Ảnh hưởng của các hiệu ứng đối với danh mục đầu tư tài chính Đông Á và

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)

Bài khóa luận tiếp tục mở rộng nghiên cứu và thực hiện kết hợp các chỉ số trung bình chứng khoán tại 10 thị trường được lựa chọn ban đầu thành một danh mục đầu tư “Đông Á và Đông Nam Á” (eseasia_port). Cụ thể, bài khoán luận giả định các cá nhân có thể lựa chọn đầu tư đồng thời vào 10 thị trường trên với một tỷ trọng bằng nhau tại các thị trường. Khi đó, giá trị trung bình của các chỉ số chứng khoán này sẽ là giá trị chỉ số trung bình của danh mục đầu tư.

Qua đó, bài khóa luận thực hiện khảo sát một cách bao quát sự ảnh hưởng của các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng đối với danh mục đầu tư này.

Phương pháp thực hiện tương tự như trên với kết quả của mô hình được thể hiện qua bảng tóm tắt sau đây:

58

Bảng 10 - Ảnh hưởng của trăng non và các hiệu ứng niên lịch lên danh mục chỉ số Đông Á, Đông Nam Á

eseasia_port eseasia_port eseasia_port eseasia_port L.garch 0.638*** 0.628*** (22.303) (22.963) N 4472 4472 4472 4472 AIC -30476.570 -30478.820 -31077.561 -31078.444 BIC -30438.136 -30440.386 -31032.722 -31033.605

t statistics in parentheses

Trước hết, khi thực hiện kiểm định sự tồn tại của ảnh hưởng từ mặt trăng đến danh

mục đầu tư với giả định rằng các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng tồn tại độc lập với các hiệu ứng Niên Lịch, kết quả từ quá trình phân tích cho thấy chỉ có hiệu ứng chy kỳ trăng non

được tìm thấy trong danh mục với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư nhóm

các thị trường thuộc Đông Á và Đông Nam Á này còn cho thấy phản ứng với các hiệu ứng Niên Lịch đều tại mức ý nghĩa 1%.

Không dừng lại ở đó, bài khóa luận tiếp tục kiểm định ảnh hưởng lẫn nhau của các

hiệu ứng niên lịch và các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng thông qua mô hình AR (1) - GARCH (1) và các biến giả được lượng hóa cho hiệu ứng Tháng Giêng và hiệu ứng Thứ

Hai. Kết quả lúc này cho thấy danh mục đầu tư chỉ còn chịu tác động của hiệu ứng chu kỳ trăng non với mức sai số 10%. Trong khi đó, hiệu ứng Thứ Hai lại thể hiện sự ảnh hưởng lấn át rõ rệt với sự phản ứng tích cực lại của thị trường trong cả hai chu kỳ mặt trăng đều ở mức ý nghĩa 1%. Thậm chí, ảnh hưởng của hiệu ứng Thứ Hai còn có sức mạnh lấn át cả hiệu ứng Tháng Giếng và trở thành hiệu ứng duy nhất có ảnh hưởng đến danh mục trong khoảng thời gian thực hiện quan sát.

Như vậy, nhìn chung nếu coi các chỉ số trung bình chứng khoán của các quốc gia được lựa chọn là một danh mục đầu tư thì danh mục này hầu như chỉ chịu ảnh hưởng rất

ít của hiệu ứng mặt trăng. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm định, các kết quả lại cho thấy

danh mục đầu tư này có phản ứng một cách tích cực với hiệu ứng Thứ Hai. Nói cách khác, về mặt ý nghĩa kinh tế, tỷ suất lợi nhuận trung bình của danh mục trong thời điểm ngày thứ hai đạt mức hơn 100%.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 76)