Tìm hiểu KSNB của đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá KSNB
Nội dung cụ thể từng bước trong quy trình đánh giá KSNB: - Tìm hiểu KSNB của đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán:
SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm
Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng
KTV cần phải hiểu một cách đầy đủ về cơ cấu KSNB trên cả hai phương diện là việc thiết kế các quá trình kiểm soát trong từng yếu tố và việc duy trì, vận hành chúng trong thực tế đơn vị.
- Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:
Sau khi tìm hiểu về KSNB của đơn vị, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB của đơn vị được kiểm toán trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được loại trừ do những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và KSNB. KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
Thử nghiệm kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về khả năng bảo đảm ngăn chặn và phát hiện được các sai sót trọng yếu của KSNB. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao. Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát càng thấp thì KTV càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế toán và KSNB đã được thiết kế và hoạt động hiệu quả. Để chứng minh là KSNB hoạt động có hiệu quả, KTV phải xem xét cụ thể các thủ tục KSNB áp dụng, tính nhất quán trong việc áp dụng thủ tục và người thực hiện kiểm soát trong suốt niêm độ. KSNB có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngay cả khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định do có sự thay đổi nhân sự chủ chốt, do hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người. Trường hợp có những biến động như trên, KTV phải xem xét riêng từng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách KSNB thì KTV phải thực hiện kiểm toán trong thời gian có sự thay đổi đó. Đây là giai đoạn mang tính chủ quan và có tính xét đoán của KTV. Chính vì thế mà chỉ có các KTV giàu kinh nghiệm mới có thể đánh giá KSNB.
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
Theo chuẩn mực VSA 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB” quy định: “ KTV phải thu thập đầu đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao. Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát
Kí hiệu Ý nghĩa Mối quan hệ với biến phụ thuộc
FEES Phí kiểm toán (Biến phụ thuộc)
^τA Tổng tài sản Cùng chiều (+)
CAP Thanh toán bằng vốn Cùng chiều (+)
Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng
càng thấp thì KTV càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế toán và KSNB đã được thiết kế phù hợp và hoạt động có hiệu quả”. Các thử nghiệm kiểm soát có thể được thực hiện thông qua các phương pháp chủ yếu như sau: phương pháp phỏng vấn, quan sát thực tế, thực hiện lại, kiểm tra chứng từ.
- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản:
Trên cơ sở kết quả thu được của các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Mức độ đánh giá rủi ro kiểm soát được chia làm 3 mức là thấp, trung bình và cao. Trên cơ sở đó, KTV điều chỉnh lại chương trình kiểm toán (phần các thử nghiệm cơ bản): Mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận mà rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao hơn dự kiến, và giới hạn các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận có mức rủi ro kiểm soát thấp hơn hoặc rủi ro kiểm soát phù hợp với kế hoạch ban đầu.