Thực trạng năng lực cạnh tranh của VND

Một phần của tài liệu 062 các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCP chứng khoán VNDirect,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 70)

6. Ket cấu của nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VND

3.1.2.1. Phân tích nhóm yếu tố nội bộ

❖ Ve năng lực tài chính

Năng lực tài chính của công ty được phân tích và tổng hợp dựa trên các số liệu về khả

năng huy động vốn, khả năng sinh lời, cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng như chỉ tiêu an toàn tài chính trong giai đoạn 2017 - 2019.

- Khả năng huy động vốn:

Hinh 3.6. Tăng trưởng vốn điều lệ và VCSH 2017 - 2019

Nguồn: BCTC VND 2017 - 2019

Nhóm chỉ số sinh lời 2017 2018 2019 Tỷ suất sinh lời trên doanh

thu thuần (ROS)

38.06 24.25 25.48

Tỷ suất sinh lời trên VCSH bình quân (ROE)

21.19 13.59 12.28

Tỷ suất sinh lời trên tổng TS bình quân (ROA)

714 402 346

Khả năng huy động vốn của VND thể hiện ở quy mô nguồn vốn và sự tăng giảm vốn điều lệ qua các năm. Qua hình 3.6, có thể thấy nguồn vốn của VND tăng trưởng bền vững trong giai đoạn 2017 - 2019. Kênh bổ sung vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu của VND là thông qua phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Năm 2018 đặc biệt là 1 năm xuất sắc của VND khi huy động thành công 1,000 tỷ vốn nợ thông qua việc phát

hành trái phiếu và hơn 503 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu ra công chúng, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng vốn phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ. Sau đợt chào bán, VCSH hợp nhất của VND năm 2018 là gần 3,000 tỷ đồng, tăng 18.57% so với 2017. Năm 2019, với mục tiêu bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động tự doanh, mua bán sáp nhập, bảo lãnh phát hành và cho vay ký quỹ, VND đã thực hiện chào bán 1,100 tỷ trái phiếu (bao gồm 500 tỷ trái phiếu ngắn hạn và 603 tỷ trái phiếu dài hạn), khiến VCSH tăng gần 270 tỷ tương ứng tăng 8.92% so với 2018, và số vốn điều lệ vẫn giữ nguyên ở mức 2,204 tỷ đồng.

Nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của VND so với 1 so CTCK dẫn đầu thị phần

môi giới, ta có hình sau (Hình 3.7):

■ 2017 B2018 «2019

6,000

Nguồn: BCTC VND, SSI, HSC, VCSC 2017 - 2019

Hình 3.7 cho thấy SSI là CTCK sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất với số vốn điều lệ giai đoạn 2017 - 2019 là 5,101 tỷ đồng, lớn hơn VND và 2 CTCK còn lại. Tuy nhiên,

HSC khẳng định khả năng huy động vốn mạnh mẽ nhất khi tăng trưởng vốn điều lệ từ 1,297 tỷ đồng năm 2018 lên 3,059 tỷ đồng năm 2019. VCSC lại cho thấy sự tăng trưởng vốn kém hiệu quả hơn khi số vốn chỉ tăng nhẹ qua các năm (từ 1,200 tỷ năm 2017 lên 1,644 tỷ đồng năm 2019). VND sau đợt phát hành trái phiếu số lượng lớn vào năm 2018 cũng tăng vốn điều lệ từ 1,550 tỷ đồng lên 2,204 tỷ đồng và giữ nguyên

trong năm 2019. Điều này cho thấy so với các CTCK đối thủ trên thị trường, khả năng huy động vốn của VND chưa thực sự vượt trội, do đó công ty chưa tạo được lợi

the cạnh tranh lớn trên TTCK.

Nguồn: Vietstock Finance 2017 - 2019

Nhìn vào bảng 3.3, ta thấy ROS giảm mạnh giai đoạn 2017 - 2018 (từ 38.06% xuống chỉ còn 24.25%) và chỉ tăng nhẹ vào năm 2019 với 25.48%. ROS giảm bởi năm 2018

chi phí lãi vay và chi phí quản lý công ty của VND chiếm tỷ trọng rất lớn, khiến tổng

chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 400 tỷ so với 2017 trong khi doanh thu chỉ tăng 300 tỷ. Điều này khẳng định công ty quản lý chi phí chưa thật sự hiệu quả và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Tuy nhiên ROS tăng nhẹ từ 24.25% trong 2018 lên 25.48% vào năm 2019, cho thấy VND đã cắt giảm được

