CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro đối vớidoanhnghiệp
3.2.3. Kiến nghị với các ngân hàng
3.2.3.1. Đối với các Ngân hàng Thương mại
Thứ nhất, các Ngân hàng Thương mại nên mở rộng hoạt động tư vấn nghiệp vụ cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng không chỉ thực hiện các nghiệp vụ cơ bản như thông báo L/C, gửi bộ chứng từ hay chiết khấu mà còn cần phải lưu ý doanh nghiệp ngay từ khi lựa chọn đối tác và thị trường, cần báo với khách hàng khi người nhập khẩu hay thị trường thuộc danh sách cảnh báo phòng chống rửa tiền hay cấm vận. Ngoài ra ngân hàng lưu ý doanh nghiệp kiểm tra kỹ L/C và cảnh báo các điều khoản bất lợi hoặc mâu thuẫn để người xuất khẩu đề nghị tu chỉnh L/C với người nhập khẩu. Ngân hàng thông báo với những thông tin và mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài của mình nên tư vấn người xuất khẩu lựa chọn ngân hàng có uy tín làm ngân hàng xác nhận nếu như nhận thấy người yêu cầu mở L/C và ngân hàng phát hành chưa đủ độ tin cậy hoặc thị trường xuất khẩu có tình hình chính trị, kinh tế không ổn định.
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu, ngân hàng thương mại cần cận thận trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ mà người xuất khẩu gửi đến, không được bỏ sót lỗi. Mặc dù ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt giấy tờ và không có trách nhiệm với tính chân thực của chứng từ bởi theo điều 34 UCP600: “Ngân hàng không có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hình thức, sự hoàn bị, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc đối với các điều kiện chung hoặc điều kiện riêng quy định ở trong một chứng từ hoặc ghi thêm vào chứng từ đó; hoặc không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm đối với mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng, chất lượng, điều kiện, bao gói, giao hàng, giá trị hoặc sự hiện hữu của hàng hoá, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà bất cứ chứng từ nào thể hiện,...” Nhưng trong trường hợp nghi ngờ chứng từ gian lận hoặc giả mạo thì ngân hàng cần liên hệ ngay với người nhập khẩu để tìm cách xử lý thích hợp, nếu cần thiết có thể nhờ đến sự can thiệp của tòa án. Ngoài ra ngân hàng cũng cần kiểm tra tình trạng của hàng hóa thông qua số vận đơn và thông tin của hãng tàu để tránh trường hợp hàng hóa ảo.
Thứ hai, để hoạt động tư vấn hiệu quả và chính xác, ngân hàng thương mại cần phát triển công tác thu thập, phân tích thông tin, dự báo và phòng ngừa rủi ro. Trong hoạt động thanh toán xuất khẩu, các ngân hàng cần chú trọng phát triển kênh thu thập thông tin thị trường. Các thông tin này cần được cập nhật liên tục và bao gồm cả tình hình trong nước và quốc tế. Trên cơ sở nắm được được những thông tin về tình hình của ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình quốc gia, ngân hàng thương mại không những có thể tư vấn cho khách hàng để tránh được nhiều rủi ro mà còn có quyết định đúng trong việc tài trợ thương mại cho khách hàng.
3.2.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thương mại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, thu thập, cung cấp các thông tin đầy đủ và đa dạng hơn cũng như dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xảy ra. Trung tâm cũng cần cập nhật thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong nước và quốc tế để lưu ý tất cả các Ngân hàng thương mại.