Có thể nói, đề tài mà bài khóa luận lựa chọn để thực hiện tính đến thời điểm năm 2019 vẫn còn số lượng các bài nghiên cứu còn giới hạn. Mặc dù các công trình nghiên cứu trước có cùng đề tài đều để lại nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế thế giới nhưng, thực tế cho thấy những nghiên cứu này vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định.
Xét tới thời điểm năm 2019, những bài viết chứng minh sự ảnh hưởng của mặt trăng thường được thực hiện kiểm định chủ yếu đối với thị trường chứng khoán thông qua chỉ số chứng khoán trung bình của các quốc gia trên thế giới. Điều này gặp phải hạn
chế khi các hiệu ứng của chu kỳ mặt trăng được ghi nhận trên thị trường chứng khoán chỉ mang thời điểm và khu vực nhất định. Nói cách khác, do chứng khoán trên thị trường
với mỗi thị trường chứng khoán là khác nhau. Do vậy, việc kiểm định sự tồn tại của hiệu
ứng này nhìn chung thường mang tính chủ quan và chỉ có thể đúng với một số quốc gia nhất định.
Không chỉ dừng lại ở đó, điều này còn để lại khoảng trống tri thức trong việc ghi nhận mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến hành vi đầu tư nói chung của các cá thể trên thị trường tài chính. Bởi hành vi đầu tư của các cá nhân không bị hạn chế
bởi một công cụ đầu tư phổ biến là chứng khoán nên bài khóa luận sẽ mở rộng kiểm định hiệu ứng của các chu kỳ mặt trăng đối với các tài sản tài chính như vàng, dầu thô, ngoại tệ và tiền mã hóa. Ngoài ra, đây còn là những tài sản không bị hạn chế giao dịch tại một khu vực nhất định. Khi đó, quan sát sự tác động của các chu kỳ mặt trăng đối với biến động giá của các tài sản này còn cho phép bài khóa luận quan sát hành vi đầu tư của các cá thể được tổng quát hơn.
Cuối cùng, hầu hết các nghiên cứu cùng đề tài trước đó đều có xu hướng lựa chọn khai thác dữ liệu và phân tích đối với các thị trường chứng khoán thuộc nhóm đầy đủ (mature market) và một số ít thị trường thuộc nhóm mới nổi (emerging market). Đây có thể là một hạn chế của các bài nghiên cứu trước khi bỏ qua các thị trường thuộc nhóm mới nổi và nhóm thị trường cận biên (frontier market).
Có thể thấy, mục đích cuối cùng của các bài nghiên cứu đều hướng tới mục đích tìm ra quy luật của thị trường và từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, tác giả cho rằng cơ hội có thể đến từ mọi nhóm thị trường, kể cả nhóm thị trường cận biên (frontier market). Do vậy, bài khóa luận lựa chọn thị trường chứng khoán Việt Nam là đối tượng nghiên cứu như một đại điện của nhóm thị trường cận biên này. Mặc dù so với các quốc gia khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000 là khá muộn và giá trị giao dịch trên thị trường nhìn chung còn đạt mức thấp nhưng những gì thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong gần 20 năm tồn tại là không thể phủ nhận. Không chỉ dừng lại ở đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thời giới nói chung và sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng, thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới có thể trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà còn cả với các nhà đầu tư quốc tế.
Như vậy, bài khóa luận dưới đây sẽ từng bước thực hiện nghiên cứu và bổ sung vào khoảng trống tri thức của những công trình nghiên cứu cùng đề tài trước với những kỳ vọng sẽ có thể tìm thấy dấu hiệu phản ứng của thị trường đối với các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng.
