5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục
4.2.3. Giải pháp tăng khả năng chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
của khách hàng
Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, thay đổi thói quen tiêu dùng của bộ phận lớn tầng lớp dân cư. Chính phủ nên có chủ chương, chính sách nhằm khuyến khích người dân thanh toán phi tiền mặt bằng cách mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Việc làm này tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nền kinh tế và thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, nhất là với những khoản thu - chi liên quan ngân sách nhà nước như chi trả bảo hiểm, tiền lương, trợ cấp,… Trên thế giới hiện đã có nhiều nước đưa ra quy định các khoản chi tiêu ngân sách phải sử dụng phương tiện thanh toán điện tử. Đó là việc làm hết sức cần thiết trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành cung ứng dịch vụ như bưu chính viễn thông, nước, điện lực,… tích cực phối hợp với ngành ngân hàng một cách đồng bộ để đẩy mạnh, nhanh việc chấp nhận thanh toán qua ngân hàng góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Mặt khác, còn có các biện pháp khác như tăng chi phí sử dụng tiền mặt, có các chế độ ưu đãi, khuyến khích cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
4.2.4. Tăng cường hoạt động marketing để quảng bá và mở rộng thị trường
Với đặc thù văn hóa tiêu dùng và thói quen sử dụng tiền mặt như hiện nay, công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để người dân biết, làm quen, thấy được lợi ích thực sự và chấp nhận các dịch vụ tài chính – Ngân hàng là rất quan trọng. VCB cần làm cho khách hàng hiểu được dịch vụ Ngân hàng điện tử là gì, nó mang đến cho họ những tiện ích gì hơn hẳn so với dịch vụ truyền thống
mà lâu nay họ vẫn sử dụng thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng: Thông qua các buổi hội thảo, hội nghị này, Vietcombank Vĩnh Phúc có thể giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện có, những phát triển trong tương lai và cung cấp cho khách hàng những kiến thức cần thiết về dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm để nâng cao nhận thức, dần dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt xưa nay của họ. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần lắng nghe những ý kiến và những vấn đề khách hàng còn lo ngại, gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ này để NH sẽ có những hướng hoàn thiện và phát triển các dịch vụ cho thích hợp.
Thứ hai, tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn: Vietcombank Vĩnh Phúc cũng nên phát triển nhiều hơn nữa các chương trình khuyến mãi với những giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Thứ ba, quảng cáo thông qua báo đài: Đối với những khách hàng chưa giao dịch với Ngân hàng, những khách hàng không có thời gian tham gia các buổi hội thảo, hội nghị thì các phương tiện truyền thông cũng là một kênh quảng bá sản phẩm đến công chúng rất hữu hiệu.
Thứ tư, hoàn thiện website của Ngân hàng: Để website của Ngân hàng thực sự là kênh thông tin quan trọng và là phương tiện marketing hiệu quả cho thương hiệu cũng như các sản phẩm của Ngân hàng, website Vietcombank Vĩnh Phúc cần được thiết kế cho dễ sử dụng, thông tin chặt chẽ, phong phú, đầy đủ và được cập nhật liên tục. Từ ngữ sử dụng phải rõ ràng, dễ hiểu giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin thiết yếu trong thời gian ngắn nhất.
Thứ năm, phát tờ rơi: Đây là phương pháp quảng cáo trực tiếp đến khách hàng, tạo ra sự thuận tiện và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm mà Ngân hàng cần giới thiệu.
Thứ sáu, nhân viên cần chủ động tư vấn dịch vụ Ngân hàng điện tử với khách hàng: Qua số liệu thống kê cũng cho thấy, việc nhân viên Ngân hàng tư
vấn sản phẩm chiếm tỷ lệ khá cao đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng. Vì vậy, kèm với việc khi khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Vietcombank Vĩnh Phúc, nhân viên cần chủ động, nhiệt tình tư vấn và phát các tờ bướm để khách hàng có thể biết đến các tiện ích gia tăng của dịch vụ Ngân hàng điện tử. Chẳng hạn như việc giới thiệu về số tổng đài 247 của Call center để khách hàng có thể gọi bất cứ khi nào cần hoặc nhân viên cũng có thể chủ động giới thiệu và đăng ký cho khách hàng sử dụng thử dịch vụ Mobile- banking, cung cấp mã số truy cập và mật khẩu để khách hàng có thể truy cập vào Internet-banking, đến tận các công ty, doanh nghiệp để giới thiệu về dịch vụ Home-banking của Vietcombank Vĩnh Phúc ….Từ sự nhiệt tình giới thiệu, tư vấn tiện ích của các dịch vụ, khách hàng có thể hiểu biết và bắt đầu tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng điện tử, kích thích sự tìm hiểu và sử dụng của khách hàng và từ đó khách hàng có thể giới thiệu đến các bạn bè, đồng nghiệp, người thân...
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị
Để dịch vụ Ngân hàng điện tử thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các Ngân hàng. Nhưng nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo
Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và TMĐT. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng TMĐT cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển TMĐT
Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.
Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.
Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet
Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.
Thứ năm, kiện toàn Bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.
