Bằng phương pháp phân tích hai mô hình hồi quy, nghiên cứu đã cho ta thấy các kết quả như sau:
Qua bảng trên chúng ta thấy các giả thuyết H1, H2.1 và H2.4 đều được chấp nhận vì khi tăng những nhân tố này đều làm ảnh hưởng đến phí kiểm toán của doanh nghiệp. Do tương quan giữa biến VCSH, LN, DN và biến PHI không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% nên các giả thuyết H2.2, H2.5 và H2.6 bị bác bỏ. Dựa vào dữ liệu phân tích của đề tài trên phần mềm SPSS, ta có được kết quả hai mô hình như sau:
Mô hình 1: Đo lường mức độ ảnh hưởng riêng của kết quả đánh giá chung về KSNB tới phí kiểm toán.
Khóa luận tốt nghiệp 45 Học viện Ngân hàng
Mô hình 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung về KSNB trong mối quan hệ với các nhân tố khác đối với phí kiểm toán.
PHI = 40395009.901 - 14035618.431KSNB + 1.718E-005TS + 2.800E-005DT
Mô hình 1 đã chứng tỏ ảnh hưởng ngược chiều của kết quả đánh giá chung về KSNB đến phí kiểm toán của doanh nghiệp và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Felix và cộng sự (2001), Dahdoh (2005), Abdullah AL-Mutairi, Kamal Naser và Naser Al-Enazi (2017). Kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, cụ thể là nếu như KSNB của khách hàng được đánh giá càng không tốt thì thời gian kiểm toán, phí kiểm toán và số lượng nhân sự phải cao hơn để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả mô hình 2 cho thấy phí kiểm toán không chỉ chịu ảnh hưởng bởi kết quả đánh giá chung về KSNB mà còn bởi các nhân tố khác đó là tổng TS, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, các nhân tố có ý nghĩa về mặt thống kê. Các nhân tố VCSH, LN sau thuế và loại hình doanh nghiệp tuy không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cũng có tác động cùng chiều đến phí kiểm toán. Mô hình 2 đã giải thích được 79.7% sự biến động của biến phụ thuộc vào kết quả đánh giá chung hoạt động KSNB, tổng TS, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, cải thiện độ tin cậy hơn so với mô hình 1.
Như vậy, ta có thể kết luận rằng ngoài kết quả đánh giá chung về KSNB của doanh nghiệp ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán, thì còn có các nhân tố khác như TS và DT bán hàng có tác động cùng chiều với phí kiểm toán, đúng với giả định thực tế. Chiều hướng tác động của kết quả đánh giá chung về KSNB chỉ rõ nếu chất lượng KSNB tại doanh nghiệp càng tốt thì phí kiểm toán sẽ càng thấp, do đó cần nâng cao chất lượng KSNB tại doanh nghiệp, tránh các rủi ro kiểm toán để có thể vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, vừa giảm được thời gian cho các thủ tục kiểm toán của KTV.