Phí kiểm toán

Một phần của tài liệu 026 ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung về kiểm soát nội bộ tới phí kiểm toán nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH kiểm toán ASCO,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Phí kiểm toán là thỏa thuận giữa công ty kiểm toán và khách hàng tại thời điểm đầu tiên trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu diễn ra. Theo Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 thì phí dịch vụ kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán theo các căn cứ sau đây:

- Nội dung, khối lượng và tính chất công việc;

- Thời gian và điều kiện làm việc của KTV hành nghề, KTV sử dụng để thực hiện dịch vụ;

SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm

toán

Khóa luận tốt nghiệp 16 Học viện Ngân hàng

- Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của KTV hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

- Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi.

- Quy trình kiểm toán BCTC

Quàn Iv cuộc kiểm toán

Ξ ra Z *■ > ð `ra S ã d S U S

L ập k ế ho ạc h x ác đ ịn h r i r o L ập v á so át x ét g iấ y tờ m v iệ c L⅞p hợp đồng kiểm to⅛ và lựa chọn nhóm kiểm toán [A200] K m t ra c o' b àn b àn g n (l òi k é to án

Kiểm tra cơ băn tải san [D100-D800]

Phàn tích tổng thể báo cáo tài chính Ian CUOI

[B420] Tìm hiểu khách hàng và

mõi trường hoạt động

[A300]

Tim hiểu chính sách kế toán và chu trinh kinh doanh quan trọng [A400]

Kiềm tra cơ bán nợ

phải trả [E100- E600]

Thư giải trinh của Ban Giám đốc và Ban quản

trị [B430-B440]

Phân tích sơ bộ báo cáo

tài chính [A500]

Kiểm tra cơ băn nguồn vốn [F100- F300]

Báo cáo tài chính và báo cảo kiểm toán [B300]

Đánh giá chung về kiểm

soát nội bộ và rủi ro gian lận [A600]

Kiểm tra cơ băn báo cáo

kết quả kinh doanh [GlOO- G700]

Thu quán lý và các tu vắn khách hàng khác [B200]

Xác định mức trọng yếu

[A700]

Kiểm ừa các nội dung khác [H100-H200] Đánh giá lại mức ứọng yếu và phạm vi kiềm toán [A700]

Kiềm soát chất lượng kiểm toán

Xác định, đánh giá và quàn lý rủi ro

Sơ đồ 2.1: Chu trình kiểm toán BCTC

(Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA)

Bài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro, bởi giai đoạn này chính là giai đoạn cho việc đánh giá chung về KSNB và xác định giá phí kiểm toán. Từ đó, xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phí kiểm toán của

SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm

Khóa luận tốt nghiệp 17 Học viện Ngân hàng

doanh nghiệp. Vì mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá chung KSNB và một số nhân tố khác đến phí kiểm toán nên bài viết tập trung nghiên cứu trong giai đoạn đầu tiên của chu trình kiểm toán.

- Xem xét chấp nhận khách hàng mới hoặc giữ khách hàng cũ: Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm

toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm

toán và tính chính trực của ban quản lý của khách hàng;

- Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán: Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để KTV thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán.

Ngoài ra,

việc lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu

thực tế

của từng đơn vị khách hàng sẽ là một công cụ đắc lực giúp cuộc kiểm toán thành

công;

- Tìm hiểu khách hàng: Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích

được các

sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV

có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc BCKT; - Phân tích sơ bộ BCTC: giúp KTV hiểu rõ hơn về nội dung các BCTC và

tình hình hoạt động của khách hàng nhằm mục đích hỗ trợ cho việc lập kế hoạch

kiểm toán về thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu

thập bằng chứng kiểm toán;

- Đánh giá chung về KSNB: Việc đánh giá chung về KSNB giúp cho KTV xác định được phương hướng, phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm

Khóa luận tốt nghiệp 18 Học viện Ngân hàng 2.2. Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ

2.2.1. Vai trò của việc đánh giá chung về kiểm soát nội bộ

Trong mọi doanh nghiệp, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn chiếm một vị trí quan trọng và được các nhà quản lý thực hiện thông qua KSNB. Các nhà quản lý thiết kế và vận hành về KSNB để điều hành mọi nhân viên, mọi hoạt động, và KSNB không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán mà còn bao quát cả các chức năng khác như hành chính, sản xuất. Chính vì thế nên trước khi tiến hành kiểm toán cho công ty khách hành, KTV luôn thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá KSNB công ty khách hàng. Điều này, giúp cho KTV có thể đánh giá được các rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được. Việc đánh giá KSNB giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Nếu KSNB hữu hiệu, rủi ro kiểm soát sẽ thấp, khối lượng bằng chứng kiểm toán thu thập sẽ ít hơn, từ đó lập được kế hoạch về thời gian và chi phí kiểm toán phù hợp. Đồng thời, qua nghiên cứu và đánh giá KSNB, KTV có thể xác định được các điểm mạnh, yếu của KSNB từ đó xác định trọng tâm cho cuộc kiểm toán.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu và đánh giá chung về kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu KSNB của đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán

Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản

Sơ đồ 2.2: Quy trình đánh giá KSNB

Nội dung cụ thể từng bước trong quy trình đánh giá KSNB: - Tìm hiểu KSNB của đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán:

SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm

Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện Ngân hàng

KTV cần phải hiểu một cách đầy đủ về cơ cấu KSNB trên cả hai phương diện là việc thiết kế các quá trình kiểm soát trong từng yếu tố và việc duy trì, vận hành chúng trong thực tế đơn vị.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát:

Sau khi tìm hiểu về KSNB của đơn vị, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB của đơn vị được kiểm toán trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn được loại trừ do những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và KSNB. KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

Thử nghiệm kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về khả năng bảo đảm ngăn chặn và phát hiện được các sai sót trọng yếu của KSNB. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao. Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát càng thấp thì KTV càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế toán và KSNB đã được thiết kế và hoạt động hiệu quả. Để chứng minh là KSNB hoạt động có hiệu quả, KTV phải xem xét cụ thể các thủ tục KSNB áp dụng, tính nhất quán trong việc áp dụng thủ tục và người thực hiện kiểm soát trong suốt niêm độ. KSNB có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngay cả khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định do có sự thay đổi nhân sự chủ chốt, do hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người. Trường hợp có những biến động như trên, KTV phải xem xét riêng từng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách KSNB thì KTV phải thực hiện kiểm toán trong thời gian có sự thay đổi đó. Đây là giai đoạn mang tính chủ quan và có tính xét đoán của KTV. Chính vì thế mà chỉ có các KTV giàu kinh nghiệm mới có thể đánh giá KSNB.

- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

Theo chuẩn mực VSA 400 về “Đánh giá rủi ro và KSNB” quy định: “ KTV phải thu thập đầu đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao. Việc đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát

Kí hiệu Ý nghĩa Mối quan hệ với biến phụ thuộc

FEES Phí kiểm toán (Biến phụ thuộc)

^τA Tổng tài sản Cùng chiều (+)

CAP Thanh toán bằng vốn Cùng chiều (+)

Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng

càng thấp thì KTV càng phải chứng minh rõ là hệ thống kế toán và KSNB đã được thiết kế phù hợp và hoạt động có hiệu quả”. Các thử nghiệm kiểm soát có thể được thực hiện thông qua các phương pháp chủ yếu như sau: phương pháp phỏng vấn, quan sát thực tế, thực hiện lại, kiểm tra chứng từ.

- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản:

Trên cơ sở kết quả thu được của các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện, KTV tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Mức độ đánh giá rủi ro kiểm soát được chia làm 3 mức là thấp, trung bình và cao. Trên cơ sở đó, KTV điều chỉnh lại chương trình kiểm toán (phần các thử nghiệm cơ bản): Mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận mà rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao hơn dự kiến, và giới hạn các thử nghiệm cơ bản ở những bộ phận có mức rủi ro kiểm soát thấp hơn hoặc rủi ro kiểm soát phù hợp với kế hoạch ban đầu.

2.3. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung về KSNB

đến phí

kiểm toán

KTV sẽ tiến hành đánh giá các thủ tục KSNB để xác định sai sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán theo phương pháp tiếp cận có hệ thống. Đồng thời, các KTV cũng tập trung vào việc đánh giá rủi ro theo từng khoản mục và cơ sở dẫn liệu để xác định sự tồn tại của các rủi ro cụ thể (nếu có). Theo đó, hướng tiếp cận kiểm toán, thử nghiệm kiểm soát hay thử nghiệm cơ bản, và mức độ bảo đảm từ thử nghiệm cơ bản cũng sẽ được xác định làm cơ sở xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục cụ thể.

