Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại các làng nghề chè huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.2.6 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại các làng nghề chè huyện Định Hóa

3.2.6.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè

Song song với chủ trương của tỉnh về phát triển vùng nguyên liệu chè và phát triển bền vững các làng nghề chè trên địa bàn huyện Định Hóa, UBND huyện Định Hóa đã có nhiều chính sách cụ thể cho người dân trồng chè nói chung và các hộ nghề trong các làng nghề chè nói riêng đầu tư mở rộng diện tích chè, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đặc biệt là hỗ trợ người dân tham gia sản xuất chè VietGAP nhằm mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả của các hộ nghề được khảo sát như sau:

Bảng 3.16. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè tại các làng nghề chè huyện Định Hóa năm 2018

TT Chỉ tiêu ĐVT Phú Hội 2 Phú Ninh 2 Duyên Phú 2

1 Diện tích chè bình quân Ha/hộ 0,38 0,56 0,37

2 Năng suất chè tươi Tạ/ha 150.0 110 105

3 Giá trị sản xuất (GO) Trđ/hộ 375.00 348.5 267.32 4 Chi phí trung gian (IC) Trđ/hộ 168,75 177,75 172,45 5 Giá trị gia tăng (VA) Trđ/hộ 206,25 170,77 124,87 6 Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ/hộ 195,84 151,98 103,14

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Phân tích bảng 3.16 Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Định Hóa đại diện cho 3 hình thức tổ chức cho thấy: tại làng nghề Phú Hội 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức HTX có năng suất

chè đạt cao 150 tạ/ha, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh nên cho gia trị sản xuất tại hộ gia đình cao, đạt 375,0 tr. đ/hộ, các chi phí trung gian (IC) là 168,75 Tr.đ/hộ, đạt giá trị gia tăng (VA) 206,25 trđ/hộ và đạt thu nhập hỗn hợp cao nhất là 195,84 trđ/hộ, với số lao động trung bình tại làng nghề Phú Hội 2 là 1,83 người/hộ thì thu nhập của người lao động là 8,92 tr.đ/tháng. Tại làng nghề Phú Ninh 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Tổ hợp tác có năng suất chè đạt 110 tạ/ha, có áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh nên cho gia trị sản xuất tại hộ gia đình đạt 348.5 tr. đ/hộ, các chi phí trung gian (IC) là 177,75 Tr.đ/hộ, đạt giá trị gia tăng (VA) 170,77 tr.đ/hộ và đạt thu nhập hỗn hợp là 151,98 tr.đ/hộ, với số lao động trung bình tại làng nghề Phú Ninh 2 là 1,78 người/hộ thì thu nhập của người lao động là 7,11 tr.đ/tháng. Tại làng nghề Duyên Phú 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Hộ gia đình có năng suất chè đạt 105 tạ/ha, có áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên do số vốn ít, hạn chế đầu tư nên cho gia trị sản xuất tại hộ gia đình chỉ đạt 297,32 tr. đ/hộ, các chi phí trung gian (IC) là 172,45 tr.đ/hộ, đạt giá trị gia tăng (VA) 114,87 tr.đ/hộ và đạt thu nhập hỗn hợp là 106,14tr.đ/hộ, với số lao động trung bình tại làng nghề Phú Ninh 2 là 1,87 người/hộ thì thu nhập của người lao động là 4,73 tr.đ/tháng.

Như vậy, ở các hình thức tổ chức HTX và Tổ hợp tác, người làm chè tại các làng nghề có thu nhập cao hơn hẳn các hộ gia đình ở làng nghề không tham gia các hình thức này.

3.2.6.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề

Ngoài một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Định Hóa, thì một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các nguồn lực như sau:

Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ làng nghề chè huyện Định Hóa năm 2018

ĐVT: Lần TT Chỉ tiêu Phú Hội 2 Phú Ninh 2 Duyên Phú 2 1

Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO=GO/IC)

2,22 1,96 1,72

2

Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA= VA/IC)

1,22 0,96 0,72

3

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI = MI/IC)

1,16 0,86 0,62

4

Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động

(TGOLĐ = GO/công lao động) 3,13 2,64 2,05

5

Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động

(TVALĐ = VA/công lao động) 1,72 1,29 0,86

6

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ = MI/công lao động)

1,63 1,15 0,73

Nguồn: Tính toán của tác giả

Phân tích bảng 3,17 về một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè ở các hình thức tổ chức khác nhau huyện Định Hóa (tính bình quân/hộ) ta thấy:

Về hiệu quả sử dụng chi phí:

- Tại làng nghề Phú Hội 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức HTX có: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí tính bình quân cho một hộ nghề là 2,22 lần; Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí của hộ nghề là 1,22 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian của hộ nghề là 1,16 lần,

- Tại làng nghề Phú Ninh 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Tổ hợp tác có: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí tính bình quân cho một hộ

nghề là 1,96 lần; Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí của hộ nghề là 0,96 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian của hộ nghề là 0,86 lần,

- Tại làng nghề Duyên Phú 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Hộ gia đình có: Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí tính bình quân cho một hộ nghề là 1,72 lần; Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí của hộ nghề là 6,72 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian của hộ nghề là 0,62 lần,

Như vậy hiệu quả sử dụng đồn vốn tại các làng nghề được tổ chức theo hình thức HTX, Tổ hợp tác cao hơn hình thức hộ gia đình, mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh tót hơn cho tổ chức và hộ gia đình làng nghề.

Hiệu quả sử dụng lao động:

- Tại làng nghề Phú Hội 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức HTX có: Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động của hộ nghề là 3,13 lần; Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động của hộ nghề là 1,72 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động của hộ nghề là 1,63 lần.

