Xu hướng sử dụng l/c trong hoạt động thương mại quốc tế tại việt nam

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54)

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO

3.1. Xu hướng sử dụng l/c trong hoạt động thương mại quốc tế tại việt nam

MẠI

QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Mặc dù thanh toán bằng L/C là phương thức an toàn đối với cả người nhập khẩu và người xuất khẩu nhưng hiện tại tỷ trọng sử dụng phương thức này giảm khi so sánh với các số liệu từ các năm trước như đã phân tích ở phần thực trạng sử dụng L/C của các doanh nghiệp Việt Nam. Và dựa trên xu hướng hội nhập quốc tế của đất nước, chúng ta cũng có thể dự đoán rằng việc sử dụng L/C trong hoạt động thương mại quốc tế có xu hướng giảm dần. Thực tế cho thấy phương thức này có những hạn chế khiến cả người nhập khẩu và người xuất khẩu đều cảm thấy không thuận tiện. Đối với người nhập khẩu, để được ngân hàng phát hành chấp nhận mở L/C thì trong nhiều trường hợp, họ phải ký quỹ đến mức 100% trị giá bộ chứng từ, điều này dẫn tới ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra họ cũng phải mua hàng với giá cao hơn và thời gian thực hiện giao dịch lâu hơn so với khi mua hàng theo phương thức nhờ thu hay chuyển tiền. Vì thế nên người bán chấp nhận bán hàng theo phương thức nhờ thu hay chuyển tiền có lợi thế hơn khi chào hàng. Còn đối với người xuất khẩu, họ cũng phải mất nhiều công sức và chi phí hơn để lập một bộ chứng từ theo yêu cầu trong L/C. Ngoài những chứng từ mà người bán tự phát hành và ký như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, chất lượng,... thì họ cũng có thể được yêu cầu cung cấp những chứng từ được cấp từ bên thứ ba như CO, giấy chứng nhận hun trùng hàng hóa, kiểm định chất lượng,.. Điều này dẫn tới việc phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian để có đầy đủ chứng từ, khiến cho giá hàng hóa cao hơn và giảm tính cạnh tranh.

Xét đến tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhà xuất khẩu Việt Nam dần chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền để tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn bạn hàng quốc tế, ngoài ra cũng để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ các đối tác khó tính đến từ Châu Âu, Châu Mỹ. Không chỉ vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng chuyển sang dùng phương thức chuyển tiền với các đối tác là bạn hàng lâu năm và có uy tín, điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang dần

Tuy thế, phương thức thanh toán L/C có lẽ vẫn không thể nào bị đẩy đến mức bị “ghẻ lạnh” bởi các doanh nghiệp vì L/C vẫn là một công cụ thanh toán ưu việt đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ cần có một sự đảm bảo an toàn. Hơn thế, cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu mới của khách hàng, các loại L/C mới được các ngân hàng thương mại đưa ra như một sản phẩm tài trợ thương mại khiến cho thanh toán L/C vẫn an toàn cho doanh nghiệp mà lại tăng cơ hội được hợp tác với những đối tác lớn với giá cả cạnh tranh. Một ví dụ điển hình là sản phẩm UPAS L/C đang được triển khai tại VietinBank được các khách hàng doanh nghiệp sử dụng rất thường xuyên nhờ những lợi ích vượt trội. Thư tín dụng trả chậm có giá trị thanh toán trả UPAS L/C (Usance payable at sight Letter of credit) là loại L/C có thời hạn trả chậm như Usance L/C nhưng người thụ hưởng được nhận tiền thanh toán ngay mà không phải chờ đáo hạn hối phiếu trả chậm như L/C trả chậm thông thường. Trong khi đó, người nhập khẩu không phải thanh toán ngay cho VietinBank mà được trả chậm theo L/C thu xếp được với ngân hàng đại lý dùng nguồn vốn quốc tế thanh toán cho đối tác bên bán.

Sức hấp dẫn lớn nhất của UPAS L/C đối với khách hàng phải kể đến là mức phí dịch vụ cạnh tranh trên cơ sở mức lãi suất hợp lý của ngân hàng đại lý dành cho VietinBank. Ngoài ra, nhờ UPAS L/C ngân hàng thương mại có thể giúp khách hàng đàm phán điều kiện thanh toán tốt với bên bán và giúp khách hàng kéo dài thời gian trả chậm lên tới 360 ngày. Về hồ sơ, thủ tục với ngân hàng, khách hàng vẫn được thực hiện như L/C thông thường. Hiện tại rất nhiều ngân hàng khác như TPbank, Techcombank, LienvietpostBank đã đưa UPAS L/C vào danh mục sản phẩm tài trợ thương mại của mình.