Việc đánh giá chung về KSNB ảnh hưởng đến phí kiểm toán đã được các tác giả Felix và cộng sự (2001), Dahdoh (2005), Abdullah AL-Mutairi, Kamal Naser và Naser Al-Enazi (2017) nghiên cứu và chỉ ra ảnh hưởng đều là ngược chiều. Ngoài ảnh hưởng của việc đánh giá chung về KSNB, còn có một số nhân tố khác cũng tác động đến phí kiểm toán và đã được đề cập trong tổng quan nghiên cứu. Cụ thể, tác giả Suwaidan và Qasim (2010) đã nghiên cứu kỹ nhất với mô hình gồm các biến như sau:

SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm

toán

Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng

^DR Tỷ lệ nợ Ngược chiều (-) INV/ TA Hàng tồn kho/ Tổng tài sản Cùng chiều (+) AR/ TA Tài sản phải thu/ Tổng tài sản Ngược chiều (-) REL Mức độ phụ thuộc của KTV bên

ngoài vào kiểm soát nội bộ

Dựa vào các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng của việc đánh giá hiệu quả KSNB, bài nghiên cứu đã tổng hợp lại kết quả đánh giá chung về KSNB của các doanh nghiệp được ASCO kiểm toán trong năm 2020. Bên cạnh đó, từ việc tổng hợp một số nhân tố khác ảnh hưởng đến phí kiểm toán của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, mức độ phức tạp của doanh nghiệp, loại ngành của doanh nghiệp, thời gian kiểm toán, quy mô của công ty kiểm toán, DT hoạt động, TN ròng, rủi ro tài chính, tổng HTK,..., nghiên cứu đã chắt lọc, lựa chọn các nhân tố phù hợp có thể tiếp cận được thông tin nhằm xác định xem các nhân tố đó có ảnh hưởng đến phí kiểm toán hay không.

Nhằm bổ sung thông tin định lượng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phí kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan, nghiên cứu này đã chọn lọc một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phí kiểm toán và tập trung đo lường mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá chung KSNB đến phí kiểm toán tại ASCO thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Từ đó, em đã tiến hành khảo sát và thu thập các thông tin của 62 doanh nghiệp được ASCO kiểm toán BCTC trong năm 2020.

SV: Vũ Thị Ngàn Khoa: Kế toán — Kiểm

Khóa luận tốt nghiệp 22 Học viện Ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, bài viết đã trình bày cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung KSNB đến phí kiểm toán. Cụ thể, bài nghiên cứu đã trình bày khái quát về KTĐL, chi phí kiểm toán và quy trình kiểm toán BCTC tại doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng đã trình bày mục tiêu và quy trình đánh giá chung KSNB để người đọc có cái nhìn tổng quan về kết quả của việc đánh giá chung về KSNB tại doanh nghiệp được kiểm toán.

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số nhân tố cụ thể có thể ảnh hưởng đến phí kiểm toán của doanh nghiệp. Qua đó, xem xét mức độ tác động của kết quả đánh giá chung KSNB cùng với các nhân tố đó tới phí kiểm toán.

Ở các chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, cách thiết kế nghiên cứu, phương pháp và mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của việc đánh giá chung KSNB tại doanh nghiệp tới phí kiểm toán, thực hiện kiểm định các giả thuyết để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phí kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ASCO.

Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁNH GIÁ CHUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

ĐẾN PHÍ KIỂM TOÁN

3.1. Giả thuyết khoa học

Bài viết nghiên cứu trong giai đoạn tiếp cận khách hàng xem có chấp nhận khách hàng hay không để đưa ra mức phí kiểm toán chứ chưa phải là đã tiến hành kiểm toán. Do đó, yếu tố thời gian kiểm toán sẽ không được đưa vào mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, một số công trình nghiên cứu dựa trên số lớn các công ty kiểm toán nên tác giả đã đưa biến quy mô công ty kiểm toán để phân tích. Tuy nhiên, bài viết này nghiên cứu điển hình tại một công ty nên yếu tố này không ảnh hưởng và bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Đối với nhân tố thể hiện đặc điểm chung của đơn vị được kiểm toán, bài viết nghiên cứu cụ thể thông qua các biến thể hiện tổng TS, VCSH, loại ngành doanh nghiệp,... Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa thêm một biến biểu thị cho khách hàng cũ hay mới của doanh nghiệp để nghiên cứu xem liệu nó có ảnh hưởng gì đến phí kiểm toán hay không. Bởi vì, tại Việt Nam có vấn đề cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán để giữ chân các khách hàng cũ. Do đó, một câu hỏi đặt ra là liệu rằng nó có

Một phần của tài liệu 026 ảnh hưởng của kết quả đánh giá chung về kiểm soát nội bộ tới phí kiểm toán nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH kiểm toán ASCO,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)