Cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp khi tham gia hiệp định

Một phần của tài liệu 004 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3. Cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp khi tham gia hiệp định

FTA

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã mở cửa thị trường quốc tế bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương. Hội nhập thị trường quốc tế là động lực mạnh mẽ nâng tầm ngành nông nghiệp. Các hiệp định thương mại thế hệ cũ tập trung vào cắt giảm thuế quan và các thủ tục hải quan. Các hiệp định thương mại “thế hệ mới” gần đây - chẳng hạn như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu - đã mang lại nhiều cơ hội hơn nữa cho ngành nông nghiệp trong việc xuất khẩu với những ưu đãi về thuế quan giúp Việt Nam tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Việc ký kết thành công của hai hiệp định này đánh dấu một mốc mới trên chặng đường hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia, là một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.

2.3.1. Cơ hội với ngành nông nghiệp khi Việt Nam tham gia các hiệp định FTA

Việc tham gia các hiệp định cũng giúp chúng ta đa dạng hóa về thị trường xuất khẩu, không bị phụ thuộc vào một thị trường nếu không may có hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đối với hiệp định EVFTA:

EVFTA là một hiệp định đầy tham vọng cung cấp gần 99% việc xóa bỏ thuế hải quan giữa EU và Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), FTA dự kiến sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 4,6% và xuất khẩu của nước này sang EU tăng

42,7% vào năm 2025. Trong khi Ủy ban châu Âu dự báo GDP của EU sẽ tăng thê m 29,5 USD. tỷ vào năm 2035.

Vào ngày 01/08/2020 khi hiệp định có hiệu lực, 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được xóa bỏ trong khi phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong thời gian 10 năm. 71% thuế quan sẽ được xóa bỏ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, phần còn lại sẽ được xóa bỏ trong thời hạn 7 năm.

Chính phủ quyết định ban hành nghị định 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 để có chứng nhận về các chủng loại gạo thơm, nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan của hiệp định EVFTA, thúc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu gạo để đa dạng hóa thị trường.

EVFTA được coi là một hiệp định song phương thế hệ mới - nó bao gồm các điều khoản quan trọng về quyền sở hữu trí tuệ (IP), tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững. Điều này bao gồm cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của To chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ước của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu. Như vậy, trong một lộ trình ngắn hạn, gần 100% kim ngạch xuất khẩu sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu từ EU. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là mức cam kết giảm thuế cao nhất mà một đối tác lớn dành cho chúng ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.

Việc cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đối với hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Với hiệp định CPTPP, nhiều cơ hội cũng như thách thức mở ra cho các doanh nghiệp.

Việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam cân bằng quan hệ thương mại và tránh phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường nhất định. CPTPP sẽ mở ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn cho Việt Nam với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu được hưởng lợi do thuế

quan thấp. Đầu tư nước ngoài đi kèm với công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề

Một phần của tài liệu 004 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w