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019

Cơ cấu tài sản %

Tài sản ngắn hạn/ Tong tài sản 97.12 97.08

Tài sản dài hạn/ Tong tài sản 218 292

"2 Cơ cấu nguồn vốn %

Nợ phải trả/ Tong nguồn vốn 71.68 71.94

VCSH/ Tong nguồn vốn 28.31 28.06

1 Khả năng thanh toán Lần

Khả năng thanh toán hiện hành 145 142

Khả năng thanh toán nhanh ÕĨ3 018

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt 013 018

Bảng 3.3 cũng cho thấy ROE và ROA của VND có xu hướng giảm qua từng năm. Trong đó, ROE đặc biệt giảm mạnh từ 21.19% năm 2017 xuống 13.59% năm 2018 và tiếp tục giảm xuống mức 12.28% vào năm 2019. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng tot VCSH để tăng khả năng sinh lời so với các năm trước. ROA của công ty cũng giảm từ 7.14% trong năm 2017 xuống còn 4.02% vào năm 2018 và tiếp tục đi xuống 3.46% trong năm 2019, phản ánh tuần suất khai thác các tài sản của VND đang

yếu hơn so với các năm trước. Điều này cũng khẳng định tần suất sử dụng tài sản của

VND qua các năm còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng sinh lời của các tài sản mà công ty đang sở hữu.

So sánh khả năng sinh lời của VND so với các CTCK nổi bật trên thị trường năm 2019, ta có hình sau (Hình 3.8):

■ ROS BROE BROA

Nguồn: Vietstock Finance 2019

Hình 3.8 cho thấy trong số các CTCK dẫn đầu thị trường môi giới, VND là công ty sử dụng nguồn VCSH để tạo ra lợi nhuận hiệu quả nhất với ROE là 12.28%, cao hơn tất cả các CTCK còn lại. Tuy nhiên, ROA và ROS của VND lại thấp hơn các đối thủ, đặc biệt có sự chênh lệch lớn so với VCSC khi ROS của VND chỉ bằng 1/2 so với VCSC và ROE của VND chỉ bằng 1/3 so với VCSC. Điều này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của VND kém hơn và công ty cũng chưa khai thác các tài sản một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận so với các DN cùng ngành. Bởi vậy, công ty chưa tạo được vị the cạnh tranh lớn trên TTCK.

- Cơ cấu tài sản, nguồn vốn:

Năm 2017 2018 2019

Tong giá trị rủi ro 566,2 761,8 999,5

Von khả dụng 2,057 2,434 2,782

Tỷ lệ von khả dụng (%) 363.4% 319.5% 278%

Nguồn: Vietstock Finance 2018 - 2019

Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn của VND chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng tài sản với hơn 97%, còn lại là tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng

nguồn vốn năm 2019 tăng so với năm 2018, chiếm 71.94% cho thấy công ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản công ty phải trả cho hoạt động giao dịch CK và thuế phải nộp nhà nước. Trong khi đó, tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn chỉ chiếm 28.06% trong năm 2019, giảm 0.25% so với

2018, cho thấy khả năng độc lập về mặt tài chính của VND khá thấp. Bên cạnh đó, bảng 3.4 cũng cho thấy tỷ lệ thanh toán hiện hành của VND giai đoạn 2018 - 2019 đều lớn hơn 1, khẳng định công ty sở hữu đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các nghĩa

43

- Chỉ tiêu an toàn tài chính:

Bảng 3.5. Chỉ tiêu rủi ro và vốn khả dụng VND 2017 - 2019

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chỉnh VND 2017 -2019

Tỷ lệ vốn khả dụng của VND giai đoạn 2017 - 2019 đều trên mức 180%, cho thấy mức an toàn tài chính rất cao và không thuộc diện cần kiểm soát. Điều này cũng phản

ánh VND có tình hình tài chính lành mạnh, luôn tuân thủ nghiêm ngặt và đáp ứng rất tốt các yêu cầu khắt khe do cơ quan quản lý quy định.

Hmh 3.9. Tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK 2019

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chỉnh của các CTCK 2019

Hình 3.9 phản ánh tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK năm 2019 đều đạt trên 180%, cho thấy các công ty đều sở hữu mức an toàn tài chính ổn định. Tuy nhiên, so với các

CTCK trên thị trường, tỷ lệ vốn khả dụng của VND còn thấp, cho thấy các hoạt động của công ty để nâng cao năng lực tài chính như tăng vốn, cơ cấu lại tài sản có rủi ro

cao... chưa hiệu quả như các CTCK khác. Do đó, khả năng cạnh tranh của VND chưa

được đánh giá cao so với các công ty khác trên TTCK.