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP NGHIÊN CỨU 2.1. Giả thiết chung của nghiên cứu
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về địa lý và con người riêng nên
quá trình và tốc độ phát triển kinh tế tại mỗi nơi đều có sự chêch lệch. Chính vì sự khác biệt này nên MSCI đã chia thị trường thành các nhóm thị trường thể hiện tốc độ phát triển và vốn hóa khác nhau. Với sự đa dạng của thị trường như vậy, có thể nói phản ứng của mỗi thị trường với từng hiệu ứng đều có những mức độ khác nhau. Cụ thể, trong một bài nghiên cứu của Yuan và các cộng sự (2006) về hiệu ứng của các chu kỳ mặt trăng đã chỉ ra rằng các ước đoán về sự bi quan của con người trong chu kỳ Trăng Tròn có biên độ chính xác cao hơn khi khảo sát thị trường của các nước đang phát triển so với khi khảo sát tại thị trường các nước phát triển. Do vậy, bài khóa luận kỳ vọng với mẫu quan sát được lấy từ đa số thị trường của các nước đang phát triển sẽ cho kết quả có tính chính xác cao.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu khác của Floros và Tan (2013) đã đóng góp một phần
quan trọng vào phương pháp đánh giá và kiểm định các hiệu ứng trên thị trường chứng khoán khi tìm thấy sự chi phối của các hiệu ứng Niên Lịch đối với các hiệu ứng của chu
kỳ mặt trăng. Dựa theo đó, bài khóa luận sẽ thực hiện kiểm nghiệm không chỉ sự tồn tại các hiệu ứng của chu kỳ mặt trăng nói chung mà còn cân nhắc xem xét ảnh hưởng của mặt trăng đến với hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường khi đồng thời có sự tác động của các hiệu ứng niên lịch khác. Do vậy, bài khóa luận đặt ra giả thiết chung
trước
khi thực hiện phân tích dữ liệu với các trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng tồn tại một cách độc lập và không chịu sự chi phối của bất kỳ hiệu ứng niên lịch nào.
Trường hợp 2: Các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng chịu sự phối của các hiệu ứng niên lịch và có thể bị áp đảo bởi các hiệu ứng niên lịch đó.
Dựa vào các giả thiết trên, bài khóa luận dưới đây sẽ từng bước thực chứng những
ảnh hưởng của hiệu ứng đến các chỉ số trung bình chứng khoán cùng một số chỉ số khác
2.2. Giả thiết cụ thể đối với các hiệu ứng được nghiên cứu
Bên cạnh giải thiết chung của nghiên cứu, bài khóa luận dựa theo các kết quả của các công trình nghiên cứu trước để đặt ra các giả thiết hợp lý trước khi thực hiện quá trình phân tích số liệu.
2.2.1. Hiệu ứng Trăng Non
Trước hết, trong quá trình nghiên cứu tìm ra sự bất thường trong hành vi đầu tư trên thị trường tài chính, các nhà phân tích thường giả định rằng hành động ra quyết định
đầu tư của cá nhân là “phi lý” và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Qua đó, họ thực
hiện khảo sát phản ứng của con người đối với các yếu tố để tìm kiếm sự bất thường. Trong đó, một bài nghiên cứu của Levy và Yagil (2011) đã chỉ ra rằng mức độ tâm
lý của con người tại các chu kì của mặt trăng có thể trở nên lạc quan hơn hoặc bi quan hơn. Với những kết quả thống kê được, họ đã đưa ra nhận định rằng con người có xu hướng bi quan hơn trong kỳ trăng tròn. Đồng thời, ngược lại với đó là tâm lý lạc quan hơn của con người được phản ánh tại chu kỳ trăng non. Khi đó, nguyên nhân mà hai nhà
nghiên cứu này đưa ra là khi mặt trăng được “che lấp” trong kỳ trăng non, con người sẽ có nhiều năng lượng tích cực hơn. Mặt khác, chu kỳ trăng non này còn được cho là mốc
đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống, của sự phát triển và của những ý niệm tích cực về tương lai. Do vậy, họ đã đưa ra kết luận rằng bất thường trong hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường chứng khoán có thể là nguyên nhân gây ra sự đột biến tăng về lợi nhuận trong khoảng thời gian này.
Dựa trên cơ sở đó, bài khóa luận đặt ra giả thiết Hiệu ứng Trăng Non đối với tỷ suất lợi nhuận trung bình theo ngày thu được tại các chu kỳ như sau:
Trường hợp 1: Thị trường có phản ứng tích cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng non thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang
giá trị dương.
