Ứng dụng vật liệu nội điện phân Fe-C, Fe-Cu xử lý nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết hợp phương pháp nội điện phân và màng sinh học a2o MBBR xử lý nước thải quá trình luyện cốc​ (Trang 45 - 46)

Vật liệu nội điện phân Fe-C:

Lấy 100 mL dung dịch nước thải Nhà máy Cốc hóa cho vào bình tam giác dung tích 250 mL, điều chỉnh về pH = 4. Cho tiếp vào bình tam giác trên 2,5 g vật liệu nội điện phân Fe-C, tiến hành rung siêu âm 10 phút, lắc 12 giờ với tốc độ lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ phòng (~ 250C).

Vật liệu nội điện phân Fe-Cu:

Lấy 100 mL dung dịch nước thải Nhà máy Cốc hóa cho vào bình tam giác dung tích 250mL, điều chỉnh về pH = 3. Cho tiếp vào bình tam giác trên 1,0 g vật liệu nội điện phân Fe-Cu, tiến hành rung siêu âm 10 phút, lắc 12 giờ với tốc độ lắc 200 vòng/phút, ở nhiệt độ phòng (~ 25oC).

Xác định nồng độ phenol ban đầu của nước thải Cốc hóa và nồng độ phenol sau khi lắc 12 giờ với hai loại vật liệu Fe-C và Fe-Cu trên máy HPLC Waters Acquity Arc tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Cột sắc kí C18 Inertsil ODS (5 μm, 250 × 3 mm), hãng GL Sciences Inc, Nhật Bản. Điều kiện tối ưu để xác định nồng độ phenol là bước sóng 272 nm, tỷ lệ pha động: hỗn hợp dung dịch đệm photphat (pH = 4, pH = 3) và dung dịch axetonitril tỉ lệ 30:70 về thể tích, tốc độ dòng là 1,0 mL/phút, nhiệt độ cột 30oC.

Phần dung dịch: Xác định các thông số TSS, COD theo phương pháp SMEWW 2540D:2017; BOD5 theo phương pháp SMEWW 2540B:2017; thông số tổng N theo phương pháp TCVN 6638:2000; thông số tổng P theo phương pháp SMEWW 4500 - P.B&E:2017; NH4+ -Ntheo phương pháp TCVN 5988:1995 của nước thải cốc hóa trước và sau khi xử lý tại Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết hợp phương pháp nội điện phân và màng sinh học a2o MBBR xử lý nước thải quá trình luyện cốc​ (Trang 45 - 46)