Vai trò của tài chính đơn vị dự toán quân đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 25)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Vai trò của tài chính đơn vị dự toán quân đội

- Nắm vững các nguồn tài chính, khai thác động viên mọi tiềm năng và nguồn lực, thực hiện cân đối tài chính tích cực.

- Bảo đảm tài chính đúng, đủ và kịp thời cho các nhu cầu của đơn vị phù hợp với khả năng trong từng thời kỳ.

- Thực hiện quản lý tài chính, bảo đảm cho các nguồn tài chính và các nguồn khác được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, các hoạt động tài chính được thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách. (Cục Tài chính, 2002).

1.1.4. Nội dung quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội

1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Cơ cấu tổ chức ngành tài chính quân đội là tổng thể các hoạt động tài chính ở từng cấp, do cơ quan chuyên trách thực hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quân đội.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức tài chính quân đội phải phù hợp với tổ chức của quân đội; phải tuân thủ theo nguyên tắc tập trung thống nhất, một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức lực lượng vũ trang.

Hiện nay, tổ chức ngành tài chính quân đội được xây dựng theo hệ thống tổ chức của quân đội từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở bao gồm:

- Tài chính cấp toàn quân - cấp chiến lược - Tài chính của các ngành, đơn vị trong đó có:

+ Tài chính khối các đơn vị dự toán

+ Tài chính khối các doanh nghiệp quân đội.  Tài chính cấp toàn quân - cấp chiến lược

Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hoạt động của tài chính cấp toàn quân chủ yếu là nghiên cứu, ban hành, hướng dẫn các chế độ, chính sách tài chính trong quân đội; thống nhất quản lý các nguồn tài chính; chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác tài chính trong toàn quân; trực tiếp quan hệ với ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương).

Cơ quan tài chính cấp toàn quân gọi là Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng.  Tài chính của các ngành, đơn vị khối dự toán

Đơn vị dự toán trong quân đội được chia ra như sau:

- Bộ Quốc phòng quan hệ trực tiếp với ngân sách nhà nước, được gọi là đơn vị dự toán cấp 1.

- Các quân khu, quân đoàn, các tổng cục, các quân binh chủng và tương đương là đơn vị dự toán cấp 2, trực tiếp nhận phân bổ dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp 3 và cấp 4 trực thuộc, chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng về tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc; xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách cấp 3 và cấp 4 trực thuộc.

Tài chính đơn vị dự toán cấp 2 là tài chính cấp chiến dịch (tài chính các quân khu, quân đoàn, các đơn vị tương đương) hoặc cấp chiến lược - chiến dịch (tài chính các tổng cục, các quân binh chủng)

- Sư đoàn và tương đương là đơn vị dự toán cấp 3, trực tiếp nhận phân bổ dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 2, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp 4 trực thuộc, chịu trách nhiệm trước đơn vị dự toán cấp 2 về tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc; xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách cấp 4 trực thuộc.

Các học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị dự toán cấp 3 trực tiếp quan hệ với Bộ Quốc phòng về ngân sách.

Tài chính đơn vị dự toán cấp 3 là tài chính cấp chiến thuật.

- Lữ đoàn và trung đoàn là đơn vị dự toán cấp 4, trực tiếp nhận phân bổ dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 3 hoặc cấp 2, chịu trách nhiệm trước đơn vị dự toán cấp 3 hoặc cấp 2 về tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của đơn vị mình.

Tài chính đơn vị dự toán cấp 4 là tài chính cấp chiến thuật.

- Các tiểu đoàn, đại đội không có ngân sách độc lập, là cấp dự toán chi tiêu và thanh quyết toán với cấp trên.

- Đối với cơ quan quân sự địa phương các cấp:

Cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quan hệ với ngân sách địa phương cấp mình là đơn vị dự toán cấp 1, nhưng trong quan hệ ngân sách với Bộ Quốc phòng là đơn vị dự toán cấp 3.

Cơ quan quân sự quận, huyện trong quan hệ với ngân sách địa phương cấp mình là đơn vị dự toán cấp 1, nhưng trong quan hệ ngân sách với Bộ Quốc phòng chỉ là tài chính cấp phân đội.

Cơ quan tài chính của các đơn vị dự toán cấp 2 trở xuống tùy theo quy mô, tính chất nhiệm vụ, yêu cầu quản lý mà được tổ chức là phòng, ban…tài chính. (Cục Tài chính, 2002).

Phân cấp quản lý tài chính

Các cơ quan tài chính quân đội đều đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị cùng cấp. Cơ quan đơn vị cấp dưới chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan tài chính cấp trên. Các mối quan hệ này có tính chất khác nhau và song song tồn tại trong quá trình hoạt động của các cơ quan tài chính quân đội.

