Trước hết, trong quá trình nghiên cứu tìm ra sự bất thường trong hành vi đầu tư trên thị trường tài chính, các nhà phân tích thường giả định rằng hành động ra quyết định
đầu tư của cá nhân là “phi lý” và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Qua đó, họ thực
hiện khảo sát phản ứng của con người đối với các yếu tố để tìm kiếm sự bất thường. Trong đó, một bài nghiên cứu của Levy và Yagil (2011) đã chỉ ra rằng mức độ tâm
lý của con người tại các chu kì của mặt trăng có thể trở nên lạc quan hơn hoặc bi quan hơn. Với những kết quả thống kê được, họ đã đưa ra nhận định rằng con người có xu hướng bi quan hơn trong kỳ trăng tròn. Đồng thời, ngược lại với đó là tâm lý lạc quan hơn của con người được phản ánh tại chu kỳ trăng non. Khi đó, nguyên nhân mà hai nhà
nghiên cứu này đưa ra là khi mặt trăng được “che lấp” trong kỳ trăng non, con người sẽ có nhiều năng lượng tích cực hơn. Mặt khác, chu kỳ trăng non này còn được cho là mốc
đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống, của sự phát triển và của những ý niệm tích cực về tương lai. Do vậy, họ đã đưa ra kết luận rằng bất thường trong hành vi đầu tư của các cá thể trên thị trường chứng khoán có thể là nguyên nhân gây ra sự đột biến tăng về lợi nhuận trong khoảng thời gian này.
Dựa trên cơ sở đó, bài khóa luận đặt ra giả thiết Hiệu ứng Trăng Non đối với tỷ suất lợi nhuận trung bình theo ngày thu được tại các chu kỳ như sau:
Trường hợp 1: Thị trường có phản ứng tích cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng non thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang
giá trị dương.
Trường hợp 2: Thị trường có phản ứng tiêu cực đối với hiệu ứng chu kỳ trăng non thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trung bình của các tài sản tài chính tại giai đoạn này mang