Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội cần xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số chỉ tiêu sau:

- Đánh giá việc lập - thực hiện - quyết toán ngân sách thông qua các chỉ tiêu: + Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:

Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ

tiêu trên thông báo =

Số DTNS đơn vị lập

x 100 Số chỉ tiêu thông báo

Ý nghĩa chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng lập DTNS của đơn vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần NS hoặc không sát với khả năng và nhu cấu chi của đơn vị.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS được lập: Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS đơn vị lập = Số thực hiện x 100 Số DTNS đơn vị lập

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở trên có ý nghĩa đánh giá cuối cùng chất lượng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu năm sau phù hợp hơn.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo: Tỷ lệ (%) số thực

hiện so với chỉ tiêu trên thông báo

Số thực hiện

x 100 Chỉ tiêu trên thông báo

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đảng 2 vấn đề: Một là, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS). Như vậy phải xem xét 2 yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.

Hai là, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục Tài chính - BQP với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Quân ủy trung ương và thủ trưởng BQP về công tác tài chính quân đội sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vị toàn quân trong mỗi năm, theo công thức sau:

Số kinh phí tiết

kiệm n

= ∑ Số chỉ tiêu NS thông báo - Số thực hiện 1

Trong đó:

n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân

+ Tỷ lệ (%) phân bổ dự toán NS cho các ngành

- Việc duy trì thực hiện chu trình NS có kịp thời hay không, thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có

thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm, tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tế tài chính. Được lương hóa bằng các chỉ số:

+ Số lần thực hiện đúng chu trình về mặt thời gian

+ Tỷ lệ các sai sót trong các văn bản lập, thực hiện, quyết toán ngân sách. - Các hoạt động có thu: So sánh số tương đối và tuyệt đối tình hình thực hiện kế hoạch theo các quy định trong các hoạt động có thu.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 3.1. Tổng quan về Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu

* Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là Cục Quản Lý Giáo dục - Bộ Tổng Tham mưu cơ quan Bộ Quốc phòng được thành lập ngày 11/09/1945 tại 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Ngày 12/2/1993 quyết định số 60/QĐ - QP đổi tên từ Cục Quản lý Giáo dục - Bộ tổng tham mưu sang tên Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc Phòng. Ngày 6/9/2007 quyết định số 2501/QĐ - QP đổi tên Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc Phòng sang tên Cục Hậu cần - BTTM. Lịch sử phát triển của Cục Hậu cần là một chặng đường với biết bao khó khăn thử thách, vừa xây dựng, vừa chiến đấu và trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương mà trực tiếp là Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu; sự động viên giúp đỡ của nhân dân; cán bộ chiến sĩ Cục Hậu cần các thế hệ trong 70 năm qua đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, lập nhiều chiến công trên các mặt trận, xây đắp lên truyền thống vẻ vang của Cục Hậu cần.

* Chức năng:

Cục Hậu cần BTTM có chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, Thủ trưởng BTTM về công tác hậu cần, kỹ thuật, huấn luyện quân sự và tổ chức thực hiện công tác bảo đảm phục vụ.

* Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng BTTM về công tác kế hoạch hậu cần, kỹ thuật, tổ chức đảm bảo hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - Cơ quan BQP trong thời bình và thời chiến.

- Tổ chức căn cứ Hậu cần, kỹ thuật theo yêu cầu nhiệm vụ; quản lý, chỉ đạo và đảm bảo về hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - cơ quan BQP; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật diễn tập chỉ huy tham mưu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ khác.

- Tổ chức huấn luyện quân sự, thể dục thể thao, duy trì điều lệnh cho BTTM - cơ quan BQP; phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương có liên quan, bảo đảm an toàn khu vực đóng quân của BTTM - cơ quan BQP.

- Tổ chưc đón tiếp khách và bảo đảm ăn, nghỉ, đi lại cho cán bộ toàn quân về làm việc dự hội nghị, hội thảo, hội thi tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng.

- Quản lý, chăn sóc sức khỏe, bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ thuộc BTTM- cơ quan BQP và các Tổng cục.

- Tận dụng năng lực hiện có, tổ chức làm dịch vụ, liên kết sản xuất tạo nguồn thu để cải thiện và nâng cao đời sống cho bộ đội theo đúng pháp luật và quy định của BQP.

