1.3.1. So sánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực hiện so với kế hoạch
= y I KTK - - - TTTT yKH Trong đó:
y1 : Doanh thu thực hiện yKH : Doanh thu kế hoạch
Ý nghĩa:
KTK>1: Doanh thu vượt kế hoạch KTK<1: Doanh thu chưa đạt kếhoạch.
1.3.2. So sánh doanh thu thực hiện năm nay so với năm trước
t=S yO Trong đó :
y1 : Doanh thu thực hiện năm báo cáo y0 : Doanh thu thực hiện năm gốc
Ý nghĩa:
Con số này xác định xu hướng biến động và tốc độ phát triển của doanh thu qua thời gian. Để hiểu rõ hơn về kết quả HĐKD cũng như muốn dự đoán được tình hình đó trong tương lai, cần xem xét một cách chi tiết các nhóm hàng mà doanh nghiệp kinh doanh cũng như thịtrường tiêu thụcủa doanh nghiệp theo khu vực địa lý.
• Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm
Phân chia DTT của doanh nghiệp ra theo từng nhóm hàng kinh doanh để hiểu về mức độ quan trọng và sự đóng góp của từng mảng kinh doanh vào tổng doanh thu của doanh nghiệp.
• Doanh thu tiêu thụ theo thị trường
Bên cạnh việc phân tích doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh, có thể phân tích doanh thu theo khu vực địa lý. Việc phân tích này giúp ta hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụcủa doanh nghiệp, đánh giá sự thành công của doanh nghiệp trên từng thị trường và có cơ sở cho việc dự báo doanh thu thuần cho những năm tiếp theo.
1.3.3. Ảnh hưởng của giá cả và sản lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụsản sản
phẩm
Doanh thu thay đổi phụ thuộc vào cả sự thay đổi số lượng sản phẩm tiêu thụ lẫn mức giá bán của các sản phẩm.
Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm tới DTT, có thể sử dụng phương pháp số chênh lệch hoặc phương pháp chỉ số.
Có thể áp dụng phương pháp chỉsốnhư sau:
IR = Iqt x Ip
∑F
= 1qt t 1p t 1 _ ∑F = 1q 11 1 PI 0 ∑F = 1q 11 1 P1 1 ∑F= 1q i t 0p t 0 ∑= 1q 11 0 P 1 0 ∑F= 1q 111P1 0
Trong đó:
IR: Chỉ số phản ánh sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Iqt: Chỉ số phản ánh biến động của sản lượng tiêu thụ, đồng thời cũng là chỉ số cho thấy sự thay đổi của doanh thu dưới tác động của sự thay đổi sản lượng.
Ip: Chỉ số giá, cũng là chỉ số cho thấy sự thay đổi doanh thu dưới tác động của việc thay đổi mức giá cả.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ
SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Tác động của khách hàng đến với quá trình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế. Vậy, những nguyên nhân chủ yếu thuộc nhóm khách hàng tác động đến
Khóa luận tôt nghiệp HVNH
- Thu nhập: Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi vì sự thoải mãn nhu cầu là hoàn toàn phụ thuộc vào mức thu nhập của người tiêu dùng. Mức thụ nhập cao, nhu
cầu sử dụng lớn và yêu cầu về sản phẩm hàng hóa cũng cao hơn.
- Nhu cầu (cấp thiết hay mong muốn). Sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường đã đáp ứng được đối với những đối tượng khách hàng (người
tiêu dùng) nào? Và đây là nhu cầu cấp thiết hay nhu cầu mong muốn.
- Phong tục, tập quản và thói quen của người tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường có thể không phù hợp với đối tượng
người tiêu
dùng ở địa phương này, vùng này nhưng lại đáp ứng nhu cầu với khách hàng, người
tiêu dùng ở địa phương khác.
Trong ba yếu tố trên, mức thu nhập là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thỏa mãn nhu cầu hàng hóa, nhu cầu tang lên khi thu nhập tang.
1.4.1.2. Nhân tô khác
Các hoạt động, chính sách của Nhà nước có tác động lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
• Môi trường chính trị - pháp lý
Môi trường này bao gồm các yếu tố: các chính sách, các loại thuế, các ưu đãi của chính phủ, các đạo luật về kinh doanh,...
