và nghiên cứu khoa học. Về địa hình tá có thể phát triển loại hình du lịch tham quan vọng cảnh, khám phá sự hùng vĩ của địa hình, du lịch mạo hiểm cùng với du lịch nghỉ dưỡng. Còn đối với thảm thực vật và động vật ta có thể phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Từ đây ta có thể xây dựng các tuyến du lịch đặc trưng theo các thành phần tự nhiên nhằm thu hút và hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH KHU VỰC CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN 2.1. Khái quát chung
2.1.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh nằm ở phía Bắc của nước ta. Phía Bắc Và Tây Bắc giáp với nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Đông Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng; phía Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây Nam giáp với tỉnh Lào Cai. Tại điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23023’00” Bắc, điểm cực nam có vĩ độ 2101’00” Bắc; điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ 104024’05”; điểm cực Đông và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ 105030’04” Đông.
Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc có đường biên giới dài 277,5 km tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đối ngoại. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.914,9 km2, trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc cùng sinh sống chủ yếu là dân tộc ít người, với dân số toàn tỉnh là 724.537 người (năm 2011).
Với khối núi Tây Côn Lĩnh và Cao Nguyên Đá Đồng Văn nằm ở phía Tây Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh từ 800-1200 m so với mực nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m).
Hà Giang là một tỉnh có địa hình khá phức tạp, có thể chia 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang.
Tỉnh Hà Giang chủ yếu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt
trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 60 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Lô, sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy. Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc), chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc và gặp Sông Lô ở Tuyên Quang. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, các hệ thống sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất sinh hoạt và nông nghiệp của tỉnh.
Tài nguyên sinh vật ở Hà Giang rất phong phú. Đặc biệt là tài nguyên rừng, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: Pơ mu, Hoàng Đan, Kim Giao và ở đây cũng có một loài gỗ đặc biệt quý hiếm đó là gỗ Ngọc Am phân bố ở cánh rừng thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Cùng với nhiều loài động vật quý hiếm.
2.1.2. Khái quát về khu vực cao nguyên đá
2.1.2.1.Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm kinh tế xã hội
Khu vực Cao Nguyên Đá (CNĐ) gồm có bốn huyện vùng cao phía bắc của tỉnh Hà Giang đó là các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh. Với tổng diện tích là 2.356,0 km2. Về vị trí thì vùng CNĐ nằm ở khu vực phía bắc của tỉnh Hà Giang. Phía bắc và phía tây tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc, phía nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía đông giáp với huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng). Địa bàn nghiên cứu gồm các xã như sau: Huyện Quản Bạ gồm các xã ( thị trấn Tam Sơn, Thái An, Lùng Tám, Đông Hà, Quản Bạ, Quyết Tiến, Cán tỷ, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả ván). Huyện Yên Minh gồm các xã ( thị trấn Yên Minh, Thắng Mố, Phú Lũng, sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh,
Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Già, Du Tiến). Huyện Đồng Văn gồm ( thị trấn Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng, xã Hồ Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Ma Lé, Phố Cáo, Phố Là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải). Huyện Mèo Vạc gồm ( thị trấn Mèo Vạc, xã Cán chu phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Pả Ví, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái, Niêm Tòng).
2.1.2.2. Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình
Khu vực CNĐ có địa hình chủ yếu là núi đá chiếm đến khoảng 80% và xen lẫn núi đất, địa hình nhìn chung bị chia cắt mạnh nhiều núi cao vực sâu. Độ cao tuyệt đối phổ biến từ 800m - 1.200m so với mực nước biển. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và thấp dần từ Đông Bắc xống Tây Nam. Phần lớn các xã trên vùng CNĐ đều nằm trên sườn núi đá vôi có độ dốc lớn và trải dọc theo thượng nguồn sông Nhiệm và sông Nho Quế. Do địa hình khá phức tạp nên giao thông và phát triển kinh tế ở khu vực này rất khó khăn. Tuy nhiên trên khu vực này có nhiều kiểu địa hình cảnh quan độc đáo tự nhiên đa dạng là tiềm năng rất lớn để phát triển Du Lịch. Gồm các kiểu khu vực địa hình sau:
Địa hình cao núi đá có độ cao từ 700m - 1700m chiếm hơn 50% diện tích tự nhiên của vùng. Địa hình này thường cao và dốc chủ yếu là các núi đá vôi độ dốc trung bình > 350. phân bố chủ yếu ở huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Địa hình núi thấp có độ cao từ 300m - 700m chiếm khoảng 40 % diện tích tự nhiên của vùng. Dạng địa hình này có sườn thoải hơn, độ dốc trung bình khoảng 300. phân bố ở hầu khắp các huyện.
Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các thung lũng sông Miện và sông Nho Quế, các bồn địa trước núi và dọc theo các con suối lớn. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng và chỉ chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên của vùng.
+ Khí hậu
Do địa hình cao trung bình từ 700m - 1000m, và có nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, khí hậu CNĐ được chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 200C - 230C, một số nơi về mùa đông nhiệt độ xuống đến 00C thậm chí < 00C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400mm. Độ ẩm trung bình 80%. Nhìn chung khí hậu của vùng rất khắc nghiệt nhiều khi biến động bất thường về mùa đông thường xuất hiện sương muối vá băng giá, thậm chí có tuyết rơi, ngược lại mùa mưa thì thường có hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá tố lốc, lũ quét sạt lở... gây khó khăn cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân.
+ Thủy văn
Khu vực CNĐ có hai sông chính là sông Nhiệm và sông Nho Quế, Ngoài ra còn có các hệ thống các con suối lớn nhỏ khác phân bố khắp trong vùng và đây cũng là thượng nguồn của Nho Quế và sông Gâm.
Phần lớn địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh và chủ yếu là địa hình karst nên nguồn nước trên mặt thường rất ít và nguồn nước ngầm rất phức tạp vì thế làm cho khu vực đã có địa hình hiểm trở này lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển kinh tế và trong sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên những năm gần đây cũng đã có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng này nhưng chủ yếu là dựa vào nước mưa như xây bể chứa nước... Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì nguồn nước ngầm ở đây rất lớn nhưng rất phức tạp và hiện nay vẫn chưa có biện pháp khả quan để khác thác nguồn nước ngầm này.
Các sông suối trên CNĐ thường có độ dốc lớn có nhiều thác ghềnh nên hiệu quả mang lại trong nông nghiệp không lớn tuy nhiên lại là lợi thế để phát triển thủy điện. Trong đó có nhà máy thủy điện trên sông Nho Quế và nhà máy thủy điện trên sông Nhiệm có công suất tương đối lớn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Thổ nhưỡng
Do nằm trên khu vực núi cao địa hình chia cắt phức tạp, địa chất thuộc loại cổ sinh và nguyên sinh nên các sản phẩm phong hóa cũng đa dạng, cùng với khí hậu thường xuyên có mây mù độ ẩm cao nên thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Do sản phẩm phong hóa từ đá vôi nên đất được phân thành nhiều loại gồm: đất đen, đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ... sự hình thành của đất cũng như đặc tính lý hóa của đất chịu ảnh hưởng sâu sắc của tự nhiên. Đất ở khu vực CNĐ có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Đất feralit mùn nâu xám trên núi ở độ cao trung bình > 700m. - Đất feralit nâu đỏ vàng phân bố ở độ cao < 700m.
- Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi.
- Đất bồi tụ phù sa dọc theo các thung lũng sông suối. + Sinh vật
Do nằm ở độ cao trên dưới 1000m so với mực nước biển và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên thực vật nơi đây mang sắc thái của khu hệ thực vật á nhiệt đới Hoa Nam - Bắc Việt Nam. Với kiểu rừng đặc trưng là rừng kín thường xanh và pha lẫn một số loài thực vật á nhiệt đới giỏi chịu hạn và chịu lạnh như: thông, sa mộc, vân xam, de, dổi, trò chỉ, cây bụi và thảm thực vật. Nhưng do hậu quả của chiến tranh và tập quán phát rừng làm nương rẫy nên diện tích rừng tự nhiên còn rất ít độ che phủ chỉ còn khoảng 30%.