3.1.2. Tổ chức biên chế

- Lực lượng

Quân số biên chế theo Quyết định số 1775/BTTM về quy hoạch tổ chức lực lượng của Cục Hậu cần, quân số của Cục Hậu cần được biên chế 630 đồng chí. Quân số hiện có ngày 31/12/2014 là 997 đồng chí.

Bảng 3.1: Quân số Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu năm 2014

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Sĩ quan QNCN HSQ-BS CNVQP Cộng

1 Quân số theo biên chế 145 283 17 185 630

2 Quân số hiện có 31/12/2014 169 604 46 178 997

(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2014)

- Tổ chức biên chế

+ Chỉ huy Cục Hậu cần gồm: Cục trưởng, Chính ủy và các Phó Cục trưởng, trong đó Cục trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Cục và là

chủ tài khoản của đơn vị, Chính ủy đồng thời là Bí thư Đảng ủy Cục Hậu cần chịu trách nhiệm về công tác Đảng, công tác chính trị ở Cục; Các phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng theo lĩnh vực được phân công.

+ Các cơ quan chức năng của Cục Hậu cần gồm: Phòng tham mưu, Phòng chính trị, Phòng Doanh trại, Phòng Xe máy - Kỹ thuật, Phòng Quân y,

Phòng Bảo đảm Phục vụ sở chỉ huy, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Ban hành chính, Ban tài chính.

+ Các đơn vị trực thuộc Cục gồm: Cơ quan đại diện phí nam C59B, nhà khách Bộ Quốc Phòng(T66), Nhà khách 299, Trường Mầm non 59, Đoàn xe, trạm sửa chữa, Căn cứ Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu. Cơ cấu tổ chức Cục được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu

3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính

Công tác tài chính của Cục Hậu cần thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 17/1/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà

Phòng Tham mưu - k Phòng chính trị Cục Hậu cần/BTTM Phòng Quân nhu Phòng Xe máy - KT Phòng Doanh Trại Phòng Bảo đảm Quân y Phòng Nhà kháchC59B Nhà khách BQP Nhà khách 299 Ban Tài chính Ban Hành chính Trường mần non 59 Đoàn xe Trạm sửa chữa Căn cứ HC/ BTTM

nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng; Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Chỉ thị số 66/2004/CT-BQP ngày 13/5/2004 của Bộ trưởng BQP về thời gian lập, chấp hành, quyết toán NSNN; Điều lệ Công tác tài chính QĐNDVN và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Cục Tài chính - BQP; Quy chế 499/QUTW ngày 23/11/2011 của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo công tác tài chính của các cấp ủy Đảng trong quân đội; Các chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng BQP, Tổng Tham mưu trưởng; Hướng dẫn của Phòng tài chính BTTM.

Cơ chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần được thực hiện theo nguyên tắc: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, Chỉ huy đơn vị điều hành, cơ quan Tài chính làm tham mưu và tổ chức thực hiện trên cơ sở các Nghị quyết, Quy chế lãnh đạo, Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần, của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Quốc Phòng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo kinh phí và quản lý nguồn thu

- Các đơn vị dự toán cấp 4 căn cứ vào dự toán được duyệt, được cấp phát và quyết toán kinh phí với Ban Tài chính Cục theo quy định của BQP và Nhà nước.

- Các phòng ban trực thuộc Cục căn cứ vào nhiệm vụ và chỉ tiêu ngân sách, khi thực hiện chi ngân sách được ứng kinh phí và thanh toán trực tiếp với ban Tài chính Cục. Duy trì thường xuyên nguyên tắc thanh toán xong đợt nhận lĩnh trước mới tổ chức cấp phát nhận lĩnh đợt sau.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm:

Chi kinh phí quốc phòng (nếu có) được cấp phát, thanh quyết toán với Ban tài chính Cục theo đúng nguyên tắc và chế độ.

Thu BHXH, BHYT, Công đoàn… theo chế độ, được thực hiện thông qua Ban Tài chính Cục hàng tháng, quý trong năm.

Quyết toán các khoản thu theo quy định của BQP, BTTM được thông quan ban Tài chính Cục.

- Mọi nguồn thu đều được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán của cơ quan tài chính các cấp và tài chính Cục, được quản lý đúng chính sách, chế độ.

3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu giai đoan 2012 - 2014

3.2.1. Thc tr ng t chc b máy qu n lý tài chính và phân c p qu n lý tài chính

3.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Tài chính của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là tài chính đơn vị dự toán cấp 3 - tài chính cấp chiến thuật có quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán cấp 2 là Bộ Tổng Tham mưu - tài chính cấp chiến dịch. Trong hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở Cục Hậu cần, bộ máy quản lý tài chính bao gồm: Ban Tài chính Cục Hậu cần và tài chính các đơn vị trực thuộc (đơn vị cấp 4).

