8. Cấu trúc đề tài
1.3.6. Nguyên tắc phân loại địa hình
Địa hình phát triển trong những hoàn cảnh tương tác rất đa dạng giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh, trên những cấu trúc cũng rất khác nhau về cấu tạo và thạch học. Địa hình cũng phát triển có tính chất tiến hóa, bắt đầu từ trạng thái sơ sinh rồi dần trải qua các giai đoạn trẻ - trưởng thành và suy tàn.
Như vậy các dạng địa hình đã từng phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau và hiện đang tồn tại trong những giai đoạn phát triển khác nhau, nên chúng hết sức đa dạng.Phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi ta phải biết cách gộp chúng thành nhóm, thành dãy để xem xét, chứ không thể nghiên cứu từng dạng riêng biệt đó chính là công việc phân loại địa hình.
Phân loại địa hình theo những dấu hiệu hình thái
* Phân loại theo tương quan bề mặt nằm ngang
Xét theo tương quan với bề mặt nằm ngang, ta có các dạng địa hình lồi và lõm. Hay còn gọi là dạng địa hình âm và dạng địa hình dương.
* Phân loại theo độ phức tạp của dạng địa hình
Theo dấu hiệu này ta có dạng địa hình phức tạp và địa hình đơn giản. Dạng địa hình đơn giản được cấu tạo bởi một lượng tối thiểu các yếu tố địa hình. Dạng địa hình phức tạp là do nhiều dạng đơn giản tạo nên.
* Phân loại địa hình theo kích thước
- Địa hình hành tinh: là những dạng ứng với những bộ phận lớn nhất của bề mặt trái đất. Quyết định hình dạng chung của nó, đó là các khối trồi địa lục và các bồn trũng đại dương.
- Vĩ địa hình: là những dạng địa hình lớn nhất trong phạm vi mỗi dạng địa hình hành tinh. Như các miền núi, các miền sơn nguyên...
- Trung địa hình: có diện tích vài trăm đến vài ba kilômet vuông.như một quả núi, một dãy đồi, phếu karst loại lớn...
- Vi địa hình: là những dạng địa hình có kích thước nhỏ nhất, đóng vai trò làm phức tạp thêm các diện mạo địa hình cấp lớn hơn.
* Phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái
Bên cạnh những chỉ tiêu hình thái của địa hình, nếu ta bổ sung thêm những số liệu về trắc lượng hình thái thì việc phân loại địa hình sẽ khoa học hơn và khái niệm về địa hình sẽ đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
* Phân loại địa hình theo nguồn gốc phát sinh
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay dùng để phân loại địa hình. Bởi vì nó không những phản ánh được cả ba yêu cầu về hình thái, nguồn gốc và lịch sử phát triển của các dạng địa hình mà còn gợi mở cho ta hướng tiếp tục nghiên cứu địa hình một cách sâu sắc hơn nữa. Làm phong phú thêm những hiểu biết về địa hình trên trái đất.
- Địa hình có nguồn gốc nội sinh gồm: + Loại địa hình kiến tạo.
+ Loại địa hình núi lửa.
- Địa hình có nguồn gốc ngoại sinh gồm:
+ Địa hình do dòng chảy trên mặt tạo thành. + Địa hình do băng tuyết.
+ Địa hình do gió tạo thành. + Địa hình do dòng chảy ngầm. + Địa hình do phong hóa tạo thành. + Địa hình nhân tạo.