- Tại làng nghề Phú Ninh 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Tổ hợp tác có Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động của hộ nghề là 2,64 lần; Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động của hộ nghề là 1,29 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động của hộ nghề là 1,15 lần.

- Tại làng nghề Duyên Phú 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Hộ gia đình có Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động của hộ nghề là 2,05 lần; Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động của hộ nghề là 0,86 lần; Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động của hộ nghề là 0,73 lần.

Kết quả phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động của hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Định Hóa tương đối cao, Qua đó có thể thấy hiệu quả kinh tế đáng kể của các hộ làm chè khi tham gia vào tổ chức làng nghề trên địa bàn, đặc biệt là các làng nghề được tổ chức theo hình thức HTX và Tổ hợp tác.

3.2.6.3, Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của các làng nghề chè huyện Định Hóa

Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế: gia tăng các hộ sản xuất trong làng tham gia vào làng nghề, mở rộng quy mô diện tích trồng chè tại các làng nghề, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nghề,,,, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong làng và nhiều lao động thuê ngoài, nâng cao thu nhập cho lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho các hộ sản xuất và kinh doanh chè. Cụ thể, kết quả khảo sát 335 hộ dân làng nghề chè huyện Định Hóa như sau:

Bảng 3.18. Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ dân làng nghề chè ở huyện Định Hóa năm 2018

TT Chỉ tiêu Phú Hội 2 Phú Ninh 2 Duyên Phú 2 1

Số lượng lao động thường xuyên tại các hộ nghề

(LĐ/hộ) 1,83 1,78 1,87

2

Lao động thuê ngoài thường xuyên của hộ nghề

tại các LN chè (LĐ/hộ) 0,3 0,5 0,3

3

Tổng số lao động thường xuyên tại làng nghề

(LĐ/hộ) 2,13 2,28 2,17

4 Thu nhập bình quân/LĐ/Tháng (tr. đ/tháng) 8,92 7,12 4,13

5

Tỷ lệ số hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng

cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè (%) 100,00 85,33 78,21

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phân tích bảng 3.18 cho thấy, phát triển làng nghề chè có vai trò nhất định trong việc giải quyết việc làm không chỉ cho lao động tại các làng nghề chè mà còn tạo việc làm thường xuyên cho lao động tại các vùng lân cận. Kết quả khảo sát tại các hộ dân tại làng nghề chè của huyện Định Hóa cho thấy:

- Tại làng nghề Phú Hội 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức HTX có số lao động thường xuyên của hộ nghề là 1,83 lao động/hộ, các hộ này vào thời vụ chăm bón, thu hái, đốn, cắt… vẫn phải thuê thêm lao động bên ngoài

với số lượng 0,3 lao động/hộ, hàng năm phải thuê công cho người bên ngoài khoảng 110 – 130 công/năm/hộ.

- Tại làng nghề Phú Ninh 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Tổ hợp tác có số lao động thường xuyên của hộ nghề là 1,78 lao động/hộ, các hộ này vào thời vụ vẫn phải thuê thêm lao động bên ngoài với số lượng 0,5 lao động/hộ, hàng năm phải thuê công cho người bên ngoài khoảng 170 – 190 công/năm/hộ.

- Tại làng nghề Duyên Phú 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Hộ gia đình có số lao động thường xuyên của hộ nghề là 1,87 lao động/hộ, các hộ này thường tận dụng lao động của gia đình mình, khi thật cần thiết: hái chè, đốn chè mới phải thuê thêm lao động bên ngoài với số lượng 0,3 lao động/hộ, hàng năm các hộ này cũng phải thuê công cho người bên ngoài vào làm khoảng 100 – 120 công/năm/hộ.

Với năng suất chè cao, biết cách tổ chức kinh doanh nên chất lượng chè tốt, có kênh tiêu thụ ổn định nên các làng nghề chè tổ chức theo hình thức HTX và Tổ hợp tác có thu nhập cao từ cây chè, đạt 8,92 tr.đ/người/tháng và 7,12 tr.đ/người/tháng. Còn hình thức tổ chức là hộ gia đình ở các làng nghề chỉ có thu nhập trung bình đạt 4,13 tr.đ/người/tháng.

Như vậy, đời sống của người làm chè tại các làng nghề được tổ chức theo hình thức HTX, Tổ hợp tác thường cao hơn làng nghề tổ chức theo hình thức hộ gia đình. Vấn đề này hiện đã hiện hữu trong thực tế của các làng nghề huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Cùng với các chỉ tiêu về sử dụng lao động tại các làng nghề, trong các năm qua các tổ chức chính quyền, đoàn thể đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực trong sản xuất và chế biến chè cho người làm chè tại huyện Định Hóa. Tại các làng nghề, năm 2018 tỷ lệ số hộ được tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất và chế biến chè có sự thay đổi giữa các loại hình tổ chức làng nghề: làng nghề Phú Hội 1, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức HTX có số lượng cao tới 100% số hộ được tham gia đào tạo, tập huấn kỹ thuật; Làng nghề

Phú Ninh 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Tổ hợp tác có số lượng là 85,3% số hộ được tham gia đào tạo, tập huấn kỹ thuật và Làng nghề Duyên Phú 2, đại diện cho làng nghề tổ chức theo hình thức Hộ gia đình có số lượng chỉ có 78,21% số hộ được tham gia đào tạo, tập huấn kỹ thuật. Nguyên nhân chính là do các tổ chức Đào tạo, tập huấn cũng luôn ưu tiên, hướng tới các làng nghề có tổ chức chặt chẽ, có năng lực để tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng, chăm sóc và chế biến chè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)