Phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 061 các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

7. Tính mới của đề tài

1.2.3. Phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích khách hàng doanh nghiệp

Tiến sĩ Lê Thị Xuân (2016, 8-17) đã chỉ ra các phương pháp chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp gồm:

1.2.3.1. Phương pháp so sánh

Khái niệm: Là việc xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( Chỉ tiêu gốc).

Các góc độ so sánh:

- Thực tế với kế hoạch - Kì này với kì trước - Bộ phận với tổng thể Điều kiện so sánh:

- Đảm bảo sự đồng nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu - Phương pháp tính các chỉ tiêu thống nhất

- Cùng đơn vị đo lường

- Thu thập trong cùng độ dài thời gian Các hình thức so sánh:

- So sánh bằng số tuyệt đối: biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế (kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc).

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc.

- So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt lượng nhằm phản ánh đặc điêm chung của một đơn vị hay một bộ phận, một tổng thể chung có cùng tính chất.

- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch DN đặt ra bằng cách so sánh giá trị chỉ tiêu kì thực tế với kì kế hoạch.

- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển qua việc so sánh kết quả kì này

với kết quả kì trước.

- Đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp với kết quả trung bình

tổng thể hoặc DN cùng quy mô hoạt động, cùng lĩnh vực.

1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ

Số tỉ lệ biểu hiện MQH giữa một lượng này với một lượng khác Điều kiện áp dụng: Một tỉ lệ cần gắn với một ý nghĩa kinh tế cụ thể Trình tự nội dung:

- Xác định số tỉ lệ có ý nghĩa

- Áp dụng phương pháp so sánh các số tỉ lệ

Một tỉ lệ đứng một mình sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế nhưng khi tỉ lệ đó được so sánh với các tỉ lệ khác sẽ giúp đưa ra được những kết luận quan trọng, thể hiện rõ được MQH kết cấu và các xu thế quan trọng.

1.2.3.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

- Phương pháp thay thể liên hoàn: Được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương với chỉ tiêu kinh tế.

Bước 1: Xác định công thức.

Bước 2: Quy ước sắp xếp các nhân tố (số lượng trước chất lượng, hiện vật trước giá trị, chủ yếu trước thứ yếu).

Bước 3: Xác định đối tượng phân tích.

Bước 4: Xác định ảnh hưởng của từng nhân tố. Bước 5: Tổng hợp, phân tích, kiến nghị.

- Phương pháp số chênh lệch: Là hình thức rút gọn của phương pháp thay thể liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung.

- Phương pháp chỉ số: Phản ánh ảnh hưởng của sự biến động của các nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích. Chỉ số là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh hai mức.

- Phương pháp cân đối: Điều kiện áp dụng là các nhân tố có MQH tổng (hiệu) với chỉ tiêu phân tích và giả thiết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động.

1.2.3.4. Phương pháp dupont

Bản chất: Tách chỉ tiêu khả năng sinh lời thành tích của chuỗi các tỉ số có mối liên hệ nhân quả với nhau.

Mục đích: Xem xét các nhân tố bên trong ảnh hưởng khả năng sinh lời của DN. Phương pháp này giúp các nhà phân tích có thể tìm được những nhân tố, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể của DN.

Ứng dụng: Phân tích ROA, ROE.

Một phần của tài liệu 061 các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w