3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3.2.1. Doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ nhất, giải pháp cần đề cập đến đầu tiên là đào tạo. Có thể nói hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên có thể giải quyết gốc rễ phần lớn các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Chúng ta đã biết rằng thanh toán quốc tế bằng L/C là một lĩnh vực phức tạp, vừa bao gồm nhiều nghiệp vụ chuyên môn lại vừa liên quan

đến nhiều nguồn luật và tập quán quốc tế như Incoterms, UCP và ISBP. Do đó các chuyên viên tham gia quy trình nghiệp vụ xuất khẩu cần phải có kiến thức nền tảng thực sự vững chắc và có sự am hiểu sâu sắc về tập quán quốc tế. Thông thường, nhân viên xuất nhập khẩu thường đã có kiến thức nền chung về thương mại quốc tế, về L/C hay về tập quán quốc tế. Dau vậy, khi đi vào thực hiện nghiệp vụ tại doanh nghiệp, các trường hợp thực tế thường bất biến, xảy ra không phải lúc nào cũng như lý thuyết nên tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó nhân viên cần được đào tạo chuyên sâu và kỹ lưỡng. Chỉ riêng việc củng cố hiểu biết cho chuyên viên, doanh nghiệp đã có thể giảm thiểu các rủi ro như:

- Rủi ro bộ chứng từ bị sai biệt dẫn đến hàng hóa không được ngân hàng phát hành

thanh toán

- Rủi ro L/C chứa đựng những điều khoản bất lợi. Do doanh nghiệp có am hiểu sâu

sắc về tập quán quốc tế nên tránh được việc bị đối tác “dắt mũi” trong quá

trình đám

phán.

- Rủi ro tranh chấp

Thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng ỷ lại vào các ngân hàng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp trông chờ ngân hàng sẽ thực hiện hộ mình việc tìm hiểu luật pháp, tập quán quốc tế liên quan đến thanh toán bằng L/C. Phần lớn các doanh nghiệp có một nhận định chung là các ngân hàng thương mại hơn ai hết phải rất am hiểu các văn bản pháp lý, tập quán quốc tế, thành thạo nghiệp vụ nên hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng. Do vậy, trong nhiều trường hợp, khi nhận được thông báo L/C, các doanh nghiệp xuất khẩu thường bỏ qua bước kiểm tra kỹ nội dung thư tín dụng nhưng đã vội vã giao hàng. Thực chất ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của L/C chứ không có nghĩa vụ kiểm tra nội dung thay cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng không thể khẳng định rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam đã trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Do vậy việc phổ cập các kiến thức cơ

- Các tập quán quốc tế về thanh toán quốc tế bằng L/C như: ICC UCP 600, 2007;

ICC ISBP 745, 2013; URR 725, 2008, ICC...

- Luật pháp của Việt Nam liên quan tới thanh toán với nước ngoài. - Pháp lệnh Ngoại hối nước CHXHCN Việt Nam 2005.

- Các luật lệ, tập quán trong thương mại quốc tế có liên quan tới hoạt động thanh

toán quốc tế. Đặc biệt cũng luôn phải cập nhật phiên bản mới nhất của các tập quán.

Chẳng hạn như Incoterms 2020 mới được phát hành cần được các doanh

nghiệp cập

nhật ngay lập tức vì các điều kiện giao hàng mới này có thể được sử dụng sớm

trong các hợp đồng sắp tới.

- Các kiến thức chung về quy trình xuất khẩu

- Luật pháp Việt Nam cũng như luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về

phương thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.

Thứ hai, bên cạnh hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ L/C tại doanh nghiệp cũng hết sức cần thiết. Một quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao sẽ giảm thiểu được các lỗi như đọc hiểu L/C không cẩn thận, sai sót trong quá trình lập bộ chứng từ, lỗi chính tả, lỗi đánh máy,...

Bài báo “Giải pháp hạn chế sai sót bộ chứng từ thanh toán theo L/C đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam” phát hành trên Tạp chí Thương mại số 9 năm 2008

đã nêu ra một số bước cần thiết khi thực hiện quy trình nghiệp vụ xuất khẩu tại doanh nghiệp nhằm hạn chế các rủi ro:

yêu cầu của L/C hay bộ phận kế toán để có được hóa đơn thương mại với đầy đủ nội dung hàng hóa, số tiền như L/C yêu cầu....

Bước 2: Các điều khoản của L/C cần được thương lượng theo hướng có lợi nhất Trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp chỉ chấp nhận các điều khoản phù hợp với khả năng của mình đồng thời cũng cần chủ động đưa ra các chiến thuật đàm phán để có được một L/C linh hoạt, khả thi và rõ ràng về số loại chứng từ, số lượng, bản gốc, bản sao, người phát hành,. Kết thúc đàm phán, nhà xuất khẩu cần lưu lại các điều khoản đã được đồng thuận từ hai bên để làm căn cứ đối chiếu với L/C mà người nhập khẩu mở.

Bước 3: Kiểm tra thật kỹ L/C khi nhận được thông báo L/C

Do ngân hàng thông báo L/C chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của L/C, và nếu có cũng chỉ kiểm tra xem có điều khoản nào không phù hợp, rồi thông báo L/C cho người thụ hưởng. Vì thế ngay khi nhận được L/C nhà xuất khẩu phải kiểm tra nội dung của L/C, đối chiếu với các điều khoản đã thỏa thuận từ hai bên trong quá trình đàm phán. Nếu phát hiện ra có điều khoản mập mờ, không rõ ràng hay không thể thực hiện thì cần yêu cầu tu chỉnh L/C ngay.