Các yếu tố thuộc lĩnh vực này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh ngiệp khác và ngược lại.
• Môi trường công nghệ
Một lực lượng quan trọng nhất, định hình cuộc sống của con người là công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những điều kỳ diệu, nhờ có sự phát triển của công nghệ mà
Ngày nay các nhà khoa học đang nghiên cứu một loạt các công nghệ mới sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với sản phẩm và quá trình sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải không ngừng nghiên cứu và nắm vững, nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học để áp dụng vào sản xuất.
• Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn, người đó thắng, tồn tại và phát triển.
Môi trường cạnh tranh liên quan đến các dạng về số lượng đối thủ mà doanh nghiệp phải đối phó cùng với những vấn đề phải ứng xử thích hợp. Hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện cực kỳ quan trọng để có thể lập kế hoạch Marketing có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sánh các sản phẩm của mình, giá cả, các kênh hoạt động khuyến mại của mình với cac đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy mà chúng ta có thể phát hiện được những lĩnh vực mình có ưu điểm , ưu thế cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể tung ra những đòn tấn công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn trước các cuộc chiến, cuộc tiến công.
Các doanh nghiệp cần biết nắm vấn đề về các đối thủ cạnh tranh: Những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? Chiến lược của họ như thế nào? Mục tiêu của họ là gì? Những điểm mạnh yếu của họ là gì? Cách thức phản ứng của họ ra sao?
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1. Yếu tô sản phẩm
Sản phẩm là tham số đầu tiên trong Marketing hỗn hợp. Hiểu và mô tả đúng sản phẩm của doanh nghiệp mang ra bán trên thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống Marketing hỗn hợp ở doanh nghiệp. Xác định đúng sản phẩm có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng việc mô tả sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ thường bị xem nhẹ hoặc do thói quen hoặc chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của nó trọng hoạt động tiêu thụ và kinh doanh. Điều nayg đã dẫn đến những hạn chế về khả năng tiêu thụ cunngx như hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghệp.
Khóa luận tôt nghiệp HVNH
Có các tiếp cận khác nhau được lựa chọn tùy thuộc vào doanh nghiệp như: Tiếp cận và mô tả sản phẩm theo truyền thống, theo quan điểm Marketing.
1.4.2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề
Mỗi ngành nghề có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành nghề đó cũng khác nhau. Tùy theo từng ngành nghề mà có những đặc trưng riêng biệt về tiêu thụ sản phẩm.
1.4.2.3. Khôi lượng sản xuất sản phẩm, tiêu thụ trong kỳ
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ là khối lượng hàng hóa đem bán trên thị trường. Khi sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn. Nhưng điều cần lưu ý là doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng tình hình nhu cầu thị trường. Vì nếu số lượng hàng hóa đem ra tiêu thụ quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trường sẽ gây nên tình trạng bão hòa, làm cho giá cả hàng hóa giảm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Còn nếu khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ nhỏ hơn so với nhu cầu thị trường (trong khi chưa tận dụng hết khả năng sản xuất của doanh nghiệp) sẽ tạo nên cơn sốt hàng hóa, giá cả tăng nhưng số lượng tiêu thụ giảm, làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm theo. Mặt khác, một bộ phận khách hàng không được đáp ứng nhu cầu sẽ tìm đến các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do đó, công ty sẽ mất đi một bộ phận khách hàng và thị phần của doanh nghiệp sẽ bị thu h p. Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệpmình để chuẩn bị khối lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
1.4.2.4. Chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ
Ngày nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất luôn được gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: Chất lượng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu ( sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn). Vì vậy, chất lượng là giá trị đượctạo thêm. Mặt khác, chất lượng sản phẩm là
một vũ khí cạnh tranh sắc bén, dễ dàng đè b ẹp mọi đối thủ, nhờ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tăng lên.Chất lượng sản phẩm không phải hoàn toàn do người sản xuất quyết định mà còn do người tiêu dùng kiểm nghiệm. Đó là hệ thống đặc tính nội tại của sản phẩm đã được xác định bằng những thông số có thể đo hoặc so sánh phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn nhu cầu xã hội. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không nhất thiết được thực hiện bằng trang thiết bị máy móc nên khi xem xét vấn đề này ta cần phải lưu ý tới mối quan hệ với những đặc tính khác trong cùng một hệ thống sản xuất ra sản phẩm, nó được hình thành từ khi thiết kế, quá trình chế tạo, được khẳng định qua kiểm tra kỹ thuật và đem ra sử dụng.
