Vì tính thiết thực và hữu ích nên đề tài nghiên cứu đã được tiếp cận, tìm hiểu và phát triển. Mặc dù đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá chung về KSNB đến phí kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán ASCO, tuy nhiên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng cũng là một để tài mới và vô cùng phức tạp ở Việt Nam.. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu còn một số mặt hạn chế như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xem xét mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá chung về KSNB của doanh nghiệp được kiểm toán bởi Công ty
SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm
Khóa luận tốt nghiệp 48 Học viện Ngân hàng
TNHH Kiểm toán ASCO đến phí kiểm toán mà ASCO và doanh nghiệp đó ký kết theo hợp đồng. Từ đó, có thể thấy phạm vi nghiên cứu của bài vẫn còn hạn chế, chưa thể bao quát được toàn bộ các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam bởi đa số phí kiểm toán không được công khai một cách rộng rãi.
Thứ hai, phí kiểm toán không hẳn là chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của việc đánh giá chung về KSNB tại doanh nghiệp, tổng TS hay DT bán hàng và cung cấp dịp vụ mà còn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác có tác động đến phí kiểm toán chưa được đề cập tại nghiên cứu này, ví dụ như rủi ro tài chính, năng lực kiểm toán nội bộ, số lượng công ty con,...
Thứ ba, ASCO kiểm toán cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, đối với bài nghiên cứu chỉ xem xét đến bốn loại hình doanh nghiệp sau: (1) doanh nghiệp dịch vụ, (2) doanh nghiệp thương mại, (3) doanh nghiệp sản xuất, (4) doanh nghiệp xây dựng. Do đó, đối với các loại hình doanh nghiệp khác cũng có thể tác động đến phí kiểm toán.
Thứ tư, về số lượng các doanh nghiệp được ASCO kiểm toán BCTC trong năm 2020, do khó khăn trong việc tìm hiểu và tính chất bảo mật của công ty nên bài nghiên cứu chưa tiếp cận được 100% số lượng các doanh nghiệp.
Xuất phát từ những hạn chế trên, ta có thể nhận định những bài nghiên cứu tiếp theo sẽ có rất nhiều hướng đi mới, với thời gian nghiên cứu phù hợp hơn, theo những khía cạnh khác nhau giúp cho vấn đề được mở rộng và kết quả nghiên cứu được đa dạng. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu đối với các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán tại các công ty kiểm toán nên được mở rộng nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn và đa dạng các loại hình doanh nghiệp được kiểm toán thì kết quả nghiên cứu mang lại sẽ tốt hơn.
Khóa luận tốt nghiệp 49 Học viện Ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Chương 5 đã đưa ra kết quả nghiên cứu chính của đề tài đó là kết quả đánh giá chung về KSNB có mối quan hệ ngược chiều với phí kiểm toán. Ngoài ra, tổng TS và DT bán hàng có mối quan hệ cùng chiều phí kiểm toán. Từ kết quả phân tích, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm mang lại lợi ích cho công ty kiểm toán và doanh nghiệp được kiểm toán. Các khuyến nghị bao gồm: cải thiện chất lượng hoạt động KSNB tại doanh nghiệp, nâng cao dịch vụ kiểm toán và có những biện pháp xử lý đối với các công ty kiểm toán cố tình hạ mức phí để cạnh tranh. Trong chương 5 nghiên cứu cũng đã chỉ ra những đóng góp và hạn chế của đề tài, từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu, đồng thời giúp cho các tác giả khác có những hướng nghiên cứu mới trong tương lai để có thể bổ sung, hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm
Khóa luận tốt nghiệp 50 Học viện Ngân hàng
KẾT LUẬN
Hiện nay, KTĐL đang ngày càng phát triển và chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, sẽ luôn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kiểm toán, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng và dịch vụ mà mình cung cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phí kiểm toán cũng là một trong những vấn đề còn nhiều băn khoăn cho các doanh nghiệp được kiểm toán và công ty kiểm toán. Một câu hỏi đặt ra là những tác nhân nào quyết định đến phí kiểm toán, liệu việc đánh giá chung về KSNB của doanh nghiệp có tác động đến phí kiểm toán hay không.
