Photpho tồn tại trong nước ở các dạng H2P O4- , HP O42-, P O43-, các polyphotphat và Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Hàm lượng P thừa trong nước thải làm cho các loại tảo và thực vật lớn phát triển nhanh chóng, làm che lấp bề mặt các thủy vực, hạn chế lượng oxy không khí hòa tan vào trong nước. Sau đó tảo và thực vật thủy sinh tự chết và phân hủy gây thiếu oxy hòa tan và làm cho các sinh vật thủy sinh bị tiêu diệt. Chỉ số tổng P là một chỉ số khá quan trọng trong việc đánh giá sự ô nhiễm nước thải, việc loại bỏ P trong nước thải là rất cần thiết. Dưới đây là bảng tổng hợp xử lí tổng P qua các giai đoạn của hệ A2O-MBBR.
Bảng 3.8: Hiệu quả xử lý tổng P (mg/L) qua hệ A2O-MBBR và qua vật liệu Fe-C kết hợp hệ A2O-MBBR
Chỉ số C0 Xử lí qua A2O-MBBR Xử lí qua nội điện phân và A2O-MBBR
Kị khí Thiếu khí Hiếu khí H% xử lí Vật liệu Fe-C Kị khí Thiếu khí Hiếu khí H% xử lí Tổng P 13,6 10,1 8,5 3,0 77,9 8,5 8,1 6,4 1,8 86,8
Hình 3.16: Hiệu quả xử lý tổng P (mg/L) qua hệ A2O-MBBR và qua vật liệu Fe-C kết hợp hệ A2O-MBBR
Nhận xét:
Với vật liệu Fe-C hiệu suất xử lí tổng P đạt 47,2%, sau xử lí tổng P còn
8,5 mg/L là chưa đạt quy chuẩn QCVN 52:2017/BTNMT (cột B) đối với nước thải công nghiệp sản xuất thép.
Sử dụng hệ thống A2O-MBBR xử lý nước thải hay kết hợp tiền xử lí bằng vật liệu Fe-C và hệ A2O-MBBR thì hiệu suất xử lí tổng P đều rất cao, nồng độ tổng P giảm mạnh xuống còn 3,0 mg/L hay 1,8 mg/L đạt hiệu suất 77,9% và 86,8%. Giá trị này đạt quy chuẩn QCVN 52:2017/BTNMT (cột B) đối với nước thải công nghiệp sản xuất thép.