5. Ý nghĩa của đề tài
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
2.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề huyện Định Hóa
1. Năng suất bình quân (AP): là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với cây chè trên một đơn vị diện tích của các làng nghề.
2. Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Trong sản xuất chè của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị chè khô và chè tươi mà họ sản xuất ra trong 1 năm. Công thức tính GO như sau:
Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi Giá cả sản phẩm i
3. Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Đối với cây chè, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước.
Trong đó: IC là chi phí trung gian
Ci là các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất
4. Giá trị gia tăng (VA) Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau:
VA= GO-IC
5. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của người lao động bao gồm thu nhập từ công lao động và phần lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính cheo chu kỳ của GO). Đối với cây chè bao gồm: Công chăm sóc, thu hái, sao chè… Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI= VA- (A+T+chi phí thuê lao động ngoài) Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp
VA: Giá trị gia tăng
A: Khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế, phí phải nộp
Ngoài ra, để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên HTH, THT, hộ gia đình còn sử dụng một số chỉ tiêu:
6. Tỷ lệ (%) số hộ tham gia sản xuất chè VietGAP, UTZ, Global GAP trên tổng số hộ nghề chè.
2.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Định Hóa
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè bao gồm các chỉ tiêu:
1. Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TGO = GO / IC (lần)
2. Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TVA = VA / IC (lần)
3. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TMI = MI / IC (lần)
4. Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TGOLĐ= GO/công lao động
5. Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăng tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TVALĐ = VA/công lao động
6. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính: TMILĐ = MI/công lao động
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành viên HTX và tổ viên THT, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu như:
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN