5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học rút ra cho Cục Hậu cần Bộ Tổng Tham mưu trong quản
tài chính
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội, công tác tổ chức, quản lý tài chính ở một số đơn vị tương đồng, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý tài chính của Cục Hậu cần - Bộ tổng Tham mưu như sau:
Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác
quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy đơn vị.
Hai là, để quản lý tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội được tốt thì
phải coi trọng cải cách cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện thực tế của đơn vị; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý tài chính để khai thác có hiệu quả nguồn thu từ làm kinh tế kết hợp, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và phát triển quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Ba là, chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế - chính trị
phục vụ cho việc hoạch địch chính sách chi tiêu cho các nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng một cách toàn diện và vững chắc. Trên cơ sở đó ban hành những tiêu chuẩn định mức và các chế độ cho các khoản chi được hợp lý và khoa học
Bốn là, các đơn vị cấp trên đều thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý
tài chính cho các đơn vị cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị.
Năm là, các đơn vị, các ngành nghiệp vụ đều thực hiện các biện pháp
quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.
Sáu là, làm tốt công tác công khai minh bạch trong quản lý tài chính ở
các đơn vị sẽ góp phần giảm thiểu tham nhũng, lãng phí và chi sai mục đích. Nhưng cũng cần nghiên cứu để quy định công khai những nội dung gì, công khai như thế nào để cán bộ, nhân viên được tiếp cận thông tin một cách dễ ràng và hiểu được nội dung các chỉ số công khai mang tính minh bạch.
Bảy là, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh
phí tại mỗi đơn vị được cấp có hệ thống. Sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức tiêu chuẩn, đúng chế độ và thủ tục chi tiêu theo quy định hiện hành.
Tám là, học tập được kinh nghiệm của đơn vị khác là rất quý báu, tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị đặc thù và điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị trong mỗi giai đoạn là khác nhau nên viê ̣c vâ ̣n du ̣ng kinh nghiê ̣m của các đơn vị khác phải sáng ta ̣o, hợp lý, linh hoa ̣t, tránh dập khuôn, máy móc.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu như thế nào ?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu?
- Các giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu trong thời gian tới?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Mục đích của thu thập thông tin, số liệu là nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu.
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp của đơn vị từ năm 2012 đến năm
2014. Cụ thể, tác giả luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin thông qua các tài liệu tham khảo như: kế hoạch, báo cáo về đơn vị, các giáo trình chuyên ngành, chế độ, luật, nghị định, thông tư, điều lệ, hướng dẫn về quản lý tài chính trong quân đội, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách, mạng internet, bài viết liên quan đến đề tài ... để hệ thống hoá được những vấn đề nghiên cứu cơ bản của đề tài luận văn, xác định được những khái niệm cơ bản, những vấn đề lý luận quan trọng của đề tài làm cơ cở cho việc điều tra thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Đề tài đã sử dụng các số liệu thu - chi tài chính từ hai nguồn đó là nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí thu từ các hoạt động sản xuất kết hợp qua các năm từ 2012 đến 2014 của Cục Hậu Cần - BTTM để xử lý bằng phân tích thống kê đơn giản của Excel và hệ thống số liệu này thành các chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu tuyệt đối và lập thành các bảng
biểu. Qua đó, đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác thu, chi và quản lý tài chính.
2.2.3. Phương phá p phân tích thông tin
Các phương pháp phân tích dữ liệu đã sử dụng giúp cho việc trình bày thực trạng cũng như đưa ra các kết luận và giải pháp về thực trạng quản lý tài chính của Cục Hậu Cần - BTTM
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Việc so sánh được tiến hành so sánh giữa các số thu và chi từ các nguồn kinh phí, so sánh giữa các năm. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, phân tích thực trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng nãm và giữa các nãm của Cục Hậu Cần - BTTM.
