Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 54)

1.3. Các rủi ro ro trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ

1.3.2. Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

chứng từ

1.3.2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu a. Rủi ro quốc gia

Rủi ro dễ xảy ra khi doanh nghiệp xuất khẩu giao dịch với người nhập khẩu tại các quốc gia đang phát triển, những quốc gia bị cấm vận một phần hoặc toàn phần, hay những quốc gia có tình hình chính trị bất ổn. Những bất ổn về chính trị có thể dẫn đến việc người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành ngừng hoạt động vì chiến tranh, đảo chính, đình công, rối loạn. Trường hợp ngân hàng phát hành thuộc các quốc gia bị cấm vận thì việc chuyển tiền có thể bị ngăn cấm nếu doanh nghiệp không tìm hiểu trước.

b. Rủi ro thanh toán

Sau khi đã giao hàng hóa sang nước nhập khẩu, rủi ro có thể gặp phải mà người xuất khẩu lo lắng nhất là rủi ro trong vấn đề thanh toán. Mặc dù đã sử dụng phương thức thanh toán L/C để đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu nhưng họ vẫn có thể gặp phải những rủi ro không mong muốn như sau:

Nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Theo lý thuyết, người xuất khẩu đã được cam kết thanh toán bởi ngân hàng phát hành ở bên nước người nhập khẩu nên khó xảy ra tình trạng người nhập khẩu “bùng” tiền hàng. Do đó, tình huống thường xảy ra nhất khiến cho người xuất khẩu mất quyền được thanh toán là bộ chứng từ xảy ra sai biệt. Rủi ro này xảy ra có thể do lỗi chủ quan từ phía người xuất khẩu nhưng cũng có trường hợp người xuất khẩu gặp khó khăn trong việc lập một hoặc một số chứng từ bị người nhập khẩu khống chế. Cụ thể, trong L/C có thể có yêu cầu bộ chứng từ xuất trình phải bao gồm một hoặc một số chứng từ do người nhập khẩu cấp hoặc cần chữ ký, đóng dâu, sự xác nhận của người mua. Vì vậy, khi người nhập khẩu không có thiện chí hoặc không thể cung cấp các chứng từ thì người xuất khẩu không thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C và đòi được tiền hàng từ ngân hàng phát hành, từ đó tranh chấp phát sinh.

Cũng có những trường hợp người xuất khẩu thiếu kinh nghiệm trên thị trường quốc tế nên đã tạo cơ hội cho người nhập khẩu cài cắm những điều khoản bất lợi trong L/C, khiến cho bộ chứng từ bị sai sót khi xuất trình tại ngân hàng phát hành. Lúc nào, người nhập khẩu đã có quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ hoặc chấp nhận sai biệt nên đã có vị thế lớn hơn để đàm phán ép giá người xuất khẩu. Người xuất khẩu lúc này sẽ chỉ còn cách chấp nhận giảm giá để người nhập khẩu nhận hàng hoặc phải tìm người mua khác hoặc thuê tàu đưa hàng chở về nước, tuy nhiên những cách này đều mất nhiều chi phí và gặp phải rủi ro hàng hóa hỏng hóc theo thời gian, đặc biệt là hàng hóa nông sản, thủy sản.

Nhà nhập khẩu cũng có thể cố tình trì hoãn thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi chứng từ để ép giá người xuất khẩu nhằm thu lợi cho mình.

Phía người nhập khẩu mất khả năng thanh toán. Nhà nhập khẩu có thể bị suy yếu về tài chính và mất khả năng thanh toán tạm thời. Họ có thể xin gia hạn trả nợ nhưng nếu trường hợp nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng vỡ nợ, tuyên bố phá sản thì rất ít có khả năng nhà xuất khẩu có thể thu hồi được khoản nợ này. Tuy vậy, rủi ro này đã được hạn chế bằng việc ngân hàng phát hành yêu cầu người nhập khẩu thế chấp tài sản cố định hoặc ký quỹ trước khi mở L/C. Nhưng nếu người mất khả năng thanh toán là Ngân hàng phát hành thì cho dù bộ chứng từ có phù hợp thì người xuất khẩu cũng vẫn không đòi được tiền. Ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh khoản do nhiều nguyên nhân như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản hoặc khủng hoảng kinh tế.

