Nghĩa đối với tính hiệu quả của thị trường chứngkhoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78)

Thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đang được quốc tế đánh giá là một thị trường năng động và hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích các chuỗi dữ liệu là các chỉ số trung bình chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, kết quả cho thấy các chỉ số của nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa có phản ứng lại với các hiệu ứng trên thị trường. Nói cách khác, hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thông tin được đưa ra mà còn bị tác động bởi các yếu tố khách quan khác. Không những

thế, điều này còn lặp lại qua thời gian và có thể lượng hóa được qua các mô hình kiểm định hồi quy.

Cụ thể, qua kiểm định tìm kiếm ảnh hưởng của hiệu ứng các chu kỳ mặt trăng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, bài khóa luận không chỉ tìm thấy ảnh hưởng của hiệu ứng chu kỳ trăng non trên thị trường mà còn có các hiệu ứng Niên Lịch khác. Trong

đó, hiệu ứng Thứ Hai được ghi nhận ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các nhóm chỉ số trung bình chứng khoán Việt Nam khi nó không chỉ có tác động lên thị trường chứng khoán mà còn có ảnh hưởng lấn át các hiệu ứng khác cùng được phân tích. Không dừng

lại ở đó, bất thường này của thị trường đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam có sự đột biến. Đây không chỉ là cơ hội đối với các cá nhân đã nắm giữ cổ phiếu với mục tiêu kinh doanh chênh lệch giá từ các hiệu ứng mà còn là thông tin quan trọng đối với các cá nhân mới bắt đầu tham gia và thị

trường. Có thể thấy, từ kết quả phân tích, kết quả cho thấy chỉ có các chỉ số của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và một số cổ phiếu đại diện thuộc nhóm VN30 của thị trường

chứng khoán Việt Nam đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình cao một cách bất thường trong giai đoạn quan sát các chu kỳ trăng non. Qua đó, bài khóa luận đưa ra khuyến nghị đối với các nhà đầu tư cá nhân nên cân nhắc hành vi mua và bán các chứng khoán tại khoảng

thời gian này. Đối với các nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu nói chung, đây có thể coi là thời điểm thực hiện hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là khyến nghị mang tính chủ quan

của tác giả bởi biến động giá của cổ phiếu của các doanh nghiệp nói riêng trong từng lĩnh vực và từng ngành nghề kinh doanh khác nhau có thể sẽ có phản ứng khác nhau đối

với hiệu ứng chu kỳ trăng non này.

Như vậy, qua bài khóa luận với đề tài “Bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam”, giả định thị trường hiệu quả một lần nữa được chứng minh tính không khả thi. Đồng thời, qua sự kiểm định với thị trường Việt Nam, bài khóa luận có thể đưa ra kết luận bác bỏ luận điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đạt hiệu quả dạng yếu. Bên cạnh đó, các bằng chứng thống kê được từ kết quả của bài khóa luận còn cho thấy hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường không hoàn toàn thể hiện sự “duy lý” của họ, thể hiện ở những bất

thường không thể giải thích được bằng lý thuyết tài chính truyền thống. Tuy vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam không đạt hiệu quả dạng yếu lại là một cơ hội cho các nhà phân tích trên thị trường khi có thể áp dụng các mô hình hồi quy và mô hình dự báo

đối với biến động giá của chứng khoán trong tương lai. Trong đó, các mô hình dự báo ngắn hạn thường được các chuyên gia phân tích sử dụng có thể kể đến các mô hình như mô hình Trung bình trượt MA và mô hình tự hồi quy AR.

Ngoài ra, qua các kết quả nghiên cứu thu được, bài khóa luận đưa ra khuyến nghị đối với các nhà đầu tư trên thị trường nên cân nhắc lại các quyết định đầu tư hoặc đầu cơ của mình trong giai đoạn các chu kỳ mặt trăng để quyết định của mình được đưa ra một cách đúng đắn và tối ưu nhất. Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ và mức độ am hiểu thị trường của các nhà đầu tư vẫn chưa có sự sâu sắc, các nhà đầu tư cá nhân nên cân nhắc điều chỉnh hành vi mua bất hợp lý của mình trong giai đoạn chu kỳ trăng non. Chính bởi bất thường trong hành vi đầu tư nên giá chứng khoán trong một gian đoạn ngắn sẽ không phản ánh đúng giá trị thật của nó. Tuy nhiên, trong dài hạn, giá của chứng khoán sẽ có xu hướng giao động quay trở về giá trị hợp lý

của nó. Do vậy, đột biến lợi nhuận tăng cao bất thường tại thời điểm này vừa là cơ hội vừa là rủi ro đối với các nhà đầu tư. Trong đó, cơ hội đến từ bất thường trên thị trường vào giai đoạn trăng non này có thể giúp các nhà đầu tư cá nhân thực hiện hóa lợi nhuận từ danh mục đầu tư của mình.