KẾT LUẬN
Với mong muốn góp phần vào công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank Vĩnh Phúc, đưa Vietcombank Vĩnh Phúc trở thành NH hàng đầu có uy tín và thương hiệu cho người tiêu dùng Việt Nam, tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày được một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại. Xác định 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới dịch vụ NHĐT đó là: những yếu tố thuộc về ngân hàng, yếu tố thuộc về người dân và yếu tố thuộc về sự quản lý của Nhà nước
Thứ hai, lựa chọn những phương pháp nghiên cứu khoa học tối ưu, áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đồng thời, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Thứ ba, trên nền tảng cơ sở lý luận của chương 1 và áp dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học ở chương 2, tác giả đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Vĩnh Phúc thông qua thực trạng các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều rộng, chiều sâu. Từ đó đưa ra những những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ tư, căn cứ thực trạng hiện tại mà Vietcombank Vĩnh Phúc, căn cứ định hướng và mục tiêu của Vietcombank nói chung và Vietcombank Vĩnh Phúc nói riêng, tác giả đưa ra 04 biện pháp cụ thể, nhằm một mặt góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cho Vietcombank Vĩnh Phúc, cụ thể:
- Giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại - Giải pháp gia tăng các tiện ích dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử theo chiều rộng của Ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc
- Giải pháp tăng khả năng chấp nhận dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng
- Tăng cường hoạt động marketing để quảng bá và mở rộng thị trường Để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử theo những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống Vietcombank và bản thân Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Phúc
Mặc dù đề tài đề cập tới nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Khối khách hàng cá nhân của VCB. Những vấn đề khác cần có thêm các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo nghiên cứu mới có thể giải quyết được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng ngày 08/03/2007
[2] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet, ngày 28/08/2008
[3] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, ngày 16/07/2009
Các trang web: http://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh http://sbv.gov.vn
http://Vietcombank .com.vn http://Vietcombank .com.vn
[4] Đặng Mạnh Phổ (2007), Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - Giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20
[5] Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
[6] Ngô Minh Hải (2006), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thương mại điện tử tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
[7] Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Bách Khoa – Hà Nội
[8] Nguyễn Văn Hòe (2015), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
[9] Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,
NXB Thống kê
[10] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 35/2006/QĐ- NHNN ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, ngày 31/07/2006
[11] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 01/2011/TT-NHNN quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, ngày 21/02/2011
[12] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 29/2011/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet, ngày 21/09/2011
[13] Nguyễn Văn Ngọc (2012), Từ điển kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
[14] Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê
[15] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
[16] Trần Hoàng Ngân, Ngô Minh Hải (2004), Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Kính chào Quý Anh/Chị !
Tôi học viên cao học khoa Quản trị kinh doanh, tôi đang triển khai thực hiện đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Phúc”.
Kính mong Quý Anh/Chị dành ít thời gian giúp tôi trả lời các câu hỏi dưới đây. Những ý kiến của Quý Anh/Chị là nguồn thông tin quý giá để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tôi xin cam đoan những thông tin này được bảo mật và chỉ để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý Anh/Chị!
Phần 1: Xin Anh/chị vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Anh/chị vui lòng cho biết tuổi của mình
18 - 25 tuổi 26 - 35 tuổi
36-45 tuổi 46 - 55 tuổi
56 - 60 tuổi Trên 60 tuổi
3. Trình độ học vấn của Anh/chị
Phổ thông Trung học chuyên nghiệp
Đại học, cao đẳng Trên đại học
4. Thu nhập hàng tháng của Anh/chị
Dưới 4 triệu đồng 4 - 7 triệu đồng 7 - 10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng
5. Trung bình mức độ sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử Vietcombank của Anh/chị:
Ít hơn 1 lần/tuần Từ 1 - 2 lần/tuần Từ 3 - 5 lần/tuần Trên 5 lần/tuần
6. Anh/chị sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử Vietcombank để làm gì ?
Kiểm tra số dư
Cập nhật thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán Chuyển tiền vào thẻ
Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, internet,...) Thanh toán chuyển khoản
Khác: ...
Phần 2: Xin cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị đối với các phát biểu sau đây về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Vietcombank Vĩnh Phúc:
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu dưới đây theo thang đo từ 1 đến 5 với quy ước như sau:
1 2 3 4 5
Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
Vui lòng đánh dấu x vào ô tương ứng với mức độ mà Anh/Chị đã lựa chọn. Rất mong nhận được sự hợp tác của Anh/Chị.
STT Yếu tố 1 2 3 4 5
A Điều kiện về cơ sở hạ tầng
công nghệ
1
Thông tin cá nhân, giao dịch được bảo mật tốt cho Anh/Chị
2
Anh/Chị cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch dịch vụ ngân hàng điện tử.
STT Yếu tố 1 2 3 4 5
3
Ngân hàng ngày càng tạo sự tin tưởng đối với Anh/Chị. 4 Hệ thống luôn thực hiện đúng và chính xác các giao dịch của Anh/Chị 5 Có thể truy cập vào hệ thống dễ dàng 6 Hệ thống xử lý các giao dịch nhanh chóng và bất cứ thời gian nào.
B Ý kiến về chính sách của Vietcombank về ngân hàng điện tử 1 Trang web và ứng dụng chuyên nghiệp, hệ thống có đầy đủ các nội dung phục vụ cho giao dịch
2
Hệ thống có đầy đủ các nội dung phục vụ cho giao dịch của Anh/Chị.
3
Ngân hàng bố trí cấu trúc hợp lý, các tài liệu hướng dẫn, các khoản mục thuận tiện, dễ tìm cho việc giao dịch dịch vụ ngân hàng
STT Yếu tố 1 2 3 4 5
điện tử.
4
Chức năng dịch vụ ngân hàng điện tử phục vụ được nhu cầu của anh/chị
5 Các bước thực hiện dịch vụ
dễ dàng
C Nguồn nhân lực của ngân
hàng
1
Khi Anh/Chị có thắc mắc hay khiếu nại, ngân hàng luôn giải quyết thỏa đáng
2
Nhân viên sẵn sàng trả lời, tận tình hướng dẫn hồ sơ,