Đơn vị cấp dưới cơ sở không tổ chức cơ quan tài chính nhưng nếu được phân cấp sử dụng tài chính thì phải bố trí người chuyên trách làm công tác tài chính.

Tương ứng ở các cấp có các ngành nghiệp vụ, các ngành nghiệp vụ bảo đảm thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các ngành nghiệp vụ được thông báo DTNS, chi tiêu sử dụng kinh phí ngành và quyết toán trực tiếp với cơ quan tài chính cùng cấp. (Học viện Hậu cần, 2004)

1.1.4.2. Quản lý chu trình ngân sách

Trong các nguồn tài chính ở ĐVDT quân đội, nguồn do NSNN cấp là nguồn cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn. Quá trình bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ yếu là cấp phát, sử dụng kinh phí được NSNN cấp thông qua hệ thống cơ cấu tổ chức tài

chính quân đội đối với khối ĐVDT. Vì vậy quản lý chu trình NSNN là nội dung cơ bản trong quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội.

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm ba khâu nối tiếp nhau đó là lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.

Lập dự toán ngân sách

Lập DTNS là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập DTNS thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu, chi của ngân sách trong một niên độ nhất định. Một dự toán thu, chi ngân sách được lập chính xác, đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều hành và quản lý NS, quản lý tài chính.

- Dự toán NS năm của đơn vị được lập trên những căn cứ chủ yếu sau: + Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ xây dựng và phát triển quân đội của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị và mệnh lệnh của Bộ trưởng BQP, của cấp trên và của người chỉ huy; các nhiệm vụ kế hoạch trong năm của đơn vị.

+ Tổ chức, biên chế và trang bị của đơn vị: Tổ chức, biên chế và trang bị là cơ sở để lập DTNS đồng thời là đối tượng của việc bảo đảm và quản lý tài chính.

+ Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả.

+ Số dự kiến giao DTNS do cơ quan có thẩm quyền thông báo và căn cứ vào mức tồn kho năm trước chuyển sang.

+ Kinh nghiệm lập DTNS và tình hình thực hiện DTNS năm trước. - Yêu cầu đối với dự toán ngân sách

+ Thể hiện đầy đủ các khoản thu, các khoản chi dựa trên hệ thống chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn phù hợp với khả năng thực tiễn, không vượt số dự kiến giao DTNS được thông báo về tổng mức và chi tiết.

+ Lập theo đúng mẫu biểu, đúng thời gian quy định và chi tiết đến tiểu mục, ngành của mục lục NSNN áp dụng trong quân đội.

+ Dự toán ngân sách của ĐVDT cấp trên phải lập trên cơ sở DTNS của các đơn vị DTNS cấp dưới được phân tích theo nguồn kinh phí và lĩnh vực chi.

+ Dự toán ngân sách năm của đơn vị DTNS các cấp gửi lên cấp trên phải do thủ trưởng đơn vị ký, kèm theo báo các thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán, phân tích so sánh với số ước thực hiện năm báo cáo và số kiểm tra.

- Nội dung lập DTNS: bao gồm dự toán thu và dự toán chi trong đó chủ yếu là dự toán chi. (Cục Tài chính, 2002)

Chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong DTNS thành hiện thực. Đồng thời thông qua việc chấp hành DTNS mà tiến hành công tác kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế tài chính của Nhà nước, của quân đội ở đơn vị.

Chấp hành DTNS được thực hiện thông qua các bước sau:

- Công khai DTNS: Công khai DTNS là một trong những nội dung của công khai tài chính nhằm bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị, của quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong quá trình phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà nước và quân đội, các khoản thu tại đơn vị; thực hành có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Phân bổ và giao DTNS: Sau khi nhận được DTNS đơn vị cấp trên giao, đơn vị phải tiến hành phân bổ và giao DTNS cho các ngành, các đơn vị trực thuộc.

- Cấp phát, thanh toán các khoản chi kinh phí

Cấp phát kinh phí là bước thực hiện DTNS, là việc cấp, chuyển tiền cho các ngành, các đơn vị để chi tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ được giao cấp phát kinh phí phải bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng mức cho thực hiện nhiệm vụ, đủ điều kiện chi ngân sách; phải có trọng tâm, trọng điểm và quán

triệt nguyên tắc tiết kiệm triệt để, toàn diện; phải nắm được kết quả hiệu quả chi tiêu sử dụng tài chính.

Thanh toán phải đúng nội dung, thủ tục quy định, phải trung thực, chính xác, kịp thời, chặt chẽ, phải đánh giá được hiệu quả chi tiêu.