2.2.3.2. Phương phá p thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Các kỹ thuật phân tích:
- Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Từ những số liệu và thông tin thu thập được, dùng phương pháp phân tích số liệu để đưa ra các biểu đồ về tỷ trọng, tăng trưởng hay những bảng số liệu phục vụ cho đề tài.
2.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính
Chất lượng công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội là một khái niệm trừu tượng dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là xây dựng quân đội - bảo vệ tổ quốc, để đánh giá cần xây dựng các tiêu chí đánh giá với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các tiêu chí đánh giá cụ thể khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số tiêu chí sau:
Một là: Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính ở đơn vị. Tính hợp lý của hệ thống tổ chức quản lý tài chính biểu hiện ở các nhân tố cấu thành gồm:
- Cơ cấu tổ chức: Thể hiện sự đầy đủ, hợp lý của tổ chức biên chế và các chức danh quản lý tài chính.
- Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Thể hiện ở sự xác lập đầy đủ cụ thể và tính phù hợp của các chủ thể tham gia quản lý tài chính.
- Biên chế nhân lực, trang bị kỹ thuật quản lý: Thể hiện ở sự đầy đủ, phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên; tính đồng bộ, hiện đại của trang bị quản lý phục vụ chuyên môn.
Hai là: Tính đúng đắn, hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính.
Tiêu chí này có thể được đo lường bằng các đại lượng sau:
- Các mệnh lệnh, quyết định của người chỉ huy; chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; các kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan tài chính đơn vị… được thực thi như thế nào?
- Việc duy trì và thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính và qui chế quản lý tài chính có thường xuyên đúng, đủ, kịp thời, chặt chẽ không.
Ba là: Mức độ thỏa mãn yêu cầu về quản lý tài chính thông qua việc đánh giá các nội dung quản lý tài chính.
Tiêu chí này có một số đại lượng được lượng hóa hoặc mang tính định tính dễ nhận biết gồm:
- Trong quản lý chu trình ngân sách:
Các chỉ tiêu DTNS phải sát đúng nhu cầu thực tế, thể hiện ở sự so sánh giữa số thực hiện với số dự toán cả số tuyệt đối và số tương đối.
Phân bổ chỉ tiêu, giao DTNS cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới; cấp phát, thanh quyết toán kinh phí bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng DTNS đã được giao, đúng điều kiện chi ngân sách.
Quyết toán tài chính (kinh phí) bảo đảm chặt chẽ, chính xác, trung thực, rõ ràng, kịp thời, tổng hợp QTNS đúng mục lục ngân sách và mẫu biểu quy định. Có thể so sánh với số DTNS, số cấp phát, thanh toán.
- Trong quản lý các khoản tiền lương, phụ cấp, trợ cấp tiền ăn; các khoản chi chính sách xã hội; bảo đảm cấp phát, chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng được hưởng, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; đúng thủ tục, quy định về lập DTNS, cấp phát, QTNS theo Luật NSNN, Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Trong quản lý kinh phí nghiệp vụ, vốn đầu tư và xây dựng: Thực hiện đúng quy trình, thủ tục, chế độ quy định đối với từng nội dung, mục chi…
- Trong quản lý các hoạt động có thu: Quản lý chặt chẽ mọi khoản thu, chi; tính đúng, tính đủ chi phí, thu nhập và phân phối kết quả đúng chế độ quy định; phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các khoản thu, chi vào sổ kế toán.
- Trong kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: Tình hình và kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo kế hoạch và đột xuất có phản ánh chính xác, khách quan không.
Bốn là: Tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính. Hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính được hiểu là phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ so với quy mô ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giao. Tiêu chí hiệu quả mang nhiều yếu tố định tính, khó lượng hóa. Tuy nhiên có thể xem xét đánh giá một số khía cạnh sau:
- Tính kinh tế: So sánh chi phí thực tế của các yếu tố đầu vào (số quyết toán) so với định mức chi tiêu (số dự toán); các báo cáo thanh kiểm tra, kiểm toán tài chính hàng năm của đơn vị, cơ quan cấp trên để thấy mức độ tiết kiệm hay lãng phí.