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung về kiểm soát nội bộ tới phí kiểm toán - Nghiên cứu điển hình tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ”
nhằm mục đích làm rõ câu hỏi nghi vấn đã đặt ra. Bằng các biện pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, bài viết đã chỉ ra ảnh hưởng ngược chiều của kết quả đánh giá chung về KSNB tới phí kiểm toán. Ngoài ra, nghiên cứu còn mở rộng ra đối với một số nhân tố khác, từ đó thấy được tác động tích cực của tổng TS, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ lên phí kiểm toán. Trên cơ sở những phân tích, cùng với những lý luận và thực tế, bài viết đã đưa ra những ý kiến đóng góp không chỉ giúp cho công ty kiểm toán mà còn giúp cho cả doanh nghiệp được kiểm toán.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức nền tảng quý báu để em có thể thực hiện được nghiên cứu này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Lê Thanh - giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán - giáo viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đã luôn tận tình, chỉ bảo chi tiết, hướng dẫn một cách chu đáo, tỉ mỉ để em có thể mở rộng được vốn kiến thức cũng như hoàn thiện được một đề tài vô cùng mới mẻ và thú vị này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế về vốn kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô thông cảm. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy, cô để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dahdoh, H. (2005). The effective factors of determining the financial auditing fees in Syria, Irbid, the Dean of Scientific Research, I (November) (pp. 35-66). Irbid: Irbid National University.
Abdullah AL-Mutairi & Kamal Naser & Naser Al-Enazi, 2017. "An Empirical Investigation of Factors Affecting Audit Fees: Evidence from Kuwait" International Advances in Economic Research, Springerdnternational Atlantic Economic Society, vol. 23(3), pages 333-347, August.
Gerrard, I., Houghton, K. and Woodliff, D. (1994), “Audit fees: the effects of auditee, auditor andindustry differences”, Managerial Auditing Journal, Vol. 9 No.
7, pp. 3-1.
Felix, W.L. Jr, Gramling, A. and Maletta, M. (2001), “The contribution of internal audit as adeterminant of external audit fees and factors influencing this contribution”, Journal of Accounting Research, Vol. 39 No. 3, pp. 513-34.
Suwaidan, M., & Qasim, A. (2010). External auditors' reliance on internal auditors and its impact on audit fees: an empirical investigation. Managerial Auditing Journal, 25(6), 509-525.
Wallace, W.A. (1984), “Internal auditors can cut outside CPA costs”, Harvard Business Review,March-April, pp. 16-20.
Kutob, A., & Al-Khater, K. (2004). An empirical investigation of factors affecting audit fees: the case of Qatar. Journal of King Abdulaziz University: Economics and Administration, King Abdulaziz University, 18(2), 153-188.
El-Gammal, W. (2012). Determinants of audit fees: evidence from Lebanon.
International Business Research, 5(11), 136-145.
Amba, S., & Al-Hajeri, F. (2013). Determinants of audit fees in Bahrain: an empirical study. Journal of Finance and Accountancy, 13, 1-9.
Peter J. Baldacchino, Miriam Attard và Frank Cassar (2014). Factors influencing external audit fees in Malta.
Kamal Naser và Yousef Hassan (2016). Factors influencing external audit fees of companies listed on Dubai Financial Market. International Journal of Islamic and Middle Eastern Finance and Management, September 2016.
Lê Quang Dũng (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty tới giá phí kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ
Nguyễn Thị Hương Liên và Nguyễn Thị Huyền Trang (2016). Ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 29-36.
Nguyễn Anh Hiền (2019). Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.Tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 6/2019.
Lê Vũ Vi (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ
Phạm Thị Tươi (2012). Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán (AAC). Đề tài tốt nghiệp.