Tình hình sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

MI =VA C Trong đó:

3.1.1. Tình hình sản xuất chè

Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch từ 30 đến 40 năm, nếu các hộ trồng chè không tốt phải chịu thiệt thòi liên tục trong nhiều năm. Giống chè tốt sẽ làm tăng thu hoạch gấp rưỡi thậm chí là gấp 2- 3 lần so với trồng giống xấu. Giống chè chất lượng tốt, có hương vị dịu dễ tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước.

Các hộ nông dân ở Định Hóa cũng như các vùng trồng chè khác, việc lựa chọ giống chè luôn được quan tâm hàng đầu. Theo điều tra các hộ trồng chè ở huyện, được biết họ chọn giống chè trên các tiêu chí sau: Có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và thích ứng mạnh với điều kiên nắng nóng; Phải có chất lượng cao hơn giống địa phương và phải phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện tại và tiêu cầu của thị trường; Phải được trồng theo một quy trình trồng trọt tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ giảm dần sử dụng phân hoá học và thuốc hoá học bảo vệ thực vật.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 TT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- -% 1 Tổng diện tích Ha 2.518 2.561 2.607 43 1,71 46 1,80 - Chè kinh doanh Ha 2.076 2.189 2.266 113 5,44 77 3,52 - Chè trồng mới Ha 442 372 341 (70) (15,84) (31) (8,33)

3 Sản lượng búp tươi Tấn 21.925 23.964 25.036 2.039 9,30 1.072 4,47

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Định Hóa)

Xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác, những năm qua, huyện đã tập trung triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cây chè. Bên cạnh việc khuyến khích hình thành và phát triển các làng nghề trồng, chế biến chè, huyện còn đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm kiếm các chương trình, dự án hỗ trợ người trồng chè từ khâu giống, chăm bón đến chế biến, tiêu thụ…

Qua số liệu thống kê cho thấy diện tích chè của huyện có xu hướng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2016 diện tích chè toàn huyện là 2.518 ha trong đó diện tích chè kinh doanh là 2.076 ha; năm 2017 diện tích trồng chè tăng 43 ha tương ứng tăng 1,71% so với năm 2016; năm 2018 diện tích chè toàn huyện tăng thêm 46 ha tương ứng tăng thêm 1,8% so với năm 2017; trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm 87%.

Biểu đồ 3.1. So sánh diện tích chè của Định Hóa và tỉnh Thái Nguyên

Huyện Định Hóa hiện có diện tích chè lớn chiếm 12% diện tích chè toàn tỉnh, chỉ đứng sau huyện Đại Từ, Phú Lương và Đồng Hỷ. Thông tin từ UBND huyện, để từng bước nâng cao giá trị sản xuất và xây dựng thương hiệu chè, tháng 11/2018 huyện đã tổ chức chương trình tôn vinh các làng nghề chè của huyện lần thứ nhất . Đây là dịp quảng bá thương hiệu chè Định Hóa đồng thời khẳng định, tôn vinh giá trị của làng nghề chè và những người trồng, chế biến chè nơi đây.

Tiềm năng, thế mạnh về sản xuất cây chè ở Định Hóa có lẽ là do được thiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè, cùng với đó là người làm chè có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến lâu năm đã hình thành nên những làng nghề chè truyền thống. Huyện Định Hóa hiện có 19 làng nghề sản xuất, chế biến chè tại 8 xã vùng chè gồm Trung Lương, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Trung Hội với diện tích 318 ha, trong đó nhiều làng nghề từ lâu đã gắn liền với văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc truyền thống. Sản lượng chè búp tươi của các làng nghề trung bình gần 5.000 tấn/năm. Diện tích chè được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn VietGap là 120ha.

Cùng với việc tăng diện tích trồng hàng năm người dân trồng chè của huyện được tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng cho nên hàng năm năng suất tăng bình quân 2,29% mỗi năm cho thấy tiềm năng cây chè mang lại ngày càng cao. Năng suất trung bình của năm 2017 đạt 109,47ạ/ha, tăng 3,86 tạ/ha so với năm 2016 tương ứng tăng 3,66%; năm 2018 năng suất đạt 110,49 tạ/ha tăng 1,01 tạ/ha so với năm 2017 tương ứng tăng 0,92%.

Hàng năm sản lượng chè toàn huyện tăng bình quân đạt 6,89% mỗi năm. Sản lượng chè búp tươi đã tăng từ 21.925 tấn năm 2016 lên 25.036 tấn năm 2018. Giá chè búp tươi đã tăng từ 7.000 đồng/kg lên 9.000

đồng/kg. Hiện nay cây chè không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm mà đã giúp nhiều hộ gia đình có kinh tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu và chè còn là sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện.

Hiện nay, huyện Định Hóa đã có quy hoạch ngành Nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó đã quy hoạch vùng sản xuất chè trên địa bàn huyện gồm 16 xã làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa chất lượng, giá trị cao; quy hoạch xây dựng vùng chè nguyên liệu an toàn, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap. Tính đến thời điểm này, huyện Định Hóa có 233ha chè được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Định hướng cho các xã nằm trong vùng quy hoạch chè của huyện chuyển đổi mạnh sang trồng các giống chè cành năng suất, chất lượng, đến nay diện tích chè cành của huyện đạt 47% tổng diện tích chè toàn huyện, riêng với các xã trọng điểm về phát triển cây chè như Phú Đình, Sơn Phú, Bình Yên… diện tích chè cành đạt trên 70% diện tích. Cùng với đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Định Hóa giai đoạn 2016-2020, các xã Phú Đình, Sơn Phú, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu… sẽ là vùng sản xuất chè cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường, chè không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Để thực hiện quy hoạch và mục tiêu trên, huyện đang triển khai từng giai đoạn cụ thể. Trước mắt, giữ ổn định diện tích chè từ 2.600-3.000ha chè, tập trung đầu tư nâng cao năng suất, sản lượng chè, phấn đấu sản lượng chè hàng năm đạt từ 24.000 tấn chè búp tươi trở lên. Hàng năm, khuyến khích người dân chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế các giống chè trung du cằn cỗi, năng suất, chất lượng thấp sang trồng các giống chè cành có năng suất, chất lượng cao như LDP1, TRI777, Kim Tuyên

PH1, Bát Tiên… phấn đấu đến năm 2020 đạt 60% diện tích sử dụng giống chè mới này.

Cùng với việc thay thế giống mới cho năng suất, chất lượng cao, huyện quan tâm đến công tác chế biến chè, hiện nay chủ yếu các hộ sản xuất chè chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống theo quy mô hộ gia đình. Để nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm, năm 2018, từ chương trình hỗ trợ của tỉnh, của huyện 19 làng nghề đã được hỗ trợ giống chè mới, hệ thống tưới chè tự động, máy hút chân không, máy vò chè, tôn quay… Cùng với đó, hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chế biến chè theo hướng công nghiệp đó là nhà máy chè Sơn Phú và nhà máy chè Bình Yên. Các hộ dân trồng chè trên địa bàn huyện thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Nhờ đó, năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè trong vài năm trở lại đây đã được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2012, năng suất chè bình quân của huyện chỉ đạt bình quân 75-80tạ/ha thì hiện nay đã đạt 112 tạ/ha (tương đương với năng suất chè bình quân của tỉnh); giá trị kinh tế của 1ha chè đạt 115 triệu đồng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)