Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Các phương pháp phân tích dữ liệu đã sử dụng giúp cho việc trình bày thực trạng cũng như đưa ra các kết luận và giải pháp về thực trạng quản lý tài chính của Cục Hậu Cần - BTTM

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Việc so sánh được tiến hành so sánh giữa các số thu và chi từ các nguồn kinh phí, so sánh giữa các năm. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, phân tích thực trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng nãm và giữa các nãm của Cục Hậu Cần - BTTM.

2.2.3.2. Phương phá p thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích:

- Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu.

- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài.

2.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính

Chất lượng công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội là một khái niệm trừu tượng dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là xây dựng quân đội - bảo vệ tổ quốc, để đánh giá cần xây dựng các tiêu chí đánh giá với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các tiêu chí đánh giá cụ thể khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số tiêu chí sau:

Một là: Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở đơn vị. Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính biểu hiện ở các nhân tố cấu thành gồm:

- Cơ cấu tổ chức: Thể hiện sự đầy đủ, hợp lý của tổ chức biên chế và các chức danh quản lý tài chính.

- Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Thể hiện ở sự xác lập đầy đủ cụ thể và tính phù hợp của các chủ thể tham gia quản lý tài chính.

- Biên chế nhân lực, trang bị kỹ thuật quản lý: Thể hiện ở sự đầy đủ, phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên; tính đồng bộ, hiện đại của trang bị quản lý phục vụ chuyên môn.

Hai là: Tính đúng đắn, hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính.

Tiêu chí này có thể được đo lường bằng các đại lượng sau:

- Các mệnh lệnh, quyết định của người chỉ huy; chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; các kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan tài chính đơn vị… được thực thi như thế nào?

- Việc duy trì và thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính và qui chế quản lý tài chính có thường xuyên đúng, đủ, kịp thời, chặt chẽ không.

Ba là: Mức độ thỏa mãn yêu cầu về quản lý tài chính thông qua việc đánh giá các nội dung quản lý tài chính.

Tiêu chí này có một số đại lượng được lượng hóa hoặc mang tính định tính dễ nhận biết gồm:

- Trong quản lý chu trình ngân sách:

Các chỉ tiêu DTNS phải sát đúng nhu cầu thực tế, thể hiện ở sự so sánh giữa số thực hiện với số dự toán cả số tuyệt đối và số tương đối.

Phân bổ chỉ tiêu, giao DTNS cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới; cấp phát, thanh quyết toán kinh phí bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng DTNS đã được giao, đúng điều kiện chi ngân sách.

Quyết toán tài chính (kinh phí) bảo đảm chặt chẽ, chính xác, trung thực, rõ ràng, kịp thời, tổng hợp QTNS đúng mục lục ngân sách và mẫu biểu quy định. Có thể so sánh với số DTNS, số cấp phát, thanh toán.

- Trong quản lý các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tiền ăn; các khoản chi chính sách xã hội; bảo đảm cấp phát, chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng được hưởng, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; đúng thủ tục, quy định về lập DTNS, cấp phát, QTNS theo Luật NSNN, Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Trong quản lý kinh phí nghiệp vụ, vốn đầu tư và xây dựng: Thực hiện đúng quy trình, thủ tục, chế độ quy định đối với từng nội dung, mục chi…

- Trong quản lý các hoạt động có thu: Quản lý chặt chẽ mọi khoản thu, chi; tính đúng, tính đủ chi phí, thu nhập và phân phối kết quả đúng chế độ quy định; phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các khoản thu, chi vào sổ kế toán.

- Trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: Tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo kế hoạch và đột xuất có phản ánh chính xác, khách quan không.

Bốn là: Tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính được hiểu là phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ so với quy mô ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giao. Tiêu chí hiệu quả mang nhiều yếu tố định tính, khó lượng hóa. Tuy nhiên có thể xem xét đánh giá một số khía cạnh sau:

- Tính kinh tế: So sánh chi phí thực tế của các yếu tố đầu vào (số quyết toán) so với định mức chi tiêu (số dự toán); các báo cáo thanh kiểm tra, kiểm toán tài chính hàng năm của đơn vị, cơ quan cấp trên để thấy mức độ tiết kiệm hay lãng phí.

- Tính hiệu lực: Xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Cần thấy rõ rằng sự lan toản của chính sách, chế độ tiền lương, tiền công, phụ cấp… trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung là rất to lớn. Vì vậy quản lý chặt chẽ tài chính sẽ góp phần quan trọng vào tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý ngân sách.

Như vậy, việc đánh giá chất lượng quản lý tài chính là hết sức phức tạp, đồi hỏi phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện trong đó yêu cầu thực hiện nhiệm vụ là mục tiêu quan trọng nhất, là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính quân đôi.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội cần xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số chỉ tiêu sau:

- Đánh giá việc lập - thực hiện - quyết toán ngân sách thông qua các chỉ tiêu: + Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:

Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ

tiêu trên thông báo =

Số DTNS đơn vị lập

x 100 Số chỉ tiêu thông báo

Ý nghĩa chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng lập DTNS của đơn vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần NS hoặc không sát với khả năng và nhu cấu chi của đơn vị.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS được lập: Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS đơn vị lập = Số thực hiện x 100 Số DTNS đơn vị lập

Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở trên có ý nghĩa đánh giá cuối cùng chất lượng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu năm sau phù hợp hơn.

+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo: Tỷ lệ (%) số thực

hiện so với chỉ tiêu trên thông báo

Số thực hiện

x 100 Chỉ tiêu trên thông báo

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đảng 2 vấn đề: Một là, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS). Như vậy phải xem xét 2 yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.

