Tổ chức biên chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tổ chức biên chế

- Lực lượng

Quân số biên chế theo Quyết định số 1775/BTTM về quy hoạch tổ chức lực lượng của Cục Hậu cần, quân số của Cục Hậu cần được biên chế 630 đồng chí. Quân số hiện có ngày 31/12/2014 là 997 đồng chí.

Bảng 3.1: Quân số Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu năm 2014

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Sĩ quan QNCN HSQ-BS CNVQP Cộng

1 Quân số theo biên chế 145 283 17 185 630

2 Quân số hiện có 31/12/2014 169 604 46 178 997

(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2014)

- Tổ chức biên chế

+ Chỉ huy Cục Hậu cần gồm: Cục trưởng, Chính ủy và các Phó Cục trưởng, trong đó Cục trưởng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Cục và là

chủ tài khoản của đơn vị, Chính ủy đồng thời là Bí thư Đảng ủy Cục Hậu cần chịu trách nhiệm về công tác Đảng, công tác chính trị ở Cục; Các phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng theo lĩnh vực được phân công.

+ Các cơ quan chức năng của Cục Hậu cần gồm: Phòng tham mưu, Phòng chính trị, Phòng Doanh trại, Phòng Xe máy - Kỹ thuật, Phòng Quân y,

Phòng Bảo đảm Phục vụ sở chỉ huy, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Ban hành chính, Ban tài chính.

+ Các đơn vị trực thuộc Cục gồm: Cơ quan đại diện phí nam C59B, nhà khách Bộ Quốc Phòng(T66), Nhà khách 299, Trường Mầm non 59, Đoàn xe, trạm sửa chữa, Căn cứ Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu. Cơ cấu tổ chức Cục được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu

3.1.3. Cơ chế quản lý tài chính

Công tác tài chính của Cục Hậu cần thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 (sửa đổi); Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 17/1/2004 của Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà

Phòng Tham mưu - k Phòng chính trị Cục Hậu cần/BTTM Phòng Quân nhu Phòng Xe máy - KT Phòng Doanh Trại Phòng Bảo đảm Quân y Phòng Nhà kháchC59B Nhà khách BQP Nhà khách 299 Ban Tài chính Ban Hành chính Trường mần non 59 Đoàn xe Trạm sửa chữa Căn cứ HC/ BTTM

nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng; Hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán NSNN và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Chỉ thị số 66/2004/CT-BQP ngày 13/5/2004 của Bộ trưởng BQP về thời gian lập, chấp hành, quyết toán NSNN; Điều lệ Công tác tài chính QĐNDVN và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Cục Tài chính - BQP; Quy chế 499/QUTW ngày 23/11/2011 của Quân ủy Trung ương, lãnh đạo công tác tài chính của các cấp ủy Đảng trong quân đội; Các chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng BQP, Tổng Tham mưu trưởng; Hướng dẫn của Phòng tài chính BTTM.

Cơ chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần được thực hiện theo nguyên tắc: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, Chỉ huy đơn vị điều hành, cơ quan Tài chính làm tham mưu và tổ chức thực hiện trên cơ sở các Nghị quyết, Quy chế lãnh đạo, Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần, của Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Quốc Phòng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo kinh phí và quản lý nguồn thu

- Các đơn vị dự toán cấp 4 căn cứ vào dự toán được duyệt, được cấp phát và quyết toán kinh phí với Ban Tài chính Cục theo quy định của BQP và Nhà nước.

- Các phòng ban trực thuộc Cục căn cứ vào nhiệm vụ và chỉ tiêu ngân sách, khi thực hiện chi ngân sách được ứng kinh phí và thanh toán trực tiếp với ban Tài chính Cục. Duy trì thường xuyên nguyên tắc thanh toán xong đợt nhận lĩnh trước mới tổ chức cấp phát nhận lĩnh đợt sau.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm:

Chi kinh phí quốc phòng (nếu có) được cấp phát, thanh quyết toán với Ban tài chính Cục theo đúng nguyên tắc và chế độ.

Thu BHXH, BHYT, Công đoàn… theo chế độ, được thực hiện thông qua Ban Tài chính Cục hàng tháng, quý trong năm.

Quyết toán các khoản thu theo quy định của BQP, BTTM được thông quan ban Tài chính Cục.