Động vật ở đây khá đa dạng và có nhiều loài đặc hữu như: Vọoc mũi hếch, Vọoc đen má trắng, Ngựa bạch, Gà đen, khỉ trong rừng tự nhiên và các loài động vật quý hiếm như: cá Anh Vũ, cá Dầm Xanh, cá Bỗng...
Cây trồng vật nuôi ở khu vực này khá phong phú gồm trồng cây lương thực (lúa, ngô, mạch). Cây công nghiệp (chè san tuyết, lanh, đỗ tương). Cây ăn quả (đào, lê, mận, hồng), cây dược liệu. Vật nuôi gồm có trâu, bò, lợn, gia cầm và nuôi ong.
2.2. Lịch sử phát triển địa chất, địa hình
2.2.1. Lịch sử địa chất
- Đặc điểm địa chất trên cao nguyên đá Đồng Văn được thể hiện qua các lớp đá và có rất nhiều kiểu đá khác nhau thuộc hầu hết các khoảng tuổi của đại cổ sinh. Các dấu ấn địa chất còn in lại rất rõ trên các lớp đá cũng như hóa thạch đã tạo cho cao nguyên đá Đồng Văn giống như một bức tranh, khắc họa một cách đầy đủ nhất khoảng thời gian đại cổ sinh trong lịch sử phát triển của trái đất. Dấu ấn này thể hiện dưới dạng rất nhiều kiểu loại, các dạng di sản địa chất.
- Cao nguyên đá Đồng Văn là một phần của mảng Hoa Nam và cùng là một phần của lục địa cổ Gondwana từ hàng trăm triệu năm trước, khi hình thành các hệ tầng Chang Pung và Lutxia. Trong kỉ Silur (khoảng 125 triệu năm sau), mảng Hoa Nam tách khỏi lục địa Gondwana, trôi dạt và thu hẹp đại dương cổ Proto-Tethys, đồng thời mở ra đại dương mới paleo-Tethys, tương đương với một giãn đoạn trầm tích lớn trên cao nguyên đá cho đến Devon sớm, trước khi hình thành hệ tầng SiKa. Sự bất chỉnh hợp góc giữa hai hệ tầng Lutxia và SiKa được tìm thấy trên cao nguyên đá là một bằng chứng quan trọng của quãng thời gian này trong lịch sử tiến hóa của Trái Đất.
- Trong thời kỳ Carbon-Permi điều kiện cổ khí hậu nhiệt đới mảng hoa nam tồn tại tách biệt với cả lục địa Gondwana và siêu lục địa Pangaea mới hình thành. Tiểu lục địa Cimmeria, gồm Tibet, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một phần Đông Nam Á cũng tách khỏi Gondwana để nhập vào siêu lục địa Laurasia, thu hẹp đại dương Paleo-Tethys đồng thời mở ra đại dương Tethys mới. Quá trình này đồng điệu với sự hình thành trên cao nguyên đá Đồng Văn võng chồng nguồn rìa nội mảng sông Hiến với các hệ tầng: Đồng Đăng, Hồng Ngài, Sông Hiến, Yên Bình. Trong Trias giữa (cách ngày nay khoảng 245- 228 triệu năm) bộ phận phía đông của tiểu lục địa Cimmeria va chạm với mảng hoa nam và cùng trôi dạt lên phía bắc về phía siêu lục địa Laurasia, tương ứng với giai đoạn tạo núi Indosini. Trong Jura sớm(cách ngày nay khoảng 200- 175 triệu năm trước)
các mảng Hoa Nam và Hoa Bắc va chạm để làm nên Trung Hoa đại lục ngày nay. Trong Kainozoi phần lớn mảng hoa nam có cả cao nguyên đá Đồng Văn bị