- Tính hiệu lực: Xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Cần thấy rõ rằng sự lan toản của chính sách, chế độ tiền lương, tiền công, phụ cấp… trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung là rất to lớn. Vì vậy quản lý chặt chẽ tài chính sẽ góp phần quan trọng vào tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý ngân sách.
Như vậy, việc đánh giá chất lượng quản lý tài chính là hết sức phức tạp, đồi hỏi phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện trong đó yêu cầu thực hiện nhiệm vụ là mục tiêu quan trọng nhất, là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý tài chính quân đôi.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá công tác quản lý tài chính ở ĐVDT quân đội cần xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu với cách lượng hóa nó một cách tối đa. Ở các khía cạnh khác nhau có các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Song khái quát lại có thể đưa ra một số chỉ tiêu sau:
- Đánh giá việc lập - thực hiện - quyết toán ngân sách thông qua các chỉ tiêu: + Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ tiêu trên thông báo:
Tỷ lệ (%) DTNS đơn vị lập so với chỉ
tiêu trên thông báo =
Số DTNS đơn vị lập
x 100 Số chỉ tiêu thông báo
Ý nghĩa chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng lập DTNS của đơn vị. Nếu kết quả so sánh lớn hơn hay nhỏ hơn khá lớn, chứng tỏ đều không sát giới hạn trần NS hoặc không sát với khả năng và nhu cấu chi của đơn vị.
+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS được lập: Tỷ lệ (%) số thực hiện so với DTNS đơn vị lập = Số thực hiện x 100 Số DTNS đơn vị lập
Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu ở trên có ý nghĩa đánh giá cuối cùng chất lượng DTNS đơn vị lập. Nó cung cấp những thông tin cần thiết để có thể điều chỉnh chỉ tiêu năm sau phù hợp hơn.
+ Tỷ lệ (%) số thực hiện so với chỉ tiêu trên thông báo: Tỷ lệ (%) số thực
hiện so với chỉ tiêu trên thông báo
Số thực hiện
x 100 Chỉ tiêu trên thông báo
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, cho phép đánh giá xác đảng 2 vấn đề: Một là, kết quả lớn hơn 100% (thiếu NS) hoặc nhỏ hơn 100% (thừa NS). Như vậy phải xem xét 2 yếu tố: số thực hiện nếu đúng thực tế, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức thì phải tính toán số chỉ tiêu trên phân bổ. Ngược lại, phải tăng cường làm tốt công tác thẩm định trước quyết toán.
Hai là, NS là có hạn; việc bổ sung NS về nguyên tắc là rất ít (trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất quan trọng được nhà nước và Bộ quốc phòng quyết định). Vì vậy, qua chỉ tiêu này, Cục Tài chính - BQP với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu giúp Quân ủy trung ương và thủ trưởng BQP về công tác tài chính quân đội sẽ đánh giá NS tiết kiệm được ở phạm vị toàn quân trong mỗi năm, theo công thức sau:
Số kinh phí tiết
kiệm n
= ∑ Số chỉ tiêu NS thông báo - Số thực hiện 1
Trong đó:
n: Tổng số các đơn vị trong toàn quân
+ Tỷ lệ (%) phân bổ dự toán NS cho các ngành
- Việc duy trì thực hiện chu trình NS có kịp thời hay không, thực hiện các chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức, nguyên tắc, kỷ luật tài chính có
thường xuyên đúng, đủ hay không. Biểu hiện ở mức độ các vụ việc vi phạm, tính chất vi phạm và hậu quả của nó; tác động cụ thể của việc thực hiện các chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát chi, dân chủ kinh tế tài chính. Được lương hóa bằng các chỉ số:
+ Số lần thực hiện đúng chu trình về mặt thời gian
+ Tỷ lệ các sai sót trong các văn bản lập, thực hiện, quyết toán ngân sách. - Các hoạt động có thu: So sánh số tương đối và tuyệt đối tình hình thực hiện kế hoạch theo các quy định trong các hoạt động có thu.