Đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế Việt

Một phần của tài liệu 004 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp việt nam (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế Việt

Nam

Kết thúc năm 2020, dù gặp nhiều ảnh hưởng thiên tai khốc liệt cũng như dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nhưng kim ngạch thương mại hai chiều của nước ta vẫn đạt khoảng 541 tỷ USD, trong đó ngành Nông nghiệp đóng góp xuất khẩu tới 41,2 tỷ USD và được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới có dòng thương mại mạnh nhất. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp khá ổn định và bền vững.

Giá trị GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GDP chung (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông Nghiệp (%)

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 (Nguồn: Vietstock)

Trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị GDP chung có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2016, GDP thực của nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2.91% nhưng đến năm 2017 đã tang vượt bậc, đạt mức 7.02%. Sang năm 2018, chỉ số này tăng nhẹ lên 7.08% rồi giảm dần về 6.81% và 6.21% lần lượt với năm 2019 và 2020. So với tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp cũng có cùng xu hướng. GDP tăng nhẹ trong 2 năm đầu tiên của giai đoạn, từ 2.68% của năm 2016 lên 2.94 % năm 2017. Nhưng đến năm 2018, GDP ngành đã tăng vượt bậc, đạt 3.76%. Hai năm tiếp theo của giai đoạn cho thấy dấu hiệu sụt giảm trong GDP ngành nông nghiệp, từ 3.76% xuống còn 2.9% năm 2019 và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2020, ở mức 2.65%.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP quốc gia tăng từ mức 14.85% lên mức 16.32%. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp không tăng trưởng đều đặn, mà giảm nhẹ giai đoạn 2016 - 2018 và tăng dần từ 2018 đến nay. Năm 2017, GDP lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đóng góp vào GDP nền kinh tế giảm từ 14.85% năm 2016 xuống còn 13.96%. Có lẽ do diễn biến thời tiết phức tạp đã tác động mạnh mẽ đến kết quả thành phẩm trong sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, nhu cầu và giá cả về các mặt hàng của nước ta đều giảm. Dù có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng năm 2016, xu hướng chuyển đoi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả nhưng GDP ngành nông nghiệp đóng góp vào nền kinh tế năm 2017 vẫn không cao.

T rong giai đoạn 2018 - 2019, tốc độ đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành

nông nghiệp không cao nhưng tăng đều qua các năm với xu thế on định và bền vững. Năm 2018, ngành nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP 14.57% giá trị GDP nền kinh tế, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã từng bước phát huy hiệu

quả từ những năm trước đây. Mặt khác, giá bán sản phẩm cũng dần ổn định kết hợp với thị trường xuất khẩu rộng mở đã là động lực lớn thúc đẩy sản xuất của ngành. Năm 2019, tuy tỷ trọng đóng góp chỉ đạt 15.34% nhưng cũng đã phần nào khẳng định

tính hiệu quả của các chính sách dành cho ngành nông nghiệp.

Năm 2020 là năm mà toàn ngành gặp khó khăn, thách thức; đại dịch Covid- 19

đạt mức độ nguy hiểm nặng nề trên toàn cầu cũng như thời tiết thiên tai tại các khu vực đã dọa nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp của ngành. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để nước ta gặt hái thành quả nhờ việc đoi mới quy mô ngành, mô hình tăng trưởng và thu hút được nguồn lực đầu tư trong xã hội. Trong năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế quốc gia, được ví như trụ cột của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp đã có những thành công lớn nhờ có hiệp định EVFTA với nhiều ưu đãi về thuế quan cho các mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ vào 4 tháng cuối năm, đóng góp vào tăng trưởng GDP 16.32% tổng giá trị GDP nền kinh tế, đặc biệt trong xuất khẩu đã đạt kết quả ngoạn mục với tổng kim ngạch đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2.5% so với năm 2019.

So sánh tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp với các lĩnh vực khác trong giai đoạn 2016 - 2020

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tang trưởng GDP của 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ không đều. Từ năm 2017 đến năm 2020 cho thấy sự tang trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp là ngành có sự tang trưởng mạnh mẽ do việc phục vụ sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đóng góp nhiều vào tang trưởng GDP nền kinh tế và được xác định là ngành có nhiều triển vọng cho xuất khẩu cũng như việc phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu. Lĩnh vực dịch vụ cũng là một ngành đầy triển vọng của Việt Nam, đã và đang được

■ Lĩnh vực nông nghiệp BLTnh vực công nghiệp BLTnh vực dịch vụ

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng thực GDP (Nguồn: Vietstock)

T ốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp tương đối ổn định trong giai đoạn

2016 - 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm đạt 2.9%. Năm 2016 là năm

ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011, chỉ đạt 2.68%. Tuy nhiên đến năm 2017 đã có tốc độ phục hồi nhẹ đạt 2.94%. Năm 2018 là một năm

đáng chú ý bởi tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt đỉnh điểm trong giai đoạn 2016 - 2020, đạt 3.76% đại biểu cho 1 năm thắng lợi toàn diện của ngành. T uy nhiên, sang đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm, thể hiện dấu hiệu ngành có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, quy mô sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng lớn. Đến năm 2020, dù ngành đạt mức tăng trưởng không cao, chỉ đạt 2.65% nhưng Việt Nam vẫn tự hào vì có tăng trưởng dương trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có diễn biến phức tạp. So với hai lĩnh vực công nghiệp và dich vụ, ngành nông nghiệp vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng cao hơn mong muốn.

2.2.2. Đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị kim ngạch xuất

khẩu của Việt Nam

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam khi ngành vừa đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và thực hiện được việc xuất khẩu các sản phẩm

2018 2019 2020 nông sản Việt Nam Tỷ lệ %

Hoa Kỳ 17,9 21.9 26.2 Trung Quốc 22.9 27.8 24.6 "Ẽữ 15,3 11.4 "91 Các nước ASEAN lũ "91 9.18 Nhật Bản 7,74 "81 "83 Các thị trường khác 24.66 20.4 22.52

hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD bao gồm gỗ, hạt điều, rau quả, tôm và gạo. Lúa gạo là sản phẩm đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng nhất với sản lượng đạt 42,7 triệu tấn

không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, hỗ trợ các quốc gia khác mà còn là cường quốc về xuất khẩu gạo, theo số liệu thống kê Hiệp hội lương thực Việt Nam,

năm 2020 Việt Nam là quốc gia xếp hạng thứ hai về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế

giới. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm 85% trong tong trọng lượng gạo xuất khẩu

Hình 2.3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp trong tổng giá trị

xuất khẩu của Việt Nam (Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp có xu hướng tăng trưởng đều đặn, đạt trung bình 12,06%/năm. Kim ngạch các sản phẩm nông nghiệp năm 2016 đạt 22 tỷ USD. Năm 2017 tiếp tục là một năm cho thấy tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam khi kim ngạch đạt 25.82 tỷ USD, tăng 17.3% tương ứng với tỷ trọng ngành 11.69%. 3 năm tiếp theo, tỷ trọng xuất khẩu

của ngành vẫn tăng trưởng đồng đều, đạt lần lượt 12%, 12.52% và 13.19%. Kim ngạch xuất khẩu nông sản liên tục tăng trưởng đều đặn cho thấy sự nỗ lực của Chính Nhờ những thành tích lớn về xuất khẩu, nông nghiệp tiếp tục duy trì được mức

xuất siêu tăng dần qua các năm. Xuất khẩu nông sản không những giúp tăng cường uy tín và vị thế của việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn cân bằng cán cân thương

mại quốc gia.

Một phần của tài liệu 004 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w