❖ Ve nguồn nhân lực

Hinh 3.10. Cơ cấu nguồn nhân lực của VND theo trình độ và độ tuổi

5.39%

Cơ cấu theo trình độ

2.75% 0.2% 91.66 Lao động phổ thông Đại học ■ Trung cấp/cao đẳng

Cơ cấu theo độ tuổi

■ 20 tuổi - dưới 30 tuổi ■ 30 tuổi - dưới 50 tuổi

■ 50 tuổi trở lên

Nguồn: Phòng Nhân sự VND

Theo số liệu từ phòng Nhân sự của VND, tính đen hết năm 2019, tổng số lượng nhân

sự chính thức tại công ty là 827 người (giảm 153 người so với năm 2018) cụ thể tỉ lệ lao động nữ chiếm 53.3% và tỉ lệ nam là 46.7%. Đây là năm đầu tiên VND ghi nhận số lượng lao động nữ cao hơn nam. Hình 3.10 cho thấy nhân sự trung bình tại công ty nằm trong độ tuổi từ 20 - dưới 30 tuổi, chiếm 69.06%, cho thấy công ty sở hữu lượng lớn nhân lực trẻ, năng động và nhiệt huyết. Luôn giữ vững mục tiêu xây dựng và duy trì đội ngũ cán bộ nhân viên chất lượng cao và có trình độ chuyên môn giỏi, 91.66% nhân sự tại công ty có trình độ đại học, riêng trình độ trên đại học chiếm 5.39%. Tiep nối định hướng từ những ngày đầu thành lập công ty, nhằm cải thiện chất lượng đội ngũ nhân sự và đáp ứng nhu cầu nâng cao tri thức và năng lực chuyên môn, VND luôn chú trọng vào các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực định kì. Năm 2019, VND tiếp tục phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning áp dụng cho nhân viên nội bộ với các khóa học chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng và nghiệp

vụ... Phúc lợi của nhân viên cũng được công ty đảm bảo như các che độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe và đặc biệt được hỗ trợ trong các trường45

Tong thời gian đào tạo

(Giờ) Tong số khóa đào tạo (Lứp) Tong chi phí đào tạo (Tỷ đồng) Tong số lượt tham gia đào

tạo (Học viên) VND 2502 278 2.67 16750 SSI 2476 71 2.83 1367 HSC 2170 50 1.91 1507 VCSC 1470 77 2.52 1290

(đám hỉ, sinh con...). Từ trước đến nay, VND ghi nhận không có các trường hợp nhân

sự bị đối xử phân biệt và luôn đảm bảo nhân viên có sự hài lòng cao với công ty và các chính sách của công ty.

NLCT của VND về cơ cấu nhân sự theo trình độ so với các CTCK dẫn đầu thị trường

môi giới được thể hiện qua Hình 3.11:

■ Khác ■ Trên đại học ■ Đại học

Nguồn: BCTN VND - SSI - HSC - VCSC 2019

Có thể thấy các CTCK đều có tỷ lệ lao động trình độ đại học và sau đại học trên 80%,

trong đó VND có tỷ lệ nhân sự trình độ cao lớn thứ 2 với 97.05%, chỉ sau SSI với 99.1%. Điều này khẳng định công ty chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao và được đào tạo bài bản về chuyên môn ngành chứng khoán nhiều hơn so với các CTCK còn lại, chỉ sau SSI. Do đó, khả năng cạnh tranh của công ty cũng được đánh giá cao hơn trên thị trường.

Bên cạnh đó, bảng 3.6 còn so sánh các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của VND trong năm 2019 so với 1 so CTCK đầu ngành:

Nguồn: BCTN VND - SSI - HSC - VCSC 2019

Bảng 3.6 cho thấy VND sở hữu chương trình bồi dương và phát triển đội ngũ nhân sự vượt trội với tổng thời gian đào tạo, tổng số khóa đào tạo, tổng chi phí đào tạo và số lượt tham gia đào tạo của nhân viên đều lớn hơn các CTCK còn lại. Đặc biệt, VND

có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn các CTCK khác khi công ty đã phát triển phần mềm đào tạo trực tuyến E-Learning dành cho cán bộ nhân viên từ năm 2018, trong khi SSI

và HSC mới chỉ đưa ra vào năm 2019 còn VCSC lại không sở hữu phần mềm hữu ích này. Riêng hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning của VND đã thu hút 6,567 lượt học viên với 17,344 tổng số lượt truy cập trong năm 2019. Điều đó đã cho thấy VND tận dụng được điểm mạnh này để tăng NLCT của công ty trên TTCK.

