Nghĩa của các kết quả thống kê

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 78)

Nhìn chung, từ các kết quả từ quá trình phân tích, bài khóa luận có thể rút ra kết luận về sự tồn tại của hiệu ứng chu kỳ mặt trăng đối với hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường tài chính.

Trước hết, với đối tượng là 5 chỉ số trung bình chứng khoán của các thị trường nhóm mới nổi và thị trường cận biên (VN-Index), hiệu ứng chu kỳ mặt trăng chỉ được tìm thấy trên một số thị trường sau khi cân nhắc sự ảnh hưởng của các hiệu ứng Niên Lịch. Cụ thể, với hiệu ứng chu kỳ trăng tròn, chỉ có 2 chỉ số có phản ứng lại là chỉ số JSKE của thị trường chứng khoán Jakarta - Indonesia và chỉ số SCI của thị trường chứng

khoán Thượng Hải - Trung Quốc. Bên cạnh đó, với kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng trăng non, các kết quả chỉ cho thấy 3 trong 5 chỉ số có phản ứng lại với hiệu ứng này và cũng đồng thời phản ứng với các hiệu ứng niên lịch như các chỉ số VN-Index, JSKE và KLSE của của thị trường Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, mức độ phản ứng của các thị trường với các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng có sự khác nhau và không thống nhất. Do đó, bài khóa luận đưa ra kết luận rằng với mỗi thị trường nhất định sẽ có

một mức độ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng khác nhau. Nói cách khác, bất thường trong hành vi đầu tư của các cá nhân trên mỗi thị trường phụ thuộc và khu vực tồn tại thị trường đó và chưa thể đưa ra được kết luận chung về ảnh hưởng của các chu kỳ mặt trăng đối với hành vi đầu tư của con người nói chung thông qua kiểm định này.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở các kiểm định đối với thị trường chứng khoán, bài

khóa luận còn phát hiện được các hiệu ứng của chu kỳ mặt trăng đối với một số tài sản tài chính khác. Cụ thể, sau khi thêm vào các biến giả có thuộc tính của hiệu ứng Niên Lịch, các tài sản có phản ứng lại với hiệu ứng chu kỳ trăng tròn gồm có Bitcoin và vàng

tại mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, hiệu ứng chu kỷ trăng non lại được tìm thấy đối với hầu hết các tài sản được lựa chọn phân tích với mức sai số tương đối. Tuy nhiên, giống như trường hợp trước khi kiểm định hiệu ứng của các chu kỳ mặt trăng đối với thị trường

chứng khoán, mỗi loại tài sản khác nhau lại cho một mức phản ứng khác nhau tại mỗi chu kỳ mặt trăng. Ví dụ, trong khi đa số các tài sản tài chính được lựa chọn cho thấy phản ứng tích cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng non thì giá vàng trong giai đoạn này lại

cho một kết quả ngược lại, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận trung bình trong giai đoạn này mang giá trị âm.

Như vậy, qua kiểm định đối với thị trường chứng khoán của một số quốc gia và một số loại tài sản tài chính, các kết quả thu được có thể thấy phần nào sự hiện hữu của hiệu ứng mặt trăng đối với thị trường tài chính nói chung. Nói cách khác, sự phản ứng của thị trường đối với các yếu tố khách quan như chu kỳ của mặt trăng đã thể hiện một cách cụ thể những bất thường trong hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường. Mặt khác, kết quả thu được từ phân tích còn cho các mức độ phản ứng với hiệu ứng khác nhau đối với từng loại tài sản tài chính. Do đó, các giả thiết ban đầu của bài khóa luận về các hiệu ứng chu kỳ mặt trăng có thể tác động một cách tích cực hoặc tiêu cực đối với hành vi đầu tư của cá nhân được bác bỏ. Có thể thấy, qua quá trình phân tích, hành xử của các nhà đầu tư đối với mỗi một loại tài sản tài chính là khác nhau và không thể kết luận khái quát rằng hiệu ứng mặt trăng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định đầu tư của các cá nhân là như nhau đối với tất cả các tài sản tài chính.

Không dừng lại ở đó, bài khóa luận sau khi thực hiện kết hợp chỉ số trung bình chứng khoán của các thị trường được chọn lựa phân tích để tạo thành một danh mục đầu

tư đã không tìm thấy phản ứng của danh mục đối với hiệu ứng chu kỳ trăng tròn. Trong khi đó, hiệu ứng chu kỳ trăng non lại được ghi nhận có tác động tới biến động tỷ suất lợi nhuận trung bình của danh mục ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Thậm chí, kết quả từ phân tích còn cho thấy sự chi phối của các hiệu ứng Niên Lịch đối với hiệu ứng chu kỳ mặt trăng đã lất át hoặc làm giảm đi ý nghĩa thống kê của các phản ứng thị trường đối với hiệu ứng chu kỳ mặt trăng. Ngoài ra, tác động của các hiệu ứng Niên Lịch mà đặc biệt là hiệu ứng Thứ Hai đối với danh mục đầu tư còn gây ra bất thường trong tỷ suất lợi nhuận trung bình thu được ở giai đoạn này. Do vậy, đề xuất của bài khóa luận đặt ra cho các cá nhân được giả định đang sở hữu danh mục đầu tư này nên sử dụng cơ hội đầu

cơ hoặc kinh doanh chênh lệch giá để có thể thu được lợi nhuận bất thường tại những thời điểm này.

Cuối cùng, với những kết quả cho thấy sự bất thường trong hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường theo chu kỳ mặt trăng, bài khóa luận có thể một lần nữa đưa ra kết

“duy lý”. Nói cách khác, việc ra quyết định đầu tư của các cá nhân vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác bao gồm cả yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Do đó, nhìn chung hành động của đa số các cá thể trên thị trường mang tính “phi lý” mà lý thuyết tài chính truyển thống không thể giải thích được. Đồng thời, bài khóa luận sau khi tìm thấy sự tồn tại của hiệu ứng mặt trăng đối với hành vi đầu tư của con người có thể được coi là một sự đóng góp và bổ sung vào các công trình nghiên cứu trong cùng đề tài. Như vậy, qua đây bài khóa luận có thể kết luận ảnh hưởng của mặt trăng không chỉ đối với hành vi của con người nói chung mà còn đối với cả hành vi đầu tư nói riêng.

Một phần của tài liệu 043 bất thường trong hành vi đầu tư theo các chu kỳ mặt trăng và ý nghĩa hiệu quả của thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 78)