Doanh nghiệp NK

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro đối vớidoanhnghiệp

3.2.2. Doanh nghiệp NK

Đứng trên vị thế của người nhập khẩu, áp lực cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhỏ hơn so với người xuất khẩu vì người nhập khẩu không cần phải lập bộ chứng từ và trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ cũng thuộc về ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Tuy vậy nhưng việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng không là thừa với bất kỳ bên nào. Tương tự như doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng cần được đào tạo về các kiến thức bao gồm:

- Các tập quán quốc tế về thanh toán quốc tế bằng L/C như: ICC UCP 600, 2007;

ICC ISBP 745, 2013; URR 725, 2008, ICC...

- Luật pháp của Việt Nam liên quan tới thanh toán với nước ngoài. - Pháp lệnh Ngoại hối nước CHXHCN Việt Nam 2005.

- Các luật lệ, tập quán trong thương mại quốc tế có liên quan tới hoạt động thanh

toán quốc tế.

- Các kiến thức chung về quy trình xuất khẩu

- Luật pháp Việt Nam cũng như luật của các quốc gia khác và tập quán quốc tế về

phương thức thanh toán bằng L/C và cách giải quyết.

Trong khi đó, quá trình đàm phán và quá trình tạo lập L/C cũng đòi hỏi người nhập khẩu phải có những kiến thức vững chắc về lĩnh vực để đảm bảo những điều khoản thỏa thuận giữa hai bên là chặt chẽ, không có bất lợi nào về phía mình.

Và tương tự như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu cũng nên tuân thủ theo một số bước sau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ để tránh được những rủi ro:

Tương tự như với doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm kiếm thông tin đối tác trước khi tiến hành giao dịch. Với những đơn hàng của đối tác lần đầu tiên giao dịch, người nhập khẩu chỉ nên mua với khối lượng nhỏ. Nếu điều kiện cho phép, thậm chí doanh nghiệp nên sang trực tiếp để gặp đối tác, giám sát chất lượng hàng hóa. Ngoài ra để tăng độ uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, qua giới thiệu của các cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen thuộc.

Bước 2: Thương lượng các điều khoản L/C theo hướng có lợi nhất

Đây có thể coi là một bước rất quan trọng đối với nhà nhập khẩu vì có thể nói đây là bước “phòng thủ”. Do người nhập khẩu hoàn toàn bị động trước việc kiểm tra hàng hóa vì khi người này có thể nhận hàng thì người xuất khẩu cũng đã được ngân hàng phát hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Việc hàng hóa không đạt chất lượng lúc này trở thành vấn đề giữa người xuất và người nhập, còn việc thanh toán chỉ có thể dừng lại nhờ vào pháp luật. Vì thế nên ngay từ bước đàm phán đưa ra các điều khoản L/C, người nhập khẩu cần hiểu rõ hàng hóa và cả tập quán quốc tế để đưa ra những điều khoản chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của mình. Thông thường để đảm bảo chất lượng hàng hóa, người nhập khẩu cần yêu cầu những chứng từ được phát hành bởi bên thứ ba như Certificate of Origin phát hành bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu, Certificate of Quantity/Quality phát hành bởi một cơ quan giám định, Giấy chứng nhận hun trùng, Giấy kiểm định động, thực vật bởi Bộ ban ngành liên quan,....Nói chung người nhập khẩu cần yêu cầu hàng hóa được giám định trước bởi những tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại. Mặc dù việc yêu cầu nhiều giấy tờ khiến việc chuẩn bị và giao hàng của người xuất khẩu bị kéo dài nhưng người nhập khẩu có thể yên tâm hơn rằng hàng hóa phải đạt đủ yêu cầu như thỏa thuận thì người xuất khẩu mới có thể thu thập đủ các loại chứng từ. Bên cạnh đó người nhập khẩu cũng nên đàm phán để tránh phải đặt cọc trước một khoản tiền hàng hoặc giảm mức đặt cọc hết mức có thể để tránh rủi ro hàng hóa không được giao và mất trắng khoản cọc trước.

Một phần của tài liệu Rủi ro đối với doanh nghiệp trong thanh toán bằng LC theo UCP 600 thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w