- Mọi nguồn thu đều được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán của cơ quan tài chính các cấp và tài chính Cục, được quản lý đúng chính sách, chế độ.

3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu giai đoan 2012 - 2014

3.2.1. Thc tr ng t chc b máy qu n lý tài chính và phân c p qu n lý tài chính

3.2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Tài chính của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu là tài chính đơn vị dự toán cấp 3 - tài chính cấp chiến thuật có quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán cấp 2 là Bộ Tổng Tham mưu - tài chính cấp chiến dịch. Trong hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở Cục Hậu cần, bộ máy quản lý tài chính bao gồm: Ban Tài chính Cục Hậu cần và tài chính các đơn vị trực thuộc (đơn vị cấp 4).

+ Ban Tài chính Cục Hậu cần:

Ban Tài chính Cục Hậu cần là cơ quan nghiệp vụ làm tham mưu và giúp việc cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục về công tác tài chính, có nhiệm vụ chủ yếu là: Tổ chức lập DTNS, chấp hành ngân sách, công tác kế toán và quyết toán NS; Lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất, làm kinh tế; tổ chức quản lý vốn và tài sản, quản lý giá và thực hiện một số nghiệp vụ về kho bạc, ngân hàng có liên quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với hoạt đông tài chính của các ngành, các đơn vị trực thuộc.

Tổ chức biên chế của Ban Tài chính Cục gồm 07 đ/c trong đó: 04 sĩ quan (Trưởng ban phụ trách chung, 1 đ/c Phó trưởng ban tài chính giúp việc cho Trưởng ban tổng hợp báo cáo hoạt động có thu, phân bổ và tổng hợp ngân sách, XDCB, 02 trợ lý quản lý kinh phí nghiệp vụ và theo dõi hướng các đơn vị); QNCN:03 đ/c (01 đ/c trợ lý kế toán; 01 đ/c trợ lý kế toán tiền lương và 01 thủ quỹ)

Nhiệm vụ của tài chính các đơn vị trực thuộc là các Ban tài chính, bộ phận tài chính là quản lý tài chính tại các đơn vị.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính ở Cục Hậu cần được thể hiện qua sơđồ 3.2.

Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo

Quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính Cục Hậu cần

3.2.1.2. Phân cấp quản lý tài chính

- Ban Tài chính Cục Hậu cần quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Cục Hậu cần theo chức năng, nhiệm vụ, theo luật NSNN. Điều lệ công tác tài chính QĐNDVN; Quy chế quản lý tài chính của Cục Hậu cần ban hành theo Quyết định số 14/QĐ-LĐ ngày 14/1/2008 của Cục trưởng. Trực tiếp quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí chi hỗ trợ giải quyết việc làm, các khoản kinh phí thuộc NSNN giao, kinh phí vốn đầu tư XDCB, BHXH và một số khoản kinh phí nghiệp vụ trực tiếp quản lý tài chính và tổ chức hạch toán hoạt động sản xuất kết hợp, tăng gia sản xuất, sự nghiệp công lập của Cục.

- Các ngành nghiệp vụ của Cục Hậu cần quản lý, sử dụng kinh phí nghiệp vụ ngành, kinh phí thuộc ngân sách bảo đảm theo chuyên môn nghiệp

TC Trường mầm non 59 Bộ Tổng Tham Mưu Chỉ huy Cục Hậu cần -BTTM Chỉ huy ngành cơ quan, đơn vị trực thuộc Phòng Tài chính BTTM Ban Tài chính Cục Hậu cần Ban TC C59B BTC Nhà khách T66A TC Nhà khách 299 TC căn cứ HCần BTTM

vụ của từng ngành. Bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu như Phòng Doanh Trại, Phòng Quân y, Phòng Quân nhu, Phòng Xăng dầu, Phòng Xăng dầu riêng Phòng Bảo đảm phục vụ Sở chỉ huy nhiệm vụ chính là đảm bảo sửa chữa, thay thế trong toàn sở chỉ huy Bộ Quốc phòng.