Hai là, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục Tài chính - BQP với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Quân ủy trung ương và thủ trưởng BQP về công tác tài chính quân đội sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vị toàn quân trong mỗi năm, theo công thức sau:

Số kinh phí tiết

kiệm n

= ∑ Số chỉ tiêu NS thông báo - Số thực hiện 1

Trong đó:

n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân

+ Tỷ lệ (%) phân bổ dự toán NS cho các ngành

- Việc duy trì thực hiện chu trình NS có kịp thời hay không, thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có

thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm, tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tế tài chính. Được lương hóa bằng các chỉ số:

+ Số lần thực hiện đúng chu trình về mặt thời gian

+ Tỷ lệ các sai sót trong các văn bản lập, thực hiện, quyết toán ngân sách. - Các hoạt động có thu: So sánh số tương đối và tuyệt đối tình hình thực hiện kế hoạch theo các quy định trong các hoạt động có thu.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Ở CỤC HẬU CẦN - BỘ TỔNG THAM MƯU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 3.1. Tổng quan về Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu

3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu

* Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là Cục Quản Lý Giáo dục - Bộ Tổng Tham mưu cơ quan Bộ Quốc phòng được thành lập ngày 11/09/1945 tại 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Ngày 12/2/1993 quyết định số 60/QĐ - QP đổi tên từ Cục Quản lý Giáo dục - Bộ tổng tham mưu sang tên Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc Phòng. Ngày 6/9/2007 quyết định số 2501/QĐ - QP đổi tên Cục Quản Lý Hành chính - cơ quan Bộ Quốc Phòng sang tên Cục Hậu cần - BTTM. Lịch sử phát triển của Cục Hậu cần là một chặng đường với biết bao khó khăn thử thách, vừa xây dựng, vừa chiến đấu và trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương mà trực tiếp là Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu; sự động viên giúp đỡ của nhân dân; cán bộ chiến sĩ Cục Hậu cần các thế hệ trong 70 năm qua đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, lập nhiều chiến công trên các mặt trận, xây đắp lên truyền thống vẻ vang của Cục Hậu cần.

* Chức năng:

Cục Hậu cần BTTM có chức năng tham mưu giúp Đảng ủy, Thủ trưởng BTTM về công tác hậu cần, kỹ thuật, huấn luyện quân sự và tổ chức thực hiện công tác bảo đảm phục vụ.

* Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng BTTM về công tác kế hoạch hậu cần, kỹ thuật, tổ chức đảm bảo hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - Cơ quan BQP trong thời bình và thời chiến.

- Tổ chức căn cứ Hậu cần, kỹ thuật theo yêu cầu nhiệm vụ; quản lý, chỉ đạo và đảm bảo về hậu cần, kỹ thuật cho BTTM - cơ quan BQP; bảo đảm hậu cần, kỹ thuật diễn tập chỉ huy tham mưu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ khác.

- Tổ chức huấn luyện quân sự, thể dục thể thao, duy trì điều lệnh cho BTTM - cơ quan BQP; phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương có liên quan, bảo đảm an toàn khu vực đóng quân của BTTM - cơ quan BQP.

- Tổ chưc đón tiếp khách và bảo đảm ăn, nghỉ, đi lại cho cán bộ toàn quân về làm việc dự hội nghị, hội thảo, hội thi tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng.

- Quản lý, chăn sóc sức khỏe, bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ thuộc BTTM- cơ quan BQP và các Tổng cục.

- Tận dụng năng lực hiện có, tổ chức làm dịch vụ, liên kết sản xuất tạo nguồn thu để cải thiện và nâng cao đời sống cho bộ đội theo đúng pháp luật và quy định của BQP.

3.1.2. Tổ chức biên chế

- Lực lượng

Quân số biên chế theo Quyết định số 1775/BTTM về quy hoạch tổ chức lực lượng của Cục Hậu cần, quân số của Cục Hậu cần được biên chế 630 đồng chí. Quân số hiện có ngày 31/12/2014 là 997 đồng chí.

Bảng 3.1: Quân số Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu năm 2014

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Sĩ quan QNCN HSQ-BS CNVQP Cộng

1 Quân số theo biên chế 145 283 17 185 630

2 Quân số hiện có 31/12/2014 169 604 46 178 997

(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2014)

- Tổ chức biên chế

+ Chỉ huy Cục Hậu cần gồm: Cục trưởng, Chính ủy và các Phó Cục trưởng, trong đó Cục trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Cục và là

chủ tài khoản của đơn vị, Chính ủy đồng thời là Bí thư Đảng ủy Cục Hậu cần chịu trách nhiệm về công tác Đảng, công tác chính trị ở Cục; Các phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng theo lĩnh vực được phân công.

+ Các cơ quan chức năng của Cục Hậu cần gồm: Phòng tham mưu, Phòng chính trị, Phòng Doanh trại, Phòng Xe máy - Kỹ thuật, Phòng Quân y,

Phòng Bảo đảm Phục vụ sở chỉ huy, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Ban hành chính, Ban tài chính.

+ Các đơn vị trực thuộc Cục gồm: Cơ quan đại diện phí nam C59B, nhà khách Bộ Quốc Phòng(T66), Nhà khách 299, Trường Mầm non 59, Đoàn xe, trạm sửa chữa, Căn cứ Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu. Cơ cấu tổ chức Cục được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu

3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính

Công tác tài chính của Cục Hậu cần thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 17/1/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà

Phòng Tham mưu - k Phòng chính trị Cục Hậu cần/BTTM Phòng Quân nhu Phòng Xe máy - KT Phòng Doanh Trại Phòng Bảo đảm Quân y Phòng Nhà kháchC59B Nhà khách BQP Nhà khách 299 Ban Tài chính Ban Hành chính Trường mần non 59 Đoàn xe Trạm sửa chữa Căn cứ HC/ BTTM

nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)