1.4.2.5. Giá cả sản phẩm
Nếu ta cố định các nhân tố khác lại thì giá bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay, giá cả các sản phẩm sản xuất ra ngoài một số loại có tính chất chiến lược do Nhà nước bảo hộ và định giá (như điện, nước, xăng, dầu...), còn lại đại bộ phận giá cả các sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào việc thỏa thuận ký kết hợp đồng với người đặt hàng, tùy thuộc vào cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải tự tính toán để cân nhắc và định giá sao cho giá bán bù đắp được chi phí đã bỏ ra và đồng thời có được lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Cùng một loại sản phẩm, nếu bán trên các thị trường khác nhau vào những thời điểm khác nhau thì không nhất thiết giá cả phải như nhau. Tùy thuộc vào thị trường mà doanh nghiệp sẽ rơi vào một trong ba trạng thái sau: lãi, lỗ hay hòa vốn. Điều đó phản ánh rất thực chất cơ chế giá trong cạnh tranh, hoàn toàn khác cơ chế giá áp đặt hành chính.
1.4.2.6. Kết cấu mặt hàng
Kết cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng theo doanh thu của từng mặt hàng so với tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vì mỗi mặt hàng có một công dụng kinh tế nhất định hay việc thỏa mãn của nó cho một nhu cầu tiêu dùng là khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn tìm cách thay đổi các mặt hàng sản xuất
Khóa luận tôt nghiệp HVNH
với nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đaị bộ phận khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng không phải mặt hàng nào đưa ra cũng có nhu cầu như nhau, có mặt hàng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng cũng có mặt hàng lại không được người tiêu dùng lựa chọn hoặc ít có nhu cầu. Chính vì vậy, kết cấu sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ, nếu kết cấu sản phẩm đưa ra thị trường một cách hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, thậm chí còn phải giảm giá bán gây tình trạng xấu cho doanh nghiệp. Để tránh được tình hình này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để đưa ra những kết cấu sản phẩm mới ưu việt hơn kết cấu sản phẩm cũ, nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường tốt nhất.
Ngoài ra còn có các yếu tố về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; uy tín doanh nghiệp đều tác động đến doanh thu và sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đi sâu vào tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là tiền đề và có vai trò quan trọng của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích rõ khái niệm, vai trò, các hình thức thiêu thụ sản phẩm ở chương 1. Và để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và mở rộng thì doanh thu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối, phần 1 cũng đã chỉ ra các khái niệm, nội dung, căn cứ xác định doanh thu, ...
Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ có mối quan hệ gắn kết với nhau, tiệu thụ là tiền đề để tạo ra doanh thu tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ là động lực để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và phát triển doanh nghiệp.
Dựa vào những nội dung của phần 1, phần 2 của khóa luận sẽ đi vào phân tích tình hình tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông những năm gần đây và kết quả đạt được.
Khóa luận tôt nghiệp HVNH
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CTCP PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Giới thiệu về Công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông. - Tên nước ngoài: Rangdong Light Source And Vacuum Flask JSC. - Tên viết tắt: RALACO.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Số: 010 152 6991 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 23/11/2018 (lần thứ 5).
- Vốn điều lệ: 120.750.000.000 đồng.
- Địa chỉ: Số 87 - 89 Phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. - Điện thoại: (04) 3 858 4310/ 3 858 4165. - Fax: (04) 3858 5038. - Website: www.rangdongvn.com . - Email: ralaco@hn.vnn.vn . - Mã số thuế: 0101526991. - Biểu tượng Công ty:
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông chính là tiền thân của Công ty Rạng Đông. RALACO đã được xây dựng vào thời kỳ trước đổi mới năm 1958. Đây là một