3.2.2. Quản lý chu trình ngân sách

3.2.2.1. Lập dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách của Cục Hậu cần được thực hiện theo ba bước: Bước 1: Hướng dẫn lập DTNS và thông báo số kiểm tra

Bước 2: Lập và thảo luận DTNS

Bước 3: Quyết định phân bổ, giao DTNS

Qua thực tiễn lập DTNS năm của Cục Hậu cần BTTM cho thấy: Do nắm và hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác lập DTNS đối với công tác tài chính nói chung, quản lý tài chính nói riêng của Cục nên trong những năm qua ban Tài chính Cục đã coi trọng công tác lập DTNS, việc lập DTNS của Cục đã đi vào nề nếp, bảo đảm được thời gian, đúng mẫu biểu quy định và đáp ứng được yêu cầu của công tác lập DTNS đã đề ra. Chất lượng DTNS được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả lập dự toán chi ngân sách giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: trđ Năm Nội dung 2012 2013 2014 Đ.vị lập Trên p.bổ % (2/1) Đ.vị lập Trên p.bổ % (2/1) Đ.vị lập Trên p.bổ % (2/1) 1.NS sử dụng 162.910 167.140 98,37 243.336 236847 97,33 206.951 203.816 98,50 -Lương, phụ trợ cấp, tiền ăn 71.495 78.500 109,8 93.934 94.769 100,89 98.304 97.510 99,19 - Kinh phí nghiệp vụ 91.415 93.640 102,43 149.402 142.078 95,10 108.647 106.306 97,85 2.NS đảm bảo 7.000 6.250 89,29 12.000 12.000 100,00 18.500 18.500 100,00 3.NS đầu tư XDCB 9.793 9.793 100,00 10.600 10.600 100,00 200.000 200.000 100,00 4.NS BHXH 1.968 1.863 94,66 1.437 1.641 114,19 1.145 1.256 109,7 5.NSNN giao 1.069 1.092 102,15 912 907 99,45 11.581 11.570 99,91 6.Kinh phí khác 16.545 13.086 79,08 16.516 13.540 81,98 14.870 12.929 86,95

7.Kinh Phí hiện vật 18.564 15.100 81,34 44.651 43.112 96,55 95.271 93.895 98,56

Cộng 218.554 212.879 97,54 329.452 318.647 96,72 548.318 541.966 98,84

(Nguồn: Cục Hậu cần, dự toán ngân sách năm 2012, 2013, 2014)

Qua bảng 3.2: Có thể đánh giá được chất lượng công tác lập DTNS của Cục Hậu cần trên một số nét cơ bản sau:

- Chất lượng công tác lập DTNS ngày một nâng cao, Ban Tài chính đã bám sát khả năng bảo đảm của cơ quan Tài chính cấp trên nên tỷ lệ giữa số lập DTNS và số chỉ tiêu trên phân bổ trong các năm từ 2012 - 2014 ngày càng sát thực, có biến động nhưng không lớn. Nhìn chung DTNS đơn vị lập thường có xu hướng cao hơn chỉ tiêu trên thông báo.

- Kinh phí lương, phụ cấp, trơ cấp, tiền ăn phụ thuộc vào quân số và chế độ tiêu chuẩn. Các nhân tố này luôn biến động, song Cục Hậu cần đã lập DTNS khá sát so với chỉ tiêu NS được trên phân bổ đầu năm. Riêng năm 2012 do quyết định của Bộ trưởng điều động 03 đơn vị thuộc công ty 207 về Cục Hậu cần và thành lập Phòng Bảo đảm Sở chỉ huy nên có sự biến động lớn về quân số. Cục Hậu cần bị động đối với sự điều động này nên DTNS đầu năm đã không tính toán được, tỷ lệ NS trên phân bổ vượt DTNS là 9,8%. Như vậy Cục Hậu cần lập DTNS về lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn là khá tốt, chất lượng cao.

- Kinh phí nghiệp vụ là loại kinh phí khi lập DTNS luôn gặp nhiều khó khăn do có nhiều nội dung, nhiều loại tiêu chuẩn, định mức, nhiều yếu tố luôn tác động và phụ thuộc nhiều vào khả năng bảo đảm của cấp trên. Khi lập DTNS Cục Hậu cần thường căn cứ vào số ước thực hiện năm báo cáo và sự biến động trong năm kế hoạch để lập. Vì vậy số DTNS lập có khi vượt chỉ tiêu NS được trên phân bổ đầu năm có khi lại giảm đi cụ thể năm 2012 lập

DTNS ít hơn số được phân bổ đầu năm, 2013 và 2014 đều lập vượt số NS trên phân bổ.