Ngoài rủi ro ngân hàng phá sản còn có rủi ro chứng từ bị từ chối khi ngân hàng phát hành thông đồng với người nhập khẩu để cố tình bắt những lỗi rất nhỏ nhằm giúp nguời nhập khẩu từ chối hay trì hoãn thanh toán và thu phí sai biệt. Mặt khác các ngân hàng, như giữa ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả và ngân hàng phát hành, không đồng nhất quan điểm với nhau trong việc kiểm tra chứng từ cũng gây ra rủi ro bộ chứng từ bị từ chối và người xuất khẩu phải hoàn trả lại tiền cho ngân hàng đã thực hiện thanh toán, chiết khấu cho mình.

c. Rủi ro nghiệp vụ

Một khi đã lựa chọn sử dụng phương thức thanh toán L/C cho giao dịch xuất khẩu hàng hóa của mình, một trong những điều người xuất khẩu lo lắng nhất là bộ chứng từ có sai sót hay không. Không may, theo thống kê có đến 70% bộ chứng từ có sai biệt từ lần đầu xuất trình. Xét thấy, sự sai sót này hầu hết là do những rủi ro trong quá tình tác nghiệp để lập bộ chứng từ của chính doanh nghiệp xuất khẩu.

Rủi ro dễ gặp nhất là rủi ro nhân viên hoặc bộ phận chịu trách nhiệm lập chứng từ xuất khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu sự hiểu biết sâu sắc về UCP. Kể cả bản UCP600 đã được làm rõ hơn so với các phiên bản trước thì vẫn có nhiều điều khoản phức tạp, bao gồm nhiều trường hợp xảy ra mà nếu không tìm hiểu kĩ, người lập bộ chứng từ dễ bị sai sót. Chẳng hạn, trong UCP600 các điều khoản về vận đơn đường biển thường dài, mỗi điều khoản lớn lại bao gồm nhiều trường hợp nhỏ để làm rõ ý nghĩa cho điều khoản lớn. Ví dụ tại điều khoản 20 UCP600: Vận đơn đường biển, điều a đã viết:

“Một vận đơn cho dù có tên gọi như thế nào, phải thể hiện rõ: chỉ rõ tên người chuyên chở và đã được ký bởi:

• người chuyên chở hoặc đại lý đích danh của người chuyên chở, hoặc • thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của thuyền trưởng

Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải đích thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý.

Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải chi rõ là đã thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở, hoặc đã thay mặt cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng.”

Mục đích chính của điều khoản này là yêu cầu vận đơn đường biển khi được lập ra phải chỉ ra được người chuyên chở là ai là thứ nhất và thứ hai là bất kể ai ký cũng phải chỉ rõ chức năng của người ký. Tuy nhiên nếu không đọc kỹ điều khoản này, người lập vận đơn có thể lấy sai chữ ký hoặc không chỉ ra người chuyên chở là ai, do đó bị tính là sai sót. Bộ chứng từ sai biệt do thiếu hiểu biết về UCP thường xảy

ra ở các doanh nghiệp mới, thiếu kinh nghiệm do họ chỉ đối mặt với những thương vụ mới, có tính thời vụ không thường xuyên.

Rủi ro thứ hai là bộ phận nghiệp vụ thiếu cẩn thận dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi in ấn. Những lỗi này tuy nhỏ nhưng khi xuất trình ở ngân hàng phát hành có thể sẽ không được bỏ qua và tính là sai biệt. Ngoài ra, sai sót về nội dung bộ chứng từ cũng có thể do doanh nghiệp không đọc kỹ L/C, đặc biệt là các trường như trường 46A: Chứng từ được yêu cầu và trường 47A: Các điều kiện khác là hai trường chứa nhiều thông tin yêu cầu về bộ chứng từ và các yêu cầu khác của người mở.

