Nội dung biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học toán 9​ (Trang 40 - 42)

9. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Nội dung biện pháp

2.1.1.1. Năn lực chuyển hóa

Năng lực chuyển hóa vấn đề thực tiễn sang mô hình toán học là khâu thứ hai trong mô hình hóa toán học, với hai nội dung chính.

- Phân tích các thông tin thu thập đƣợc từ đó lựa chọn, sắp xếp, tinh gọn những thông tin liên quan đến toán học.

- Chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên về ngôn ngữ toán học, biểu diễn các thông tin dƣới dạng toán học nhƣ kí hiệu, biểu tƣợng, thuật ngữ, sơ đồ, biểu bảng, phƣơng trình …

Phát triển năng lực chuyển hóa này đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị tâm thế cho học sinh trƣớc khi tìm hiểu vấn đề và sau đó là chuyển hóa. Tâm thế là ngƣời

Ngƣời học cần thành thạo tính toán số học, biến đổi đại số, thuật toán và tƣởng tƣợng không gian, xử lí số liệu và sử dụng các công cụ toán học để chuyển đổi ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ toán học, từ đó là cơ sở để hình thành con đƣờng giải quyết vấn đề.

Thái độ của ngƣời học cũng đƣợc đề cập dƣới góc độ: Niềm tin đối với toán học với tính hữu dụng của vấn đề, sự quan tâm và thích thú trong toán học, đánh giá cao vẻ đẹp và sức mạnh của toán học, sự tự tin trong việc sử dụng toán học và tính kiên trì.

Nhận thức của ngƣời học cũng cần đƣợc quan tâm. Điều này đề cập đến nhận thức và khả năng kiểm soát quá trình tƣ duy và điều chỉnh hành vi học tập.

Quá trình chuyển hóa vấn đề thực tế sang bài toán thực tế. Bƣớc 1. Xác định vấn đề

- Phân loại vấn đề thực tế thuộc lĩnh vực nào? - Tìm hiểu thông tin về lĩnh vực đó.

- Đặt giả thuyết hoặc câu hỏi cần giải quyết hoặc vấn đề mâu thuẫn với hiểu biết và thông tin tìm hiểu.

Bƣớc 2. Chuyển hóa vấn đề

- Xác định tất các yếu tố tham gia làm thay đổi câu hỏi hoặc giả thuyết. - Chuyển các yếu tố đó thành các đại lƣợng toán học.

- Lập giả thuyết mối quan hệ giữa các đại lƣợng sử dụng ngôn ngữ toán học. - Thiết lập bài toán tƣơng ứng.

2.1.1.2. Phân chia các vấn đề thực tế chuyển hóa san bài toán thực tế.

Đối với học sinh trung học cơ sở, bài toán có thể chuyển hóa sang bài toán thực tế rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, giáo viên bao quát đƣợc các vấn đề có thể đƣa ra tránh việc học sinh quá sa đà vào các vấn đề thiếu yếu tố toán học. Từ đó, giáo viên cần hình thành và phân loại một số kiến thức dễ dàng liên hệ thực tế và chuyển vấn đề thực tế về thành vấn đề toán học.

Phân chia theo chƣơng trình toán học nhƣ số học, đại số, hình học đo lƣờng, hình học phẳng, thống kê mô tả, xác suất: Tùy thuộc vào đối tƣợng và độ tuổi, giáo viên định hƣớng các vấn đề theo các phân môn trên.

Phân chia theo kiến thức của chƣơng hoặc kiến thức của từng bài: Tùy thuộc vào khung thời gian số lƣợng tiết học phân bổ, giáo viên có thể đƣa các vấn đề vào bài học.

Phân chia theo chủ đề tích hợp liên môn: Tùy thuộc vào đối tƣợng học sinh và khung thời gian trên trƣờng, giáo viên có thể cho học sinh học tập dự án để tích hợp các kiến thức đã học hoặc sẽ học vào chủ đề tích hợp liên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học toán 9​ (Trang 40 - 42)