+ Ban Tài chính Cục Hậu cần:

Ban Tài chính Cục Hậu cần là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu và giúp việc cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục về công tác tài chính, có nhiệm vụ chủ yếu là: Tổ chức lập DTNS, chấp hành ngân sách, công tác kế toán và quyết toán NS; Lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất, làm kinh tế; tổ chức quản lý vốn và tài sản, quản lý giá và thực hiện một số nghiệp vụ về kho bạc, ngân hàng có liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt đông tài chính của các ngành, các đơn vị trực thuộc.

Tổ chức biên chế của Ban Tài chính Cục gồm 07 đ/c trong đó: 04 sĩ quan (Trưởng ban phụ trách chung, 1 đ/c Phó trưởng ban tài chính giúp việc cho Trưởng ban tổng hợp báo cáo hoạt động có thu, phân bổ và tổng hợp ngân sách, XDCB, 02 trợ lý quản lý kinh phí nghiệp vụ và theo dõi hướng các đơn vị); QNCN:03 đ/c (01 đ/c trợ lý kế toán; 01 đ/c trợ lý kế toán tiền lương và 01 thủ quỹ)

Nhiệm vụ của tài chính các đơn vị trực thuộc là các Ban tài chính, bộ phận tài chính là quản lý tài chính tại các đơn vị.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính ở Cục Hậu cần được thể hiện qua sơđồ 3.2.

Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính Cục Hậu cần

3.2.1.2. Phân cấp quản lý tài chính

- Ban Tài chính Cục Hậu cần quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Cục Hậu cần theo chức năng, nhiệm vụ, theo luật NSNN. Điều lệ công tác tài chính QĐNDVN; Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần ban hành theo Quyết định số 14/QĐ-LĐ ngày 14/1/2008 của Cục trưởng. Trực tiếp quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí chi hỗ trợ giải quyết việc làm, các khoản kinh phí thuộc NSNN giao, kinh phí vốn đầu tư XDCB, BHXH và một số khoản kinh phí nghiệp vụ trực tiếp quản lý tài chính và tổ chức hạch toán hoạt động sản xuất kết hợp, tăng gia sản xuất, sự nghiệp công lập của Cục.

- Các ngành nghiệp vụ của Cục Hậu cần quản lý, sử dụng kinh phí nghiệp vụ ngành, kinh phí thuộc ngân sách bảo đảm theo chuyên môn nghiệp

TC Trường mầm non 59 Bộ Tổng Tham Mưu Chỉ huy Cục Hậu cần -BTTM Chỉ huy ngành cơ quan, đơn vị trực thuộc Phòng Tài chính BTTM Ban Tài chính Cục Hậu cần Ban TC C59B BTC Nhà khách T66A TC Nhà khách 299 TC căn cứ HCần BTTM

vụ của từng ngành. Bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu như Phòng Doanh Trại, Phòng Quân y, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Phòng Xăng dầu riêng Phòng Bảo đảm phục vụ Sở chỉ huy nhiệm vụ chính là đảm bảo sửa chữa, thay thế trong toàn sở chỉ huy Bộ Quốc phòng.

3.2.2. Quản lý chu trình ngân sách

3.2.2.1. Lập dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách của Cục Hậu cần được thực hiện theo ba bước: Bước 1: Hướng dẫn lập DTNS và thông báo số kiểm tra

Bước 2: Lập và thảo luận DTNS

Bước 3: Quyết định phân bổ, giao DTNS

Qua thực tiễn lập DTNS năm của Cục Hậu cần BTTM cho thấy: Do nắm và hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác lập DTNS đối với công tác tài chính nói chung, quản lý tài chính nói riêng của Cục nên trong những năm qua ban Tài chính Cục đã coi trọng công tác lập DTNS, việc lập DTNS của Cục đã đi vào nề nếp, bảo đảm được thời gian, đúng mẫu biểu quy định và đáp ứng được yêu cầu của công tác lập DTNS đã đề ra. Chất lượng DTNS được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả lập dự toán chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: trđ Năm Nội dung 2012 2013 2014 Đ.vị lập Trên p.bổ % (2/1) Đ.vị lập Trên p.bổ % (2/1) Đ.vị lập Trên p.bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)