❖ Ve chất lượng sản phẩm

VND sở hữu các gói sản phẩm dịch vụ vô cùng đa dạng cho các đối tượng bao gồm: (1) Khách hàng cá nhân, (2) Ngân hàng đầu tư và (3) Thị trường vốn. Trong đó, VND

chủ yếu phát triển các sản phẩm đầu tư và ủy thác để phục vụ cho nhóm khách hàng cá nhân, tiêu biểu là trái phiếu (V-Bond/D-Bond), chứng chỉ quỹ (D-Cash/VNDAF), danh mục đầu tư mẫu (VN-Value/VN-Quant), bảo hiểm, chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh... đều nhận được phản hồi tốt của khách hàng. Với chuyển dịch từ “product centric” sang “customer centric”, các sản phẩm của VND được định hướng phân phối dựa trên hệ sinh thái mở bao gồm các dịch vụ D-Cash, D-Trade, D-Stock

thị trường vốn (ECM), Dịch vụ thị trường nợ (DCM), Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập (M&A) và Dịch vụ tư vấn tài chính DN (CF), giờ đây các khách hàng DN được

tiếp cận thêm các gói sản phẩm về Quản lý chiến lược, Quản lý nguồn vốn, Quản lý DN, Dịch vụ IR, Dịch vụ IB. Chat lượng của các sản phẩm này được các khách hàng doanh nghiệp đánh giá cao và tin tưởng sử dụng, bởi vậy doanh thu hoạt động ngân hàng đầu tư của VND năm 2019 đạt 49 tỷ, tăng gấp đôi so với năm 2018 chỉ 21,5 tỷ. Ngoài ra, với khối Thị trường von, VND tập trung phát triển các sản phẩm cấu trúc như chứng quyền có bảo đảm, ETF, các sản phẩm phái sinh và thực hiện tăng trưởng quy mô vào các sản phẩm đầu tư có lãi suất cố định như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu

DN, chứng quyền có bảo đảm trái phiếu do các định che tài chính phát hành. Ket quả

là tổng lợi nhuận khối Thị trường vốn năm 2019 của VND đạt mức 587 tỷ đồng, đóng

góp hơn 60% tổng doanh thu của công ty.

So với các CTCK dẫn đầu thị trường môi giới như SSI, HSC, VCSC, VND cũng sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú dành cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh. Điều quan trọng là các CTCK cần phát triển các sản phẩm mới nhằm mang lại tiện ích tối ưu nhất cho các nhà đầu tư và khách hàng. Trong năm 2018, VND cho thấy việc ứng dụng sản phẩm mới thành công nhất khi ra mắt 2 loại trái phiếu doanh nghiêp

V-Bond và D-Bond dành cho khách hàng cá nhân với ưu điểm lãi suất cao, thanh khoản tốt và rủi ro thấp có cam kết mua lại từ VND. Năm 2019, SSI và HSC mới cho

ra mắt sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp trong khi VCSC lại không phát triển loại sản phẩm này. Năm 2019 cũng là năm mà VND cùng SSI và HSC đều phát hành thành công chứng quyền có bảo đảm và đem về lợi nhuận lớn. Có thể nói, việc sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và khả năng phát triển các sản phẩm mới thường xuyên là the mạnh của VND nhằm nâng cao NLCT trên TTCK.

Năm 2018, với mục tiêu gia tăng sức mạnh hạ tầng công nghệ, VND đã phát triển thành công dự án Pro-Trade, hệ thong Data Center vượt trội và hệ thống máy chủ thông minh. Năm 2018, Pro-Trade đạt mốc 120,000 tài khoản đăng nhập chỉ trong 1 tháng. Đối với các khách hàng đầu tư nước ngoài, VND đưa ra giải pháp công nghệ DIRECTINVEST tạo điều kiện cho các nhà đầu tư giao dịch trực tuyến an toàn tài Việt Nam. Năm 2019, VND tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái đầu tư đa kênh bao gồm: Stockbook - nền tảng thông tin đầu tư trực tuyến, Dplatform - nền tảng giao dịch tài sản trực tuyến đa kênh và iVND - mobile app với nền tảng quản lý tài sản cá nhân. Các nền tảng này giúp nhà đầu tư có thể giao dịch và tương tác trực tiếp với các gói sản phẩm, từ đó giảm thiểu được chi phí vận hành cho công ty. Bên

Một phần của tài liệu 062 các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCP chứng khoán VNDirect,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 70)

w