Rủi ro thứ ba là người nhập khẩu không có thiện chí nên đã chủ ý cài cắm một hoặc một số điều khoản bất khả thi để bắt lỗi bộ chứng từ làm cơ sở trì hoãn thanh toán và có cơ hội ép giá. Hoặc người nhập khẩu chỉ cần đưa vào L/C những yêu cầu dài, nhiều nội dung, yêu cầu xuất trình nhiều loại chứng từ với nhiều điều kiện đi kèm, ngôn ngữ khó hiểu gây dễ hiểu sai. Tất cả các trường hợp này đều có thể gây ra rủi ro người xuất khấu không lập được bộ chứng từ phù hợp khi không đọc kỹ hoặc đọc hiểu sai L/C.

Rủi ro thứ tư là về thời gian xuất trình bộ chứng từ. Có thể do thời gian vận chuyển lâu hơn dự kiến, hoặc việc lập bộ chứng từ tốn quá nhiều thời gian, mà bộ chứng từ đến sau thời gian xuất trình yêu cầu trong L/C, khiến cho bộ chứng từ bị tính lỗi xuất trình muộn. Hoặc bộ chứng từ đến gần sát thời hạn xuất trình nên không có đủ thời gian cho người xuất khẩu sửa chữa, bổ sung nếu phát sinh lỗi.

1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu a. Rủi ro hàng hóa

Như những gì đã đề cập đến ở các nội dung trên, chúng ta đã biết rằng bộ chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng quyết định việc được thanh toán của người thụ hưởng và nhận hàng hóa của người yêu cầu mở L/C. Trên cơ sở đó, đặc điểm chính của giao dịch L/C là L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ, việc thanh toán cũng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và hoàn toàn độc lập với hàng hóa. Điều này có nghĩa là các cán bộ ngân hàng chỉ quan tâm đến tính phù hợp của bộ chứng từ so với các điều khoản

L/C và tuân thủ UCP và không có trách nhiệm hay nghĩa vụ quan tâm đến thực chất hàng hóa như thế nào. Nếu bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng phát hành sẽ ngay lập tức thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện từ trước khi người nhập khẩu có cơ hội kiểm tra hàng hóa của mình. Điều này gây ra rủi ro cho người nhập khẩu là hàng hóa không đạt chất lượng trong khi việc thanh toán vẫn diễn ra do cam kết của ngân hàng phát hành.

Mặc dù thực tế là người nhập khẩu có thể yêu cầu xuất trình các loại chứng từ như giấy kiểm định chất lượng, số lượng, giấy kiểm định thành phần, chứng nhận hun trùng, khử trùng,... để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu sơ hở trong khâu mở L/C. Một hình huống thực tế đã từng xảy ra với một doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam như sau:

Công ty A của Việt Nam ký kết hợp đồng mua sắt từ một công ty nước ngoài. Theo thỏa thuận, công ty A nhập khẩu loại sắt gỉ ở một mức % chấp nhận được và sẽ kê khai trong hóa đơn và các chứng từ tên sản phẩm là Sắt gỉ nhằm mục đích giảm thuế. Tuy vậy, người xuất khẩu đã lợi dụng một sơ hở của công ty A đó là mô tả hàng hóa không nói rõ mức độ gỉ của sắt mà chỉ mô tả chung chung là sắt gỉ. Công ty này đã giao loại sắt gỉ lớn hơn 90% và vẫn lập được bộ chứng từ phù hợp để đòi tiền người nhập khẩu. Trong tình huống này người nhập khẩu không thể bắt lỗi gì được người xuất khẩu do sơ suất thuộc về phía mình và đành nhận về lô hàng “sắt vụn” không thể sử dụng để sản xuất.

b. Rủi ro sửa đổi L/C

Tại điều khoản 10 (c) UCP600 đã quy định: “.Nếu người thụ hưởng không thông báo việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi tín dụng, mà xuất trình lại phù hợp với tín dụng và với bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận thì sẽ được coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi của người thụ hưởng. Tín dụng được xem là đã được sửa đổi từ thời điểm xuất trình phù hợp.”