Việc cấp phát, thanh toán chi kinh phí phải dự trên cơ sở DTNS được giao, hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước, quân đội ban hành. Thông qua cấp phát, thanh toán kinh phí không những bảo đảm đủ, kịp thời nguồn kinh phí theo DTNS được giao cho thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mà còn kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tiêu chuẩn định mức và DTNS ở đơn vị. (Cục Tài chính, 2002)

Quyết toán ngân sách

QTNS là việc tổng hợp, xem xét kết quả chấp hành DTNS trong một kỳ nhất định, khâu cuối cùng của qui trình quản lý ngân sách.

QTNS có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội. Thông qua QTNS cơ quan tài chính, chỉ huy đơn vị nắm được tình hình nhận, cấp phát, sử dụng và thanh toán các khoản kinh phí, tình hình chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, nguyên tắc, kỷ luật tài chính; phân tích, đánh giá chính xác kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí của từng ngành, từng đơn vị cho thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Trên cơ sở đó có biện pháp sát thực để thực hiện tốt DTNS năm tiếp theo. Đồng thời giúp cho cơ quan tài chính và chỉ huy đơn vị cấp trên nắm được tình hính quản lý ngân sách của đơn vị cấp dưới, đề ra được các chủ trương đúng, các biện pháp tích cực trong chỉ đạo thực hiện DTNS.

Quyết toán ngân sách là một chế độ cơ bản trong quản lý tài chính; thực hiện QTNS là trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị, các ngành có chi tiêu sử dụng ngân sách.

Khi quyết toán NS phải đảm bảo đúng yêu cầu và nguên tắc QTNS như sau:

- Về yêu cầu:

+ Quyết toán phải trung thực, chính xác. + Quyết toán phải đầy đủ, toàn diện

+ Quyết toán phải chặt chẽ và đúng thủ tục quy định. + Quyết toán phải nhanh, gọn, kịnh thời.

- Về nguyên tắc:

+ Các ngành, các đơn vị có chỉ tiêu sử dụng ngân sách cho nhiệm vụ của ngành, đơn vị thì phải thực hiện QTNS.

+ Quyết toán phải dung nội dung chỉ tiêu DTNS + Quyết toán phải có chứng từ hợp pháp.

+ Quyết toán phải đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức đã được ban hành.

Ở các ĐVDT quân đội, QTNS bao gồm quyết toán ngân sách tháng, quý và tổng quyết toán ngân sách năm. (Cục Tài chính, 2002)

Trong ĐVDT quân đội các khoản kinh phí phải quản lý theo chu trình ngân bao gồm:

Quản lý các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn

Tiền lương, phụ cấp, trợ cấp của , CNVQP; tiền ăn của HSQ-BS và ăn thêm, bù ăn quân, binh chủng cho người hưởng lương là khoản chi ngân sách theo chế độ, tiêu chuẩn và quân số được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc cấp phát, chi trả phải đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn.

- Tiền lương trong quân đội là một bộ phận tiền lương của Nhà nước, nhằm bù đắp những hao phí, sức lao động mà QN, CNVQP đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiền lương trong quân đội được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản của chính sách tiền lương do NN quy định và có tính đến những đặc thù về lao động trong quân đội.

- Tiền ăn trong quân đội là một khoản chi của NSQP, dùng để mua lương thực, thực phẩm và chất đốt phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày của bộ đội, nhằm tái tạo sức lao động bị hao phí trong quá trình luyện tập, công tác và chiến đấu.

Theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam (2007, tr.33): “Quân

nhân, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc biên chế đơn vị nào do đơn vị đó cấp phát tiền lương, phụ cấp. trợ cấp và bảo đảm ăn. Khi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng được điều động đi đơn vị khác, đi học tập trung từ ba tháng trở lên; đi điều trị tại các bệnh viện, đội điều trị quân đội thì đơn vị cũ có trách nhiệm chi trả hết tháng và chuyển giấy giới thiệu cung cấp tài chính đến đơn vị mới để chi trả từ tháng tiếp theo”.

Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn trong quân đội là nội dung chi lớn của NSQP nhằm thực hiện chính sách tiền lương của Nhà nước đối với quân đội nói chung và đối với quân nhân, CNVQP nói riêng. Việc cấp phát, chi trả phải đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn.

Tiền lương, phụ cấp được chi trả cho từng quân nhân, CNVQP bằng tiền mặt; tiền ăn của HSQ-BS; tiền ăn thêm, bù ăn quân chủng, binh chủng cho người hưởng lương, được cơ quan tài chính cơ sở cấp phát cho bếp ăn của đơn vị; những người hưởng lương khi ăn tại bếp đơn vị phải nộp tiền ăn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)