- Kinh phí đảm bảo năm 2012 do là năm đầu tiền có loại kinh phí này nên đơn vị chưa có kinh nghiệm trong lập DTNS. Tỷ lệ được phân bổ ngân sách chỉ đạt 89,29% nhưng những năm sau chất lương lập dự toán NSĐB đã nâng lên rõ rệt (đạt 100%)

- Kinh phí NS đầu tư XDCB và NSNN giao đơn vị lập dự toán tốt đã dự đoán được khả năng bảo đảm của cấp trên với nhu cầu đầu tư xây dựng của đơn vị trong điều kiện khó khăn trong bảo đảm vốn đầu tư XDCB của nhà nước, quân đội trong những năm qua.

- Kinh phí BHXH, kinh phí khác, kinh phí hiện vật Cục Hậu cần lập DTNS chưa sát thực nên tỷ lệ NS được phân bổ/DTNS lập còn có sự giao động khá lớn.

Chất lượng DTNS được lập trong giai đoạn 2012 - 2014 của các ngành, các đơn vị tuy có được nâng lên song vẫn vẫn có những mặt hạn chế nhất định. Một số đơn vị, ngành, người làm công tác tài chính còn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của lập DTNS nên DTNS được lập ra chưa đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu của đơn vị, chưa sát với khả năng tài chính của trên. Mặt khác việc đôn đốc, giám sát các khâu lập DTNS của các đơn vị, cơ quan chưa được kịp thời, chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DTNS của đơn vị. Các yếu tố, căn cứ tính toán tại thời điểm xây dựng các chỉ tiêu DTNS về cơ bản chưa đầy đủ, tính pháp lý chưa cao, bị động đối với các nhiệm vụ đột xuất, không có trong dự báo kế hoạch đầu năm như chế độ, tiêu chuẩn thay đổi… như yếu tố quân số: Đối chiếu số liệu quân số trong DTNS

và số liệu quân số thực hiện trong báo cáo DTNS các năm cho thấy có sự chênh lệch (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: So sánh quân số thực hiện quân số dự toán ngân sách giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: Người Năm Nội dung 2012 2013 2014 Dự toán Thực hiện % (2/1) Dự toán Thực hiện % (5/4) Dự toán Thực hiện % (8/7) A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sĩ quan 155 173 111,6 173 168 97,1 168 169 100,6 QNCN 483 555 114,9 575 586 101,9 607 604 99,5 HSQ-BS 37 51 137,8 51 46 90,2 50 46 92 CNVQP LĐHĐ 185 173 93,5 188 60 196 104,3 185 178 96,2 26 84 140,0 Cộng 860 978 113,7 1047 1080 103,1 1.010 997 98,7

(Nguồn: Cục Hậu cần, Báo cáo QTNS và tổng kết công tác tài chính năm 2012, 2013, 2014)

Qua bảng 3.3 cho thấy

+ Quân số thực hiện các năm đều có sự chênh lệch so với quân số lập DTNS. + Sự biến động tăng, giảm quân số chủ yếu do sự biến động của QNCN, HSQ-BS, và số lao động Hợp đồng. Năm biến động cao nhất là năm 2012. Năm thực hiện theo quyết định điều đông của Bộ trưởng 03 đơn vị thuộc Công ty TNHH một thành viên 207 về Cục Hậu cần.

Sự chênh lệch về quân số giữa thực tế với dự toán đã hạn chế chất lượng công tác kế hoạch ngân sách. Vì quân số không dự kiến chính xác sẽ kéo theo các khoản chi tiêu khác như lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn khó xác định chính xác. Một số nội dung chi tiêu của kinh phí nghiệp vụ cũng sẽ thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau giữa các chỉ tiêu trong khi xét duyệt quyết toán.

3.2.2.2. Chấp hành ngân sách

Sau khi được BTTM giao dự toán chi NS năm cho Cục Hậu cần, Ban Tài chính tính toán, cân đối khả năng bảo đảm tài chính, lên phương án phân bổ NS báo cáo Đảng ủy và Cục trưởng; chuẩn bị mọi yếu tố và tổ chức hội nghị công khai ngân sách và giao chỉ tiêu cho các ngành, các đơn vị theo quy định. Số liệu phân bổ NS năm được tổng hợp báo cáo BTTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở cục hậu cần, bộ tổng tham mưu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)