Điều khoản này hàm ý rằng người thụ hưởng sau khi nhận được thông báo tu chỉnh L/C thì có thể thông báo cho ngân hàng phát hành biết về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi L/C. Tuy vậy, người thụ hưởng cũng được phép chấp nhận sửa đổi mà

không thông báo trước bằng cách xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C, hoặc từ chối sửa đổi mà không thông báo trước bằng cách xuất trình chứng từ phù hợp với L/C trước khi sửa đổi. Điều khoản này gây ra một bất lợi rất lớn cho người mở L/C. Việc người thụ hưởng có quyền thông báo hoặc không thông báo ý kiến chấp thuận của mình về sửa đổi L/C có thể gây ra một số tình huống rủi ro cho người mở như sau:

Mặc dù người hưởng và người mở L/C thường có thỏa thuận trước về việc sửa đổi L/C nhưng không có gì đảm bảo rằng người thụ hưởng chắc chắn sẽ chấp thuận và thực hiện theo sửa đổi đó. Ví dụ, hai bên có thỏa thuận sửa đổi về thời gian giao hàng. Nếu người thụ hưởng không thông báo gì về việc đồng ý sửa đổi trong khi người mở vẫn chuẩn bị phương tiện để nhận hàng, kho bãi chứa hàng hóa cho phù hợp với thời gian giao hàng mới, thì đến cuối cùng người bán có thể thay đổi ý định và vẫn giao hàng theo thời gian cũ. Nhưng người bán vẫn xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với L/C gốc và nhận được thanh toán. Còn người nhập khẩu có thể phải chịu tổn thất về chi phí cho việc nhận hàng không đúng như dự kiến hoặc chưa sẵn sàng để thanh toán.

Đối với các sửa đổi liên quan đến tăng, giảm số lượng hàng hóa, số tiền thanh toán, phẩm chất hàng hóa,... thì cũng gây nhiều khó khăn cho người mở L/C. Chẳng hạn người mở đã ký quỹ tại ngân hàng phát hành để mở L/C một số tiền tương ứng với trị giá L/C. Nếu như có sửa đổi giảm tiền thì người mở L/C sẽ không được ngân hàng phát hành giải phóng phần dư ký quỹ nếu như người thụ hưởng không thông báo chính thức về việc chấp nhận sửa đổi của mình (GS. NVT, 2016, Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương').

Nhiều ý kiến đã được nêu ra đề xuất việc nên đưa ra một thời hạn để người thụ hưởng thông báo về việc chấp nhận hoặc từ chối sửa đổi của mình, quá thời hạn đó mà người thụ hưởng không đưa ra thông báo gì thì mặc nhiên rằng người thụ hưởng đã đồng ý với sửa đổi. Đây có vẻ như là một giải pháp rất công bằng đối với người thụ hưởng và người yêu cầu mở L/C, nhưng một điều khoản như vậy sẽ không có hiệu lực do điều khoản 10 (f) UCP600 đã quy định: “Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực nếu người thụ hưởng không từ chối sửa đổi

trong một thời gian nhất định, thì điều khoản này sẽ không được xem xét đến.” Hàm ý của điều khoản này là nếu như có tồn tại một điều khoản quy định thời hạn mà người thụ hưởng cần phải thông báo ý kiến của mình về sửa đổi trước thời hạn đó, nếu không sửa đổi tự khắc có hiệu lực, thì điều khoản này sẽ bị bác bỏ.

Tóm lại, điều khoản 10 của UCPP600 quy định về sửa đổi L/C dường như đang tạo cho người thụ hưởng quá nhiều quyền hạn. Điều này đồng nghĩa với việc người yêu cầu mở L/C cần hết sức thận trọng khi lập nội dung L/C cũng như khi quyết định tu chỉnh L/C, đặc biệt là những tu chỉnh liên quan đến các yếu tố đặc biệt quan trọng như số lượng, số tiền, điều kiện giao hàng,...

c. Rủi ro gian lận và giả mạo chứng từ

Gian lận và giả mạo chứng từ là một trong những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro và tranh chấp trong thanh toán quốc tế khi các bên sử dụng các phương thức thanh toán như L/C xuất phát từ đặc điểm của phương thức thanh toán này. Tuy vậy, vấn đề gian lận, lừa đảo và giả mạo chứng từ lại chưa được đưa thành các điều khoản quy định trong UCP600. Cũng có thể hiểu quan điểm của ICC là các quy tắc được ban hành chỉ nhằm điều chỉnh các chứng từ được thiết lập trên cơ sở các giao dịch

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w