Bước 4: Lập kế hoạch phù hợp

Người xuất khẩu phải lên kế hoạch cho việc sản xuất hay thu gom hàng hóa cũng như cho việc lập bộ chứng từ và giao hàng.

Bước 5: Chuẩn bị và tổ chức lập chứng từ

Nhà xuất khẩu nên lập ra một Checklist những chứng từ cần lập để đối chiếu trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên thực hiện được trang bị đầy đủ kiến thức và chuyên môn về thanh toán quốc tế, UCP600 và ISBP. Đây cũng là lúc các bộ phận phòng ban cần phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin để lập các chứng từ cho phù hợp với yêu cầu.

Việc tự sửa chữa các sai sót trước khi xuất trình bao giờ cũng dễ dàng và ít tốn kém hơn việc sửa chữa sau khi xuất trình. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cũng cung cấp dịch vụ kiểm tra bộ chứng từ trước khi gửi đi nếu doanh nghiệp không tự tin rằng bộ chứng từ của mình hoàn hảo. Với chuyên môn của mình, các cán bộ ngân hàng có thể phát hiện ra các sai sót trong bộ chứng từ và thông báo lại với doanh nghiệp để sửa sai nếu họ càm thấy cần thiết trước khi gửi bộ chứng từ sang ngân hàng nước ngoài để đòi tiền.

Bước 7: Luôn ghi nhớ thời điểm hết hạn xuất trình

Xuất trình muộn sẽ là một lỗi khá nặng nếu nhà xuất khẩu mắc phải trong việc xuất trình chứng từ. Nhà nhập khẩu cần tính toán cả thời gian dự phòng trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót và phải thực hiện tu chỉnh mới được chấp nhận thanh toán.

Bước 8: Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát

Sau khi bộ chứng từ được xuất trình thì nhà xuất khẩu phải liên hệ chặt chẽ với người nhập khẩu và ngân hàng phục vụ mình để có được thông tin chính xác và kịp thời về tình trạng bộ chứng từ.

Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm kiếm thông tin về đối tác nhập khẩu hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng. Liên tiếp các vụ việc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị đối tác nước ngoài lừa đảo, chiếm đoạt hàng hóa, không thể thu hồi tiền hàng hóa vì quá tin tưởng vào đối tác được đề cập đến trong các năm gần đây, đặc biệt là hàng nông thủy sản xuất khẩu. Dù cho có đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và một bộ chứng từ hoàn hảo thì doanh nghiệp xuất khẩu vẫn không tránh khỏi rủi ro bị lừa đảo nếu niềm tin đặt không đúng chỗ. Lý giải cho xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam bị lừa, Bộ Công thương và các hiệp hội cho rằng áp lực của việc phải mở rộng thị trường, gia tăng doanh số, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến và hợp tác với các đối tác tại các thị trường lạ một cách quá vội vàng khi chưa tìm hiểu thông tin đối tác cẩn thận. Một điểm yếu của các doanh nghiệp đang bị đối tác nước ngoài lợi dụng đó là ham giá cao.

VASEP khuyến cáo doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài, đối tác tìm được qua kênh trung gian. Trong quá trình thực hiện giao dịch, có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán xuất khẩu để có thêm sự bảo đảm cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về đơn vị phát hành thư tín dụng, ngân hàng tại các nước đối tác để tránh tình trạng phối hợp lừa đảo.

"Hợp đồng cần quy định chặt chẽ các điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại. Đối với khâu thanh toán, cần tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan để chọn những phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý" - VASEP lưu ý thêm.

Tuy vậy không phải lúc nào thông tin về đối tác cũng sẵn có để doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu. Sự thiếu thốn về thông tin khiến doanh nghiệp rất phân vân khi phải đưa ra quyết định có nên tin tưởng vào đối tác này hay không, nếu không, doanh nghiệp cũng có thể mất đi một đối tác tiềm năng. Để giảm thiểu tình trạng này, doanh nghiệp cần hạn chế tìm khách hàng trên mạng vì thông tin thường không rõ ràng và có thể làm giả. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, qua giới thiệu của các cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen thuộc. Bộ Công thương cũng lưu ý rằng: “Khi giao dịch, doanh nghiệp cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện... để các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ xác minh trước khi tiến hành giao dịch. Đồng thời, đề nghị khách hàng trả trước ít nhất 30% giá trị tiền hàng, hạn chế cho trả chậm”

Bên cạnh việc tìm kiếm thông tin về đối tác, tìm kiếm thông tin về Ngân hàng phát hành phục vụ người nhập khẩu cũng hết sức quan trọng. Nhiều doanh nghiệp có thể bỏ qua bước này vì cho rằng ngân hàng là uy tín và khoản thanh toán của mình có thể được đảm bảo. Trên thực tế, nhiều vụ lừa đảo có sự thông đồng của ngân hàng phát hành đã xảy ra, cho thấy rằng việc tìm hiểu trước khi chấp nhận một L/C là hết

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w