Trường hợp 2: Thị trường có phản ứng tiêu cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng non thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang
2.2.2. Hiệu ứng Trăng Tròn
Bên cạnh hiệu ứng Trăng Non, các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định đối ảnh hưởng của chu kỳ trăng tròn đối với thị trường tại chính. Mặc dù các kết quả từ nghiên cứu tính đến thời điểm năm 2019 vẫn còn chưa được thống nhất nhưng sự tồn tại của hiệu ứng Trăng Tròn này trong quá khứ là điều không thể phủ nhận.
Trong đó, một bài nghiên cứu Keef và Khaled (2011) đã tìm thấy được hiệu ứng Trăng Non trên thị trường chứng khoán nhưng lại không thể tìm thấy tác động của chu kỳ trăng tròn đối với thị trường. Tuy nhiên, một bài nghiên cứu khác của Lucey (2010) lại ghi nhận những tín hiệu xấu do tác động của chu ky trăng tròn đối với tỷ suất lợi nhuận của hai kim loại quý là bạc và bạch kim. Ngoài ra, số lượng các kết quả cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực của chu kỳ mặt trăng đối với thị trường tài chính còn rất hạn chế.
Dù vậy, bài khóa luận vẫn đặt ra giả định với hiệu ứng Trăng Tròn như sau:
Trường hợp 1: Thị trường có phản ứng tích cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng tròn
thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang
giá trị dương.
Trường hợp 2: Thị trường có phản ứng tiêu cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng tròn
thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang
giá trị âm.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, các công trình nghiên cứu trước khi tìm thấy đồng thời cả hai hiệu ứng chu kỳ của mặt trăng đã ghi nhận rằng lợi nhuận trung bình của các loại tài sản tài chính tại hai giai đoạn này thường có xu hướng chênh lệch với nhau. Trong đó, kết luận của Yuan và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng lợi nhuận mà các cá thể có thể thu được trong giai đoạn trăng non nhìn chung thường cao hơn so với lợi nhuận có thể thu được trong giai đoạn trăng tròn.
Do đó, bài khóa luận cũng đặt ra giả thiết Hiệu ứng Trăng Tròn như sau:
Trường hợp 1: Lợi nhuận của tài sản tài chính trong giai đoạn chu kỳ trăng tròn sẽ cao hơn so với trong giai đoạn trăng non.
Trường hợp 2: Lợi nhuận của tài sản tài chính trong giai đoạn chu kỳ trăng tròn sẽ thấp hơn so với trong giai đoạn trăng non.
Như vậy, bài khóa luận sau đây sẽ thực hiện kiểm chứng ảnh hưởng của yếu tố chu
kỳ Mặt Trăng đến thị trường chứng khoán thông qua tỷ suất sinh lời của chỉ số và phản biện một trong hai trường hợp của giả thiết trong phần kết quả nghiên cứu từ các chuỗi dữ liệu. Đồng thời, bài khóa luận cũng cân nhắc sự ảnh hưởng lẫn nhau của các hiệu ứng Niên Lịch khác như hiệu ứng thứ Hai và hiệu ứng tháng Giêng đối với từng hiệu ứng chu kỳ mặt trăng này.
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Tất cả các dữ liệu thu thập được để phục vụ mục đích nghiên cứu của bài được hạn
chế trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 7 năm 2000 đến thời điểm bắt đầu làm nghiên cứu, ngày 21 tháng 2 năm 2019 với các dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, dữ liệu chủ yếu của bài khóa luận là chỉ số trung bình
giá chứng khoán của các nước được thu thập từ trang YahooFinance. Dữ liệu về các cặp tỷ giá hối đoái, giá dầu thô và vàng được thu thập từ trang www.investing.com. với cặp tỷ giá được lựa chọn là EUR/USD. Ngoài ra, dữ liệu về bằng chứng giá của đồng tiền mã hóa phổ biến nhất là Bitcoin (BTC) được thu thập từ trang
www.coinmarketcap.com.
Ngoài ra, khung thời gian được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu một chu kỳ mặt trăng của bài khóa luận sẽ được tính từ 7 ngày trước hiện tượng trăng tròn hoặc trăng non và 7 ngày tiếp sau đó. Vớih khung thời gian này, bài khóa luận có thể thực hiện quan sát và tính toán số liệu trung bình của tỷ suất lợi nhuận thu theo chuỗi thời gian một cách linh hoạt. Khi đó, hiệu ứng của chu kỳ trăng non và hiệu ứng của chu kỳ trăng
tròn được tách biệt và tồn tại một cách độc lập với nhau. Nói cách khác, khung thời gian
này còn cho phép bài khóa luận có thể quan sát được ảnh hưởng của cả hai chu kỳ mặt trăng đối với thị trường chứng khoán của một số nước và một số công cụ đầu tư khác một cách đầy đủ.
Bên cạnh đó, để xác định được chu kỳ mặt trăng và thiết lập khung thời gian nghiên
cứu, bài khóa luận thực hiện quan sát theo lịch dựa trên chu kỳ mặt trăng, hay còn gọi là Âm lịch. Trong đó, ngày đầu tiên của tháng Âm lịch được coi là ngày trăng non và ngày 15 của tháng được coi là ngày trăng tròn. Như vậy, dữ liệu thu thập theo ngày của bài khóa luận sẽ được chuyển đổi theo ngày Âm lịch để thực hiện phân tích các chu kỳ mặt trăng một cách hiệu quả.
(2) ∆y =
k
α0 + dt+ βyt-ι+ ∑ βi tyt-i+£t i = 1
Hình 1 - Ngày tháng âm lịch
Nguồn: theo https://lichvannien365.com
3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
3.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root tests)
về lý thuyết, dữ liệu của một chuỗi thời gian bất kỳ có thể được coi là kết quả của một quá trình có tính ngẫu nhiên. Như vậy, một tập những dữ liệu có đặc tính riêng có thể coi là kết quả đặc biệt của quá trình đó. Nói một cách khác, nếu như coi quá trình có
tính ngẫu nhiên là một tổng thể thì tệp dữ liệu thu được trong tổng thể đấy là sẽ là một mẫu quan sát.
Trong đó, một yếu tố quan trọng được các nhà nghiên cứu thực hiện kiểm định trước tiên là Tính dừng (stationary) của tổng thể. Nếu như kỳ vọng (expectation), phương sai (variance) và hiệp phương sai (correlation) của tổng thể Yt không thay đổi theo thời gian tại cùng độ trễ nhất định. Tuy nhiên trong một thị trường đạt hiệu quả yếu, các kiểm định sẽ không thể thấy được tính dừng của tỷ suất lợi nhuận theo chuỗi thời gian. Nói một cách khác, các nhà phân tích không thể sử dụng dữ liệu lịch sử để dự báo giá của giá chứng khoán trong tương lai.
Bài khóa luận dưới đây sử dụng kiểm định ADF (Augmented Dickey — Fuller)
được đưa ra bởi Dickey (1976) với 2 dạng mô hình:
k
Trong đó:
∆yt = yt- Δyt-1
yt =β0+ β3, +£
yt : Chuỗi dữ liệu theo thời gian k : Độ dài của độ trễ
εt : Nhiễu trắng (white noise)
Có thể thấy, mô hình (2) là sự mở rộng của mô hình (1) với sự bổ sung của biến xu hướng t. Biến t được nhận các giá trị trong khoảng từ 1 đến n với giá trị 1 là đại diện của quan sát thứ nhất trong mẫu dữ liệu và n là đại diện của quan sát đứng cuối cùng trong chuỗi các dữ liệu. Bên cạnh đó, nhiễu trắng đại diện cho sai số ngẫu nhiên. Đồng thời, theo giả định của kinh tế cổ điển thì biến nhiễu nhận giá trị trung bình là 0 và phương sai là một hằng số không có sự tự tương quan. Giả thiết của kiểm định như sau:
H0: β = 0 ( yt là chuỗi không có tính dừng) H1: β < 0 ( ytlà chuỗi có tính dừng) 3.2.2. Kiểm định bằng mô hình hồi quy
Sau khi có được kết quả kiểm định rằng mẫu quan sát có tính dừng, bài khóa luận