KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 107)

MI =VA C Trong đó:

a. Hộ sản xuất

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua nghiên cứu luận văn: “Phân tích chuỗi giá trị chè tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Huyện Định Hóa có ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng theo hướng hàng hóa. Là một huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế như đất đai, nguồn nước, khí hậu thích hợp cho phát triển một cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo từng vùng như: cây quế, cây chè, cây ăn quả.... Trong đó chè là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân, thu nhập của người trồng chè cao hơn từ 20 - 30% so với những hộ sản xuất tự do. Đây là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ tư của tỉnh Thái Nguyên.

Tổng diện tích chè toàn huyện đến năm 2018 là 2.607 ha (trong đó diện tích chè kinh doanh là 2.266 ha chiếm 87%), tăng 43 ha so với năm 2017, đạt 84% so với mục tiêu của đề án đã được điều chỉnh. Năng suất trung bình của năm 2017 đạt 109,47ạ/ha, tăng 3,86 tạ/ha so với năm 2016 tương ứng tăng 3,66%; năm 2018 năng suất đạt 110,49 tạ/ha tăng 1,01 tạ/ha so với năm 2017 tương ứng tăng 0,92%. sản lượng chè toàn huyện tăng bình quân đạt 6,89% mỗi năm. Sản lượng chè búp tươi đã tăng từ 21.925 tấn năm 2016 lên 25.036 tấn năm 2018.

Luận văn tập trung phân tích chuỗi giá trị sản xuất chè trên địa bàn huyện Định Hóa bao gồm các tác nhân: Cơ sở cung ứng đầu vào, hộ trồng chè, cơ sở thu gom/ thương lái, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu và người tiêu dùng. Kết quả phân tích cho thấy trong chuỗi giá trị chè của huyện Định Hóa hộ nông dân trồng chè chiếm lợi là 10 - 15%; thương lái và các cơ sở chế biến lợi ích chiếm khoảng 80%.

Luận văn xây dựng bản đồ chuỗi giá trị chè trên địa bàn huyện Định Hóa bao gồm các tác nhân: Cơ sở cung ứng đầu vào, hộ trồng chè, cơ sở thu gom/ thương lái, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu và người tiêu dùng.

ích chiếm khoảng 80%.

Để thúc đẩy chuỗi giá trị chè trên địa bàn huyện Định Hóa theo hướng bền vững, cần quán triệt một số quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển và các giải pháp cơ bản như: Về phía chính quyền địa phương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách; cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; liên kết. Đối với doanh nghiệp, cơ sở chế biến tập trung giải pháp về tiêu thụ, phân phối, công nghệ,… Đối với các nông hộ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đồi chè theo hướng kết hợp du lịch…

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)