Qua đây, bài khóa luận khuyến nghị các cá nhân trên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng nên lưu ý hành vi đầu tư của mình

trong giai đoạn chu kỳ trăng non. Cụ thể, đây là giai đoạn mà các nhà đầu tư cá nhân nên hạn chế mua vào các cổ phiếu đã được định giá quá cao để tránh lỗ chênh lệch giá khi thị trường điều chỉnh giá về với giá hợp lý của cổ phiếu. Bên cạnh đó, đối với các cá nhân đã nắm giữ cổ phiếu, đây có thể là thời điểm thích hợp để thực hiện hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, đây là khuyến nghị mang tính chất chủ quan của tác giả bởi mỗi cá nhân có một mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Ngoài ra, bài khóa luận của tác giả không khuyến khích các cá nhân thực hiện đầu cơ trong giai đoạn xảy ra hiệu ứng chu kỳ trăng

non bởi những rủi ro không thể lường trước được của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cuối cùng, qua phát hiện bất thường trong hành vi đầu tư hay còn gọi là hiệu ứng trên thị trường tài chính, bài khóa luận hy vọng các nhà đầu tư cá nhân có thể có thêm tri thức mới trong quá trình đầu tư của mình và qua đó có thể điều chỉnh lại các chiến lược mua bán tài sản tài chính một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alt, R., I. Fortin & S. Weinberger (2011), “The Monday Effect Revisited: An Alternative Testing Approach”, Journal of Empirical Finance, 18(3): 447-60.

2. Akerlof, G.A. & R.J. Shiller (2009), “Animal Spirits: How Human Psychology Drives the Economy, and Why it Matters for Global Capitalism”, Princeton, nhà xuất bản Princeton.

3. Barbber & Odean(1999), “Trading Is Hazardous to Your Wealth: The Common Stock Investment Performance of Individual Investors”, Journal of Finance.

4. Cao, M. & J. Wei (2005), “Stock Market Returns: A Note on Temperature 5. Anomaly”, Journal of Banking and Finance, 29(6): 1559-73.

6. Chang, S.C., S.S. Chen, R.K. Shou & Y.H. Lin (2008), “Weather and Intraday Patterns in Stock Returns and Trading Activity”, Journal of Banking and Finance, 32(9): 1754-66.

7. Ciccone, S.J. (2011), “Investor Optimism, False Hopes and the January Effect”, Journal of Behavioral Finance, 12(3): 158-68.

8. Cross (1973), “The behavior of stock prices on Fridays and Mondays”, Journal of Financial analysts.

9. Dichev và Janes (2003) Dichev, I.D. & T.D. Janes (2003), “Lunar Cycle Effects in Stock Returns’, journal of Private Equity, 6(4): 8-29.

10. Dowling, M. and B.M. Lucey (2008), “Mood and UK Equity Pricing”, applied in finance letters, 4(4): 233-40.

11. Floros & Tan (2013), “Moon Phases, Mood and Stock Market Returns”, Journal of Emerging Market Finance, 12(4): 107-127.

12. Fisher (1906), “Nature of Capital & Income”, thành phố New York, Hoa Kỳ. 13. Garling, T., E. Kirchler, A. Lewis & F.V. Raaij (2009), “Psychology, Financial

Decision Making and Financial Crises”, Psychological Science in the Public Interest, 10(1): 1-47.

14. Gibbon và Hess (1981), “Day of the week effects and asset returns”, Journal of Business.

15. Harlow, W.V. & K.C. Brown (1990), “Understanding and Assessing Financial Risk Tolerance: A Biological Perspective”, Journal of Financial analyst, 46(6): 50-62. 16. Hirshleifer, H. & T. Shumway (2003), “Good Day Sunshine: Stock Returns and the

Weather” Journal of Finance, 58(3): 1009-32.

17. Kahneman, D. (2003b), “Experiences of Collaborative Research”, American Psychologist, 58(9): 723-30.

18. Keef, S.P. and M.S. Khaled (2011), “Are Investors Moonstruck? Further International Evidence on Lunar Phases and Stock Returns”, journal of Empirical Finance, 18(1): 56-63.

19. Krugman, P. (2009), “The Return of Depression Economics and the Crisis of 2008”,

thành phố London, Nortons.

20. Laibson, D. & R. Zeckhauser (1998), “Amos Tversky and the Ascent of Behavioral Economics”, Journal of Risk and Uncertainty, 16(1): 7-47.

21. Pardo, A. & E. Valor (2003), “Spanish Stock Returns: Where is the Weather 22. Effect?”, European Financial Management, 9(1): 117-26.

23. Saporoschenko, A. (2011), ‘The Effect of Santa Ana Wind Conditions and Cloudiness on Southern California Stock Returns’, Applied Financial Economics, 21(10): 683-94.

24. Ross (1977), “The Determination of Financial Structure: The Incentive-Signaling Approach”, tạp chí kinh tế The Bell, 8, 23-40.

25. Yuan, K., L. Zheng & Q. Zhu (2006), “Are Investors Moonstruck? Lunar Phases and Stock Return”, Journal of Empirical